Tăng cường giám sát các loại bệnh truyền nhiễm
Ngày 19-7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tuần vừa qua (từ ngày 11 đến 18-7), toàn tỉnh ghi nhận 206 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị.
Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân dưới 15 tuổi chiếm đến 70,8%.
So với tuần trước đó, số ca mắc sốt xuất huyết tăng ở các huyện Định Quán, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,8 ngàn ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca tử vong do sốt xuất huyết là 1 ca, giảm 4 ca so với cùng kỳ.
Phun thuốc diệt muỗi ở khu dân cư để diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: H.Dung
Về các loại dịch bệnh khác, từ đầu năm đến nay, tỉnh ghi nhận 11 ca mắc bệnh sởi, tăng 11 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Số ổ dịch bệnh dại trên chó là 21 ổ, tăng 17 ổ so với cùng kỳ năm ngoái. 6/11 địa phương ghi nhận có ổ dịch bệnh dại là Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Định Quán, Trảng Bom.
Video đang HOT
Có 8 ca bệnh ho gà được ghi nhận tại Biên Hòa, Định Quán, Trảng Bom; 6 ca bệnh viêm não Nhật Bản tại Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.
Trong tuần vừa qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng là 148 ca, giảm nhẹ so với tuần trước. Cộng dồn tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2024 đến nay là hơn 3,1 ngàn ca, giảm 301 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các địa phương theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có kế hoạch đáp ứng kịp thời, tăng cường truyền thông cho người dân nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của các loại bệnh để đến bệnh viện khám và điều trị sớm, hạn chế ca tử vong. Bên cạnh đó, khẩn trương giám sát, xử lý các ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.
Đối với bệnh ho gà, để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván trong thời gian mang thai.
Đồng thời, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu
Ngành Y tế Quảng Bình thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch. Bạch hầu được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao.
Cán bộ CDC Quảng Bình hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế cơ sở.
Người nhiễm bệnh sau 2-5 ngày thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng hạch, ho, xuất hiện giả mạc màu xám dày ở họng và amidan, khó thở, khó nuốt. Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như viêm cơ tim, liệt thần kinh, viêm phổi... Người mắc bệnh này có thể tử vong trong vòng từ 6-10 ngày nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thời gian qua, ghi nhận rải rác một số ca bệnh trên cả nước, trong đó có 1 ca tử vong tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, CDC Quảng Bình tiến hành chỉ đạo, đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh tại địa phương. Qua đó, các đơn vị sẽ chủ động, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh (nếu có).
Đặc biệt, đơn vị còn yêu cầu các địa phương rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vaccine bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Đồng thời, chủ động xây dựng, củng cố các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý các ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng chống, khống chế ổ dịch khi cần thiết. Cùng với đó, tham mưu chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch...
CDC Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.
Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp cho biết thêm, đơn vị còn thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh. Đơn vị tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.
Thông tin về đặc điểm của bệnh bạch hầu, tác nhân gây bệnh, đặc điểm dịch tễ học, nguồn truyền nhiễm, phương thức lây truyền, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán điều trị, hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, cách ly, xử lý môi trường, xử lý khi có ca bệnh/ổ dịch... được phổ biến tới đông đảo cán bộ y tế.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực giám sát phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, công tác tập huấn còn cung cấp những kiến thức liên quan đến tiêm vaccine phòng bệnh và tiêm vaccine chống dịch.
Theo bác sĩ Tiệp, hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.
Hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.
"Các địa phương cần tăng cường hoạt động truyền thông, vận động người dân đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, thực hiện vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, súc miệng mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn... để phòng, chống bệnh bạch hầu", Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết.
Gia tăng ca bệnh ho gà ở trẻ chưa được tiêm vắc-xin tại TPHCM Đầu năm 2024 đến nay, số ca bệnh ho gà tại TPHCM tăng so với năm trước, đa số là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh. Theo số liệu báo cáo của Viện Pasteur TPHCM về tình hình bệnh truyền nhiễm tại khu vực phía Nam trong 5 tháng đầu năm 2024, số ca ho...