Tăng chiều cao ở trẻ em: Khó hay dễ?
Vậy làm gì để bé phát triển chiều cao một cách tối ưu – điều này rất cần thiết giúp các bậc cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào để bé phát huy hết tiềm năng trong phát triển chiều cao.
Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp, bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay đổi. Song điều đó cũng không làm giảm niềm ao ước của các bậc phụ huynh luôn mong muốn những đứa con cao lớn, khỏe mạnh, thông minh. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy di truyền chỉ chiếm 20%, trong đó 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện.
Vậy làm gì để bé phát triển chiều cao một cách tối ưu – điều này rất cần thiết giúp các bậc cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào để bé phát huy hết tiềm năng trong phát triển chiều cao.
Bé phát triển chiều cao khi còn là bào thai
Mỗi bà mẹ cần biết sự phát triển chiều dài của trẻ rất sớm – ngay từ những tuần đầu của bào thai. Chiều dài thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.
Đo chiều cao cho trẻ.
Những giai đoạn phát triển chiều cao
Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên, chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh, khi bé 1 tuổi, chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh.
Trong năm đầu, trẻ tăng trung bình 25cm (chiều cao trung bình 75cm), năm thứ 2 tăng 10cm (trung bình 85 – 86cm). Sau đó cho đến 10 tuổi, mỗi năm tăng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì thì trẻ lớn rất nhanh, trung bình trẻ nữ tăng 6cm/năm (9 – 11 tuổi), trẻ nam tăng 7cm/năm (12 – 14 tuổi).
Khi đến tuổi dậy thì (12 – 13 tuổi đối với nữ, 15 – 16 tuổi đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1 – 2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ khoảng 23 tuổi, nam 25 tuổi.
Video đang HOT
Những yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, nhưng có 3 yếu tố chính là:
Yếu tố dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chiều cao, trong đó phải kể đến vai trò của các chất dinh dưỡng như:
Chất đạm (protein): chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.
Chất béo (lipid): rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, đồng thời chất béo còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A…) giúp hệ xương phát triển tốt.
Canxi: canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.
Vi chất dinh dưỡng: các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt…) đến phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Yếu tố môi trường – xã hội: yếu tố môi trường và xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực ở trẻ em, đặc biệt là chiều cao. Ở những điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng chăm sóc kém dẫn đến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực và làm cho hệ cơ xương vững chắc, khỏe mạnh.
Như vậy, muốn cho trẻ phát triển chiều cao thì cần phải quan tâm càng sớm càng tốt, ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng cần được tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ ngay từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh cho đến tuổi vị thành niên. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, một chế độ nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc tốt là cơ sở để trẻ phát huy tối đa sự phát triển về chiều cao.
Theo VNE
Nỗi khổ của chàng trai cao 2,03 mét tại Đồng Nai
Trong khi nhiều người muốn tăng chiều cao nhưng với Dương Tiến Đạt, trú tại xã Bảo Quang, Long Khánh, Đồng Nai lại hoàn toàn ngược lại.
Chàng "cao kều" trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Mới 22 tuổi nhưng Đạt đã có chiều cao khủng: 2,03m. Sợ tiếp tục tăng chiều cao, Đạt đã đến BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM đề nghị bác sĩ (BS) tìm cách... dừng chiều cao lại. Các BS đã tiến hành phẫu thuật và sau hơn một năm Đạt đã dừng chiều cao.
"Peter Crouch" của Việt Nam
Đạt sinh tháng 3/1991. "Mẹ tôi bảo, mẹ tôi bảo lúc sinh tôi nặng 3,9kg. Từ cấp 1, tôi phát triển bình thường như các bạn khác cùng trang lứa. Có chăng chỉ cao hơn chút đỉnh. Tuy nhiên, đến năm học cấp hai tại Trường THCS Hồi Hương ở Long Khánh, chiều cao tôi bắt đầu trội lên hẳn và cao hơn các bạn cả cái đầu. Tôi ăn vào bao nhiêu thì cơ thể cứ tăng chiều cao chứ chẳng chịu nở bề ngang. Năm 19 tuổi tôi đã cao gần 1,9m và tiếp tục cao cho đến bây giờ. Chẳng biết chiều cao có chịu dừng lại hay không. Cứ cao đều đều như kiểu này thì khó khăn cho tôi quá" - Đạt tâm sự.
Gia đình có 3 anh em, Đạt là con út. Cả gia đình cũng có gene cao nhưng không nổi trội như Đạt: Bố cao 1,75m, mẹ cao 1,6m, anh trai cao 1,8m, chị 1,6m.
Đạt kể: "Vì cao quá nên đi đâu cũng tạo sự chú ý của mọi người. Thấy bất kỳ ai nhìn mình, em đều ngại. Em chỉ quanh quẩn ở nơi mình sống. Các bạn cùng lớp rủ đi chơi xa em đều từ chối vì sợ người khác nhìn thấy mình. Nếu có đi thường phải cúi gằm mặt và thậm chí đứng chùng chân, nhưng vẫn trội hơn một cái đầu giữa đám đông".
