Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
Nhiều năm nay, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Các bậc phụ huynh tham gia một tiết học tiếng Việt cùng con
Nhiều cách dạy tiếng Việt
Tại thôn Nậm Hẻm, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, nhiều năm nay, thôn đã xây dựng Câu lạc bộ “Cha mẹ cho con làm quen sớm với tiếng Việt và toán”. Cha mẹ sẽ chủ động xem sách và dạy cho các con.
Ngoài thời gian cô giáo dạy các học sinh ở trên lớp thì trẻ em dân tộc thiểu số ở xã Gia Phú còn được học tiếng Việt ngay tại gia đình.
Tham gia tiết học tiếng Việt cùng con giúp phụ huynh có thêm kỹ năng, phương pháp rèn con học ở nhà
Cha mẹ, ông bà cùng nói tiếng Việt, cùng ghép vần đọc sách báo cho trẻ. Nhờ đó, trẻ nói tiếng Việt lưu loát hơn, trẻ tự tin trong giao tiếp hơn.
Video đang HOT
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều phụ huynh là đồng bào dân tộc thiểu số cũng có nhiều cách học để cùng nói tiếng Việt cho con.
Chị Bùi Thị Quyên – xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai – chia sẻ, các con của chị học tiếng Việt thông qua các trang website cô giáo gửi. Trang học này có các chủ đề để trẻ dễ tiếp cận từ dễ tới khó.
Các trường vùng cao ở Lào Cai tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh học tốt tiếng Việt.
Chị Quyên cho biết, bản thân chị muốn con được phát triển toàn diện nên khi nghe các chương trình đào tạo giáo dục tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số của cô giáo trao đổi, chị và gia đình đã đồng hành cùng con. Những lúc rảnh rỗi, bà mẹ lại cùng hai con tập đánh vần, ghép vần. So với trước đây thế hệ trẻ lớn hơn, chị Quyên thấy con mình đi học đỡ vất vả hơn. Ngôn ngữ tiếng Việt con nói sõi. Chị hi vọng bước đệm này sẽ giúp con phát triển toàn diện về ngôn ngữ.
Bà Nguyễn Thị Xuyến cũng ở xã Gia Phú chia sẻ, hàng ngày bà sắp xếp công việc gia đình, các cháu đi học về ăn uống và đến giờ là bà đưa cháu ra Câu lạc bộ Cha mẹ học sinh dạy con làm quen với tiếng Việt, ghép vần, toán. Các con rất hào hứng với chương trình. Tại câu lạc bộ không chỉ có cha mẹ mà ông bà cũng tham gia. Nhiều người cao niên cũng tích cực hỗ trợ các con trong công cuộc giáo dục tiếng Việt.
Học sinh dân tộc thiểu số huyện Si Ma Cai tham gia các chương trình giao lưu tăng cường khả năng nói tiếng Việt.
Tại nhà trường, các trường đều xây dựng chương trình giáo dục “Tiếng Việt là tiên quyết của chất lượng”. Các nhà trường trong tỉnh Lào Cai đều tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới và linh hoạt, kết hợp giữa học và hành với Mô hình trường học đa văn hóa. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, tạo môi trường để học sinh được vui chơi, giao tiếp.
Theo cô giáo Vy Thị Tố Uyên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tả Phìn, thị xã Sa Pa, Lào Cai, nhiều năm nay trường yêu cầu toàn bộ giáo viên phải nói được tiếng dân tộc địa phương, làm tốt công tác giao tiếp mới có thể dạy song ngữ cho học sinh. Học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao, trẻ được học song ngữ Việt – Mông. Ngoài ra, các cô cũng vận động cha mẹ học sinh tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non 5 tuổi khi chuẩn bị bước vào lớp 1 để giúp trẻ tự tin đến trường hơn.
