Tận mặt UAV trinh sát “nhỏ mà có võ” của Nga
Tuy có kích cỡ rất nhỏ nhưng UAV trinh sát Tachyon có tầm hoạt động từ 40-80km, có thể tự quay về nếu mất kết nối với trạm kiểm soát.
Theo Arms-Expo các đơn vị trinh sát và đặc nhiệm chống khủng bố thuộc Quân khu phía Nam, Nga vừa tổ chức huấn luyện với mẫu UAV trinh sát Tachyon do Nga tự sản xuất.
UAV trinh sát Tachyon được Quân đội Nga đưa vào trang bị cách đây không lâu nhưng nó đang dần trở nên phổ biến trong các đơn vị trinh sát và đặc nhiệm chống khủng bố của Nga. Với nhiệm vụ chính là trinh sát chiến trường, Tachyon có thể được sử dụng để theo dõi các hoạt động quân sự của đối phương từ xa và giúp các đơn vị đặc nhiệm Nga lên kế hoạch tấn công hiệu quả nhất.
Máy bay trinh sát không người lái Tachyon hoạt động hoàn toàn tự động, nếu mất kết nối với thiết bị điều khiểu sau 50 giây nó sẽ tự động quay trở lại vị trí phóng ban đầu.
Trong ảnh là 1 chiếc UAV Tachyon sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh và hộp đựng thiết bị điều khiển của nó.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy thiết bị quan sát quang ảnh nhiệt của Tachyon được đặt phía dưới bụng của mẫu UAV này cùng với đó là hai pin nhiêu liệu. Tachyon có thiết kế cánh liền thân “”flying wing”" với một động cơ đẩy cánh quạt.
Video đang HOT
Phạm vi hoạt động của Tachyon lên đến 40km nếu được sử dụng cho mục đích trinh sát và đo khoảng cách từ xa, nhưng tầm hoạt động của nó có thể lên tới 80km nếu chỉ được sử dụng cho mục đích chụp ảnh địa hