Tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật
Hệ miễn dịch tốt tức là sức đề kháng của cơ thể tốt, sẽ làm cho cơ thể chúng ta ngày càng khỏe mạnh hơn, chống chọi được với các bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng và ung thư.
Để có được hệ miễn dịch tốt, trước tiên là phải có một chế độ ăn uống đủ chất, nhất là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Thức ăn phải đầy đủ các thành phần protid, glucid, lipid, các chất vi lượng, vitamin… Ngoài ra, cần có lối sống lành mạnh ở người lớn và sắp xếp khoa học giữa học tập và vui chơi ở trẻ em sẽ là liều thuốc bổ vô cùng quan trọng nhằm xây dựng hệ thống miễn dịch. Tập thể dục, cuộc sống tích cực, cải thiện môi trường sống hòa mình với thiên nhiên… cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Duy trì lối sống lành mạnh
Để duy trì lối sống lành mạnh, cần tránh xa và loại bỏ thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hay thức đêm và ngủ ban ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Mọi người cũng nên từ bỏ những thói quen khác gây hại bản thân và những người xung quanh như hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia, nghiện game, nghiện bài bạc…
Hoạt động thể chất giúp tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
Hoạt động thể chất giúp tăng cường thể lực
Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống. Hoạt động thể chất kích thích các chất khác nhau trong não có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng sức bền của bạn.
Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân. Khi hoạt động thể chất, đốt cháy nhiều calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy. Bạn cũng có thể thấy bản thân và ngoại hình ổn hơn khi bạn tập thể dục thường xuyên, có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn.
Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô và giúp hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả hơn. Và khi tình trạng tim và phổi được cải thiện, bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết công việc hàng ngày.
Video đang HOT
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm: hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, trầm cảm, rối loạn lo âu, viêm khớp… Tập thể dục cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. Chỉ không nên tập thể dục quá gần với giờ lên giường, nếu không bạn sẽ có quá nhiều năng lượng và trằn trọc khó ngủ. Tập thể dục và hoạt động thể chất thật thú vị vì là cơ hội để thư giãn, tận hưởng hoặc đơn giản là tham gia các hoạt động khiến bạn hạnh phúc. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với gia đình hoặc bạn bè trong một môi trường xã hội vui vẻ. Khi thể trạng và tâm trạng được cải thiện và luôn trong trạng thái tốt, sẽ đẩy lùi mọi bệnh tật.
Lê Minh
Theo Mayoclinic/SK&ĐS
Zona thần kinh trên miệng: căn bệnh thường gặp khi trời hanh khô khiến không ít nàng cảm thấy ái ngại
Khi bề mặt da trên môi hoặc vùng xung quanh xuất hiện các mảng phát ban màu đỏ, gây ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti... thì đó có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Zona thần kinh ở môi.
Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, điển hình là trong tiết trời hanh khô, nắng rát, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh liên quan tới da. Trong đó, có một căn bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt mà còn khiến hội con gái chẳng thể đánh son khi ra ngoài, đó là bệnh Zona thần kinh ở môi.
Zona thần kinh ở môi là căn bệnh như thế nào?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Hầu hết, ai cũng sẽ mắc phải bệnh thủy đậu một lần trong cuộc đời nhưng sau khi hết bệnh thì loại virus này vẫn còn trong cơ thể dù không hoạt động. Theo thời gian, nó có thể phát triển thành bệnh Zona, gây nhiễm trùng, ngứa ran, nóng rát...
Bệnh Zona ở môi cũng giống như bệnh Zona thần kinh, đều là do virus gây bệnh thủy đậu tấn công vào vùng môi, từ đó làm xuất hiện những nốt mụn nước xấu xí xung quanh viền môi. Bệnh dù không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và dẫn đến nhiều sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh ở môi
- Do tâm lý, gặp căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Do khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột hoặc để vùng da môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng rát.
- Do chức năng hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng nhận biết bệnh Zona thần kinh ở môi
Bệnh Zona thần kinh ở môi là một trong những bùng phát của virus xung quanh miệng hoặc trên môi, gây đau rát. Bệnh rất dễ tái phát và lan rộng ra xung quanh nếu không được chữa trị kịp thời. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơ thể đột nhiên ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt, nhức đầu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh Zona ở môi, biểu hiện thường giống với bệnh cảm thông thường nên nhiều người chủ quan bỏ qua.
- Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh khu vực miệng: Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 2 - 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng về sau. Người bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau quanh miệng và môi.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: Sau cảm giác tê ngứa, quanh miệng và viền môi sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi, chúng có thể mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này theo thời gian sẽ sưng to lên và chứa cả dịch nước bên trong. Sau khoảng 3 - 4 ngày, chúng khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi ngứa hay dùng vật châm chích thì có thể làm cho mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác hoặc lây sang người khác, gây viêm nhiễm nặng.
Bệnh Zona ở môi có gây nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh Zona ở môi sẽ tự khỏi sau thời gian khởi phát khoảng 7 - 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem đặc trị để đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn vẫn cần chú ý để tránh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như để lại sẹo trên môi, làm ảnh hưởng đến gương mặt.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng bệnh Zona ở môi, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Zona ở môi
Để phòng tránh bệnh thì ngoài tiêm phòng vắc-xin, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
- Tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân hoặc ôm hôn người bị bệnh.
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hay mầm bệnh.
- Khi đang bị bệnh Zona ở môi, không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận sinh dục.
- Duy trì chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Theo Trí thức trẻ
5 điều mẹ cần biết để tăng cường sức đề kháng cho bé Những ngày giao mùa khi thời tiết hanh khô và khói bụi, bé sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm bệnh khiến mẹ không khỏi lo lắng. Tuy rằng việc trẻ ốm vặt, cảm cúm là không thể tránh khỏi trong quá trình khôn lớn, nhưng một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bé khỏe mạnh từ bên trong, chống lại những...