100% trẻ được giáo dục tiếng Việt
Năm 2022, ngành Giáo dục Lào Cai đặt mục tiêu 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; 97% học sinh lớp 1 đạt được yêu cầu cần đạt về môn tiếng Việt và đạt yêu cầu về năng lực ngôn ngữ…
Để đạt được mục tiêu này, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai chủ động phát huy những kinh nghiệm mô hình làm tốt hiệu quả để đưa nội dung giáo dục tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Đưa nội dung giáo dục tăng cường giáo dục tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số và chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học.
Xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt trong chương trình tự bồi dưỡng tập trung mở lớp bồi dưỡng, hướng dẫn quản lý giáo viên tự học tiếng dân tộc thiểu số để dễ dàng trong công tác giảng dạy. Ngành cũng tăng cường các học liệu trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong dạy học bằng tiếng Việt.
Không chỉ từ nguồn kinh phí nhà nước, Lào Cai cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt hỗ trợ tài liệu hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc trẻ.
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch (giai đoạn 2) thực hiện Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, nhằm bảo đảm kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để giúp trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học, tạo tiền đề để học sinh lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.
Các chùa ở huyện Thoại Sơn tăng cường dạy tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ cho trẻ em nghèo
Giai đoạn 2016-2020, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS ở cấp học mầm non và tiểu học đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác tăng cường tiếng Việt đã được triển khai tại huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn, nơi có tỷ lệ trẻ DTTS chiếm đa số. Với cấp học mầm non, theo chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh tăng cường thời lượng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS thông qua tất cả các hoạt động 1 ngày của trẻ tại trường mầm non, giáo viên thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
Qua đó, 100% lớp có trẻ DTTS được xây dựng môi trường phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp. 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi DTTS được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, trẻ đã tự tin hơn trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt, trẻ có khả năng nghe, nói, sử dụng được các từ, câu phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày; trẻ mẫu giáo 5 tuổi đều nhận dạng, phát âm được 29 chữ cái, biết viết sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình bằng tiếng Việt...
Với cấp tiểu học, trong những năm qua, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học tăng dần, chất lượng học tập môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ qua các tiết dự giờ, kết quả kiểm tra đánh giá định kỳ cuối năm học trong giai đoạn đến năm học 2020-2021. Giờ dạy Tiếng Việt của giáo viên cũng gần gũi, sinh động và hấp dẫn hơn với học sinh, một số giáo viên chủ nhiệm là người địa phương vừa đóng vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp lại vừa là một trợ giảng đắc lực giúp các em tiếp nhận kiến thức mới nhẹ nhàng hơn. Có sự kết hợp với việc sử tiếng mẹ đẻ của các em để hỗ trợ việc tăng cường hoạt động dạy học tiếng Việt. Làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng tự làm, các loại đồ dùng có sẵn ở địa phương để tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh nhận thấy học tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết...
Tiếp nối những kết quả đạt được, thực hiện giai đoạn 2 của đề án "Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, UBND tỉnh hướng đến năm 2025, có 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi. 100% giáo viên cấp tiểu học và mầm non vùng DTTS đạt chuẩn theo quy định, 100% được bồi dưỡng kỹ năng về công tác quản lý; phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt và tiếng dân tộc phục vụ công tác.
Để thực hiện mục tiêu của đề án, UBND tỉnh đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện những nội dung của đề án theo từng năm và giai đoạn. Đồng thời, đề ra 7 giải pháp chính. Đó là tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Tổ chức tốt công tác phối hợp các ban, ngành, đoàn thể... trong việc thực hiện kế hoạch. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.
Tổ chức biên soạn, bổ sung tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người DTTS; rà soát, bổ sung trang thiết bị xuống cấp tại các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS. Tăng cường các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ vùng DTTS. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học có trẻ em người DTTS. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người DTTS về công tác quản lý; phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS. Quan tâm công tác quản lý dạy học tại điểm trường, nghiệp vụ, kỹ năng dạy học lớp ghép. Bồi dưỡng tiếng dân tộc (Khmer) cho giáo viên người Kinh, dạy trẻ em vùng DTTS. Thực hiện chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS...
Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tỉnh Đắk Nông xác định, chăm lo cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các vùng, khu vực. Nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 49.000 học sinh là người...