Tận thu lá chuối, lá dong thu nhập khá
Nhiều người trồng chuối, dong riềng ở Hưng Yên có thêm thu nhập từ bán lá…
Thời gian qua, trên thị trường, lá chuối, lá dong được ưu tiên lựa chọn sử dụng để gói thực phẩm thay túi nilon. Đây là một hành động thiết thực dần loại bỏ túi nilon khỏi thói quen khi mua sắm của người tiêu dùng nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Nhơ vây ma nhiều người chuyên trồng chuối, dong riềng có thêm thu nhập từ ban la.
La dong, la chuôi cháy hang
Cây chuối được trồng nhiều ở các địa phương có vùng đất bãi màu mỡ như thành phố Hưng Yên, các huyện Khoái Châu, Kim Động… với 2 loại chuối tây và chuối tiêu.
Ông Bui Văn Minh, chủ hộ trồng chuối ơ xa Đưc Hơp (huyện Kim Đông) cho hay: Nhưng ngay nay, thương lai tư Ha Nôi sang tân vươn đê lưa chon, thu hai la. Ngoài diện tích trồng chuối để thu hoạch quả gia đình ông thường dành khoảng 10 – 15 mẫu chuyên thu hái lá. Ngày nào cũng thu khoảng 2 – 3 tạ lá chuối tươi.
Bên cạnh lá chuối, lá dong cũng đang được một số siêu thị chuộng sử dụng để gói thực phẩm. Thôn Tuân Di, xa Trưng Trăc (Văn Lâm) la đia phương co truyên thông trông dong riềng. Cây này cho thu hoạch lá quanh năm. Dip Têt Nguyên đan la vu thu hoach chinh, con vao ngày thường, ngươi dân căt tia lá dong loai nho phuc vu nhu câu goi cac loai thưc phâm như nem, gio, banh rẻ, xôi… Cây dong trông ơ Tuân Di la giông nếp, phiến lá dài và rộng, mỏng mà dai, màu xanh ngăn ngắt, co mui thơm đăc trưng… nên đươc thi trương ưa chuông.
Du không phai chinh vu nhưng nhưng ngay nay, các gia đinh ở thôn Tuân Di vân tât bât thu gom la dong đê cung câp cho cac môi hang ơ Hai Phong, Ha Nôi, Hai Dương, Lang Sơn…
Theo chia sẻ của một số hộ thu mua lá dong, thơi gian gân đây, thi trương tiêu thu la dong tăng manh. Trươc kia, môi ngay chỉ xuât ra thi trương khoang 1 van la thi bây giơ lên đên 2 – 3 van la/ngay, co thơi điêm không đu hang đê ban.
Tăng thu nhập
Tại xã Tứ Dân (huyện Khoái Châu), địa phương có diện tích trồng chuối trên 400 mẫu. Theo kinh nghiệm của những người dân trồng chuối nơi đây: Nếu quả chuối chỉ được thu hoạch theo mùa thì lá chuối được thu hái và xuất bán quanh năm. Trong đó, chuối tiêu được thu hái lá khô để sử dụng gói các loại bánh gai, bánh gấc còn lá chuối tây để bọc các loại rau xanh, gói giò…
Video đang HOT
Ông Cao Văn Thường ở xóm Đường, xã Tứ Dân có gần 10 năm làm nghề thu mua lá chuối tiêu cho biết: “Thu hái lá chuối được xem là một nghề lấy công làm lãi. Hiện gia đình tôi đang nhận thu mua lá chuối tiêu khô cho người dân trong và ngoài xã với giá khoảng 7 – 9 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, tôi thu mua được khoảng 3 – 4 tạ, khi bán lại cho các thương lái thì được lãi khoảng 1 triệu đồng/tấn. Thị trường gia đình xuất đi chủ yếu tại các tỉnh như: Thanh Hóa, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình…”.
Gia đình ông Thường mỗi ngày thu mua lại khoảng 3 – 4 tạ của các hộ dân xung quanh.
