Tăng cường đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch
Đối với người cao tuổi và người có bệnh mạn tính do sức đề kháng và miễn dịch kém nên cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra một sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh trong mùa dịch.
Cần giảm khẩu phần ăn so người trẻ tuổi ,
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật. Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
Khi ăn, người cao tuổi cần lưu ý: Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ thoải mái, cần ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Nên ăn các thức ăn thực vật như: Vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, ăn ít thịt thay vào đó là cá, tôm, cua.
Các món ăn ở dạng hấp, luộc, nấu thay thế các món ăn chiên rán nướng. Thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa của người cao tuổi. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối.
Ảnh minh hoạ.
Người cao tuổi nên ăn chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, nên bổ sung chất đạm nguồn động vật và nguồn thực vật với tỉ lệ cân đối, giảm tiêu thụ thịt các loại, tăng cường ăn cá, hải sản, đậu phụ và sản phẩm từ đậu đỗ.
Ngoài giảm cơm, người cao tuổi cần chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5 kg đầu người trong một tháng, mỡ/dầu dưới 600 g, đường dưới 500 g.
Cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa, cà muối.
Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây mất ngủ như: Cà phê, chè đặc. Hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn dưới 150g/người/tháng, vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Video đang HOT
Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu chất đạm. Ở đậu, lạc, vừng và cá có nhiều chất đạm, ngoài ra chúng lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Cho nên người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ.
Ảnh minh hoạ.
Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá, nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. ậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch; đậu phụ còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng đẩy các chất bổ béo thừa theo phân ra ngoài, giúp giảm cholesterol phòng bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Ảnh minh hoạ.
Nhu cầu chất xơ 25g/ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm Cholesterol và đường máu, nó tốt với người tiểu đường, tăng huyết áp. Người cao tuổi thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Cần ăn các loại rau xanh hoa quả giàu vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100g hoa quả.
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống từ 1.5-2 lít nước/ một ngày, cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen…
Ảnh minh hoạ.
Người cao tuổi nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ. Để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn.
Trong gian đoạn dịch bệnh, người cao tuổi nên vận động ở trong nhà, hoặc dùng các trang thiết bị thể dục thể thao tại nhà. i bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi tác của từng người, để người cao tuổi sống thọ, sống khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian, nhưng nếu biết vận dụng thời gian để tập thể dục phù hợp thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ cải thiện mà còn làm quá trình lão hóa chậm hơn.
Bên cạnh đó, mỗi gia đình tiếp tục phát huy truyền thống đạo đức dân tộc trong việc tôn trọng, chăm sóc người cao tuổi.
Giảm lo âu trong mùa dịch
Nếu phải ở nhà giãn cách vì dịch Covid-19, hãy tạo niềm vui bằng cách giữ cho tinh thần lạc quan, thích ứng với hoàn cảnh để có một sức khỏe tốt
Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho rằng dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều người lo lắng, ngay lúc này, chúng ta phải đồng hành với nhân viên y tế chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch.
Sống tích cực
Theo bác sĩ Tạ Vương Khoa, việc áp dụng chỉ thị hạn chế ra khỏi nhà để phòng dịch hiện nay ít nhiều ảnh hưởng tâm lý với người cao tuổi nhưng nếu con cháu trong gia đình luôn động viên, quan tâm thì các cụ sẽ thư giãn hơn, không cảm thấy cô đơn. Bên cạnh đó, với người cao tuổi mắc bệnh mãn tính có thể đăng ký khám chữa bệnh online để bác sĩ kịp thời nắm bắt tình trạng bệnh, đồng thời bệnh nhân cũng có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình.
Đối với người trưởng thành, đang trong độ tuổi lao động, ngoài làm việc online tại nhà thì có thể tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chơi với con hoặc tìm hiểu những thông tin kiến thức qua sách, báo để nâng cao sự hiểu biết.
Nếu cảm thấy căng thẳng thì có thể gọi điện, hay chat chia sẻ với bạn bè, người thân vừa để duy trì mối quan hệ vừa nhận được lời khuyên giúp tinh thần thoải mái hơn. Riêng với trẻ em, do nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài thì phụ huynh có thể hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi kích thích tư duy, thói quen đọc sách, hay cho trẻ tự dọn dẹp lại phòng ngủ, góc học tập của mình.