Lúc đi học, bạn bè cùng trang lứa đặt cho Đạt biệt danh theo tên của chàng cầu thủ người Anh cao nhất thế giới là "Peter Crouch". Chàng cầu thủ này với chiều cao 2,01m nhưng so với Đạt vẫn còn kém 2cm. Vật dụng phục vụ sinh hoạt cho Đạt cũng phải hơn người khác về kích thước.
Toàn bộ hệ thống cửa trong nhà đều được nâng lên mức 2,5m. Nằm ngủ trên giường dài 2m nên lúc nào Đạt cũng phải nằm xéo. Riêng giày dép, quần áo mỗi khi mua sắm là một cực hình. Bàn chân của Đạt dài 30cm. Riêng chiều dài quần đối người bình thường chỉ may khoảng 1 - 1,1m nhưng với Đạt thì quần phải may 1,5m.
Cao đột biến... nghĩ ngay đến bệnh lý
Mặc dù cao 2,03m nhưng Đạt chỉ nặng 75kg. Thấy em mình cao một cách bất thường, người chị đọc báo và phát hiện ra đây là bệnh lý nên đã đưa đạt đến BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM để khám. BS Trần Quang Khánh -Trưởng khoa Nội tiết BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM - lúc mới nhìn thấy Đạt và nghe giọng nói ồm ồm đã nghĩ đến bệnh khổng lồ (Gigantism).
Sau đó, qua kết quả các xét nghiệm, các BS đã chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh khổng lồ, nguyên nhân là do khối u của tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng trước tuổi dậy thì ở trẻ (ở nam là dưới 11 tuổi). Bệnh nhân mang khối u não và chính khối u tuyến yên trên đã làm cho bệnh nhân có chiều cao đột biến.
Theo BS Trần Quang Khánh, bệnh này được gọi là to đầu chi, nếu chiều cao của người bệnh không tăng thì chỉ có mũi, cằm... to ra. Ở bệnh nhân mắc bệnh to đầu chi, bàn chân, bàn tay đều to ra, gò má, khuôn mày gồ lên, trên đầu sẽ có những bướu xương, hàm dưới nhô ra, răng thưa đi. Nếu bệnh diễn tiến lâu ngày không được chẩn đoán và điều trị, những người mắc bệnh khổng lồ có những biến chứng như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh viêm khớp, viêm cột sống dính khớp...
BS Khánh giải thích: "Triệu chứng của bệnh khổng lồ rất mơ hồ, thường khó phát hiện được cho đến khi có các triệu chứng của bệnh to đầu chi cùng triệu chứng chiều cao tăng lên".
Để can thiệp đối với ca bệnh "cao kều" này, các BS khoa ngoại thần kinh đã tiến hành phẫu thuật khối u tuyến yên cho bệnh nhân. May mắn là khối u của bệnh nhân này nhỏ hơn 10mm nên tỉ lệ thành công lên đến 97%. Các BS đã cắt bỏ thành công khối u có kích cỡ 7x7 mm trong tuyến yên, bằng phương pháp nội soi đường mũi. Theo các BS, nếu được phát hiện và phẫu thuật sớm Đạt sẽ không có chiều cao khủng như vậy.
Được biết ở VN, người hiện đang giữ kỷ lục về chiều cao là ông Trần Thành Phố, ở Bắc Giang, cao gần 2,5m. Ông Phố cao bất thường cũng phát xuất từ nguyên nhân bị cường tuyến yên. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây, ông Phố cao bất thường sau 25 tuổi khi đã trưởng thành và xương đã hóa cốt. Ngược lại, Đạt có chiều cao đột biến ngay từ lúc dậy thì. Trên thế giới, người đang giữ kỷ lục Guinness cao nhất thế giới hiện nay là Sultan Kosen (sinh năm 1982, người Thổ Nhĩ Kỳ), cao 2,51m, cũng bị mắc chứng bệnh khổng lồ do một khối u trong tuyến yên gây ra.
Sau hơn một năm kể từ khi phẫu thuật, Đạt đã dừng chiều cao lại ở mức 2,03m và không còn bị tâm lý lo ngay ngáy về việc tăng chiều cao nữa. Tuy nhiên, theo các BS, trường hợp của Đạt cũng phải tiếp tục theo dõi để có phương án điều trị nhằm khống chế những rối loạn phức tạp bất thường trong cơ thể.
Theo Xahoi
Thuốc tăng chiều cao: chân chưa dài, đời đã ngắn Một số chế phẩm được đồn đại có tác dụng phát triển chiều cao nên nhiều bà mẹ mua cho con uống, nhiều bạn trẻ cũng tuỳ tiện mua dùng hy vọng có được "chân dài". Thực ra các thuốc đó không hề có công dụng như đồn thổi, thậm chí dùng không đúng còn gặp nguy hiểm như một cô gái 16...