Ông Thường chia sẻ thêm: Với lá chuối tiêu thì thu hái như vậy còn lá chuối tây thì lại dễ dàng hơn, không yêu cầu về thời gian nhưng lại đòi hỏi người hái phải chọn lựa những tàu lá to bản, dày, có màu xanh mướt và dùng dao dọc lá cẩn thận sao cho không bị rách, gãy vụn để bảo đảm sử dụng hiệu quả.
Thời gian qua, nhiều người không chỉ tận dụng hái lá chuối tại vườn của gia đình mà còn đi hái lá ở các vườn chuối tại các địa phương khác ở trong và ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Hữu Thắng ở xã Tứ Dân cho biết: “Gia đình tôi thu nhập chủ yếu từ trồng chuối, bên cạnh đó tôi có thêm nghề thu hái lá chuối tiêu. Nếu chịu khó làm từ sớm thì trung bình mỗi ngày tôi hái được 20 – 30 kg lá, cho thu nhập 150 – 250 nghìn đồng. Trong xã không chỉ có gia đình tôi mà cũng có nhiều hộ khác cũng đang làm thêm nghề này”.
Theo nông nghiệp việt nam
Nhãn Hưng Yên mất mùa, giá bán tăng vọt, nhiều nhà vườn trắng tay
Sản lượng nhãn năm 2019 trên toàn tỉnh Hưng Yên sụt giảm còn chưa được 1/3 so với năm 2018, trong khi giá bán lại tăng cao, gấp khoảng 3 lần năm ngoái khiến nhiều nhà vườn quy mô lớn thiệt hại nghiêm trọng.
Thất thu nhưng vẫn phải chi thêm tiền đầu tư
Tại huyện Khoái Châu, "thủ phủ" nhãn của tỉnh Hưng Yên, những ngày tháng 7, tháng 8 hàng năm là thời gian nhộn nhịp người mua kẻ bán. Các xe tải, xe con chở nhãn của các lái buôn tấp nập ngược xuôi trên các con đường làng, ngõ xóm.
Mùa nhãn 2019, khung cảnh chung là sự đìu hiu, những rặng nhãn xanh tươi nhưng không có hoặc chỉ lơ thơ quả trải dài trên toàn huyện. Việc mất mùa khiến bầu không khí ảm đạm phủ lên các con đường làng, từng gương mặt người.
Chúng tôi vào khu vườn rộng 3 mẫu (khoảng hơn 10.000 m2) của gia đình ông Nguyễn Văn Lập (thôn An Cảnh, Hàm Tử, Khoái Châu), một trong những hộ trồng nhãn lớn nhất trên địa bàn.
Những cây nhãn quý, lâu năm trong vườn đa phần không có quả, theo chia sẻ của ông Lập, thời tiết năm nay diễn biến khó lường, nhiệt độ quá cao khiến nhiều cây không ra hoa, có những cây ra quả non nhưng chỉ sau một cơn mưa lại rụng.
"Năm ngoái, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 30 tấn nhãn, thu về hơn 300 triệu đồng. Năm nay, sản lượng ước tính chỉ đạt khoảng 2 tấn, cho dù giá có cao hơn năm ngoái cũng không đủ bù các chi phí", ông Lập buồn bã nói.
Vườn nhà ông Nguyễn Văn Lập chỉ đạt sản lượng 1/15 so với năm ngoái.
Cũng theo ông Lập, khó khăn của người dân trồng nhãn còn nằm ở chỗ, dù mất mùa, thất thu nhưng vẫn phải chi thêm tiền chăm sóc cây. Các nhà vườn phải lo chi phí nhân công cắt cây, tỉa cành, phân bón, thuốc sâu để chuẩn bị cho mùa vụ năm sau.
Cùng chung hoàn cảnh với ông Lập, ông Nguyễn Văn Yêm (Hàm Tử, Khoái Châu) có 2 mẫu đất trồng nhãn cũng cho sản lượng thấp. Tuy nhiên, ông Yêm may mắn hơn khi vẫn giữ được nhiều cây sai quả, năng suất đạt khoảng 7 tấn.