"Đây là thời gian bố mẹ có dịp gần gũi con nhiều hơn nên cũng là cơ hội để trẻ và gia đình có sự gắn kết thông qua các hoạt động cùng nhau như cho trẻ cùng nấu ăn, dọn dẹp với bố mẹ... Tinh thần là một trong những yếu tố của sự khỏe mạnh, vì ảnh hưởng lên hệ miễn dịch. Nên tạo cho bản thân suy nghĩ tích cực, tập thể dục, sinh hoạt lành mạnh... là cách giúp tăng sức đề kháng để có cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch" - bác sĩ Khoa tư vấn.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP HCM, hướng dẫn thêm: "Dù giãn cách xã hội không thể ra công viên, vẫn có thể vận động thể lực bằng các bài tập thể dục buổi sáng thông thường tại nhà (hay tập một số động tác yoga, chạy bộ, đi bộ tại chỗ tùy theo sức khỏe bản thân). Tăng cường vận động bằng cách nếu nhà ở tầng cao thay vì đi thang máy thì có thể đi thang bộ, dọn dẹp nhà cửa. Đối với nhà có trẻ nhỏ, việc chơi với trẻ cũng hao tốn rất nhiều năng lượng".
Phải ở nhà giãn cách vì dịch Covid-19, nên tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi kích thích tư duy hay đọc sách. Ảnh: HIẾU NGOÃN
Tăng sức đề kháng
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, để có một cơ thể khỏe mạnh thì cần có sức đề kháng tốt. Sức đề kháng là hệ thống phòng vệ của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, nấm và nhiều yếu tố khác từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Những nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng là nhóm chất đạm (thịt heo, thịt bò, cá, trứng, sữa...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu đậu nành, dầu mè, dầu ôliu, dầu hướng dương...), nhóm bột đường (cơm, mì, nuôi, bánh mì...), nhóm khoáng chất (các loại rau, củ, quả, trái cây...).
"Bất cứ lứa tuổi nào cũng nên ưu tiên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa, chọn các loại sữa phù hợp theo từng độ tuổi. Người trưởng thành cần ăn đủ 500 g rau và 200 g trái cây mỗi ngày. Chọn các loại rau có lá màu xanh, màu cam, đỏ; với trái cây thì nên chọn những loại trái cây có múi, táo, lê... Không ăn nhiều muối, đường, hạn chế hay không uống bia rượu. Với người cao tuổi có bệnh mãn tính phải duy trì chế độ ăn đã giữ ổn định đường huyết hay huyết áp" - bác sĩ Diệp thông tin.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP HCM, cho biết hiện nay thời tiết miền Nam đang nắng nóng, việc giãn cách ở nhà thường xuyên nếu sử dụng máy lạnh nhiều cũng sẽ khiến cơ thể dễ cảm lạnh. Vì máy lạnh là nơi ủ virus rất nhiều, do đó vào buổi sáng nên mở tất cả các cửa cho ánh nắng chiếu vào phòng.
Theo bác sĩ Ngọc Lan, ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục mỗi ngày là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Vì khi thể trạng tốt sẽ ít nhiễm bệnh, nếu có nhiễm bệnh thì cơ thể cũng mau khỏe.
"Tập thể dục cần kết hợp với tập thở. Phải hít thật sâu và thở tối đa để tăng cường cung cấp ôxy cho cơ thể. Nếu đủ ôxy thì việc trao đổi chất trong cơ thể sẽ không sinh ra các chất trung gian, các chất ôxy hóa có hại cho cơ thể" - bác sĩ Ngọc Lan khuyên.
Ngoài những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên... thì nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể cũng được coi là vũ khí hữu hiệu để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
"Củ khoai lang bằng thang thuốc bổ" nhưng chuyên gia khuyến cáo thời điểm không nên ăn kẻo gây bệnh cho cơ thể Khoai lang dù rất ngon bổ nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn vào buổi chiều, buổi tối và khi bụng rỗng. Thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang Bên cạnh trứng, rau xanh và trái cây thì khoai lang cũng được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh bậc nhất. Chúng thường xuyên xuất hiện trong...