Tăng cường đổi mới môn học giáo dục thể chất
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa
Kế hoạch xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tăng cường đổi mới môn học giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng cá thể hóa để nâng cao sức khỏe học sinh.
Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu: Có 80% số trường học bố trí ít nhất 1 khu vực dành cho giáo dục thể chất, hoạt động thể thao; 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao và có đủ giáo viên giáo dục thể chất; 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm…
Video đang HOT
Phấn đấu 100% trường học có đủ giáo viên thể dục
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu 100% trường học có đủ giáo viên thể dục, có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành quyết định phê duyệt chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 hôm 2/10 với nhiều chỉ tiêu được đề ra nhằm chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học. Theo chương trình này, ba vấn đề cần được các địa phương, nhà trường chú ý gồm y tế học đường, giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, bữa ăn học đường.
Một số mục tiêu được đặt ra là 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ học sinh; 75% cung cấp đủ nước uống và nước sạch sinh hoạt; 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng; 50% trường phổ thông bố trí bàn ghế đảm bảo cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp với những em khuyết tật.
Về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, chương trình đặt chỉ tiêu 80% trường học bố trí ít nhất một khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao; 100% trường định kỳ tổ chức thi đấu thể dục thể thao; 100% trường có đủ giáo viên thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phổ thông).
Thực tế hiện nay, nhiều trường học, đặc biệt các trường công lập ở thành phố lớn, thiếu không gian, dụng cụ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao của học sinh. Cùng với đó, nhiều trường thiếu giáo viên thể dục dẫn đến tình trạng giáo viên môn học khác phải dạy kiêm nhiệm.
Với bữa ăn học đường - một trong những vấn đề có nhiều lùm xùm hàng năm, chương trình mong muốn 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm; 60% có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Chương trình cũng hướng tới 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng; 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.
Giáo viên trường Tiểu học Bích Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang) chơi cùng học sinh trong giờ ra chơi ngày 19/1. Ảnh: Dương Tâm
Để thực hiện những mục tiêu trên, chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học. Chẳng hạn, các nhà trường cần mua sắm, sửa chữa bàn ghế phù hợp với nhóm chiều cao của học sinh; xây mới hoặc sửa chữa công trình cung cấp nước, nhà vệ sinh.
Chương trình cũng nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các địa phương, trường học cần bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm (kể cả trường hợp không thuộc biên chế) để triển khai công tác sức khoẻ học đường. Các thầy cô phụ trách phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực. Các trường tư thục được khuyến khích chủ động bố trí đủ bộ máy, nhân lực cho y tế trường học và bữa ăn học đường.
Tới đây, việc giáo dục thể chất, hoạt động thể thao cũng sẽ được đổi mới theo hướng cải tiến nội dung và hình thức tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ. Các môn bơi, bóng, thể thao dân tộc được khuyến khích, nhưng phải phù hợp với từng vùng, miền.
"Triển khai hiệu quả hoạt động thể thao trường học phù hợp với năng khiếu, sở thích, lứa tuổi học sinh với hình thức đa dạng; tăng cường tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn ngành và thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp", chương trình nêu.
Không chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành khác như Bộ Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông hay Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng Việt Nam và các tổ chức khác đều phải vào cuộc thực hiện chương trình, giúp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của học sinh.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục thể chất cho học sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với hơn 100 điểm cầu của các cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về...