"Năm ngoái, tổng sản lượng nhãn của tôi đạt 20 tấn, năm nay chỉ được khoảng 7 tấn. Tuy sụt giảm số lượng nhưng giá 1 cân nhãn năm nay ước tính khoảng 30 đến 35 nghìn/kg, cao hơn năm ngoái chỉ đạt mức 10 đến 12 nghìn/kg nên về kinh tế nói chung cũng không bị thiệt hại nhiều", ông Yêm nói.
Cũng theo ông Yêm, thời tiết thất thường là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất mùa năm nay, đặc biệt chỉ sau đợt mưa cuối tháng 2 âm, thời điểm cây đang ra hoa kết trái.
Không chỉ tại Hàm Tử, nhiều xã trồng nhãn trên địa bàn huyện Khoái Châu như Đông Kết, Tân Châu... cũng rơi vào tình trạng mất mùa, nhiều diện tích tại xã Đông Kết được phản ánh mất trắng vườn do cây không đậu quả.
Giá nhãn dự báo tăng cao
Theo thông tin từ phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu sản lượng nhãn năm nay giảm chỉ còn 1/3 so với năm ngoái đạt khoảng 9.000 tấn (năm 2018 đạt 30.000 tấn).
Dự báo giá các loại nhãn Hưng Yên tăng mạnh, một số hộ trồng nhãn cho biết, giá loại nhãn "siêu ngọt" (loại 1) mua tại vườn ở mức 70.000 - 100.000 đồng/kg, qua các kênh phân phối giá nhãn có thể lên tới 100.000 - 120.000 đồng/kg. Hiện nay, tại thị trường Hà Nội, nhãn chín sớm đang được bán trong các siêu thị, chợ truyền thống với mức giá dao động từ 55.000 - 70.000 đồng/kg.
Nhiều vườn nhãn lâu năm tại tỉnh Hưng Yên không có quả.
Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp, huyện Khoái Châu, cho biết nguyên nhân mất mùa nhãn do thời tiết có diễn biến bất thường. Vào dịp Tết Nguyên đán năm nay khi cây nhãn bắt đầu phân hoá hoa nhiệt độ cần ở mức thấp thì lại cao, trong tháng 5 có những đợt nắng nóng khiến cây rụng hoa, quả, bên cạnh đó là những cơn mưa bất chợt khiến nhãn năm nay mất mùa.
"Tình trạng mất trắng vườn diễn ra cục bộ ở một số nơi tại huyện Khoái Châu, nhãn năm nay được giá nên tổng giá trị thu từ nhãn năm nay của huyện Khoái Châu vẫn tương đương năm trước. Chỉ có các hộ gia đình không giữ được khoảng 50% là thiệt hại", ông Quyết nói.
Toàn tỉnh Hưng Yên có hơn 3.820 ha trồng nhãn (huyện Khoái Châu chiếm khoảng 50%) năm 2018 sản lượng đạt trên 48.000 tấn. Năm 2018 giá nhãn đại trà trung bình đạt từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, năm nay giá nhãn đầu vụ tại vườn 40.000 - 45.000 đồng/kg, vào chính vụ giá có thể giảm 35.000 - 40.000 đồng/kg nhưng vẫn gấp 3 giá nhãn năm ngoái.
Năm nay, giá nhãn cao nhưng sản lượng chỉ còn 1/3, với một số nhà vườn giữ được sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Đối với các nhà sản lượng quá thấp hoặc mất trắng sẽ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo Dân Việt
Những Đồ Dùng Thân Thiện Môi Trường Cần Thiết Cho Lối Sống Xanh Môi trường ngày càng ô nhiễm, có nhiều bạn trẻ quyết định theo đuổi lối sống xanh để góp phần bảo vệ môi trường. Có những đồ dùng thân thiện với môi trường mà bạn không nên bỏ qua để bắt đầu hưởng ứng lối sống tích cực này. Sống xanh là một lối sống tích cực, hướng đến bảo vệ môi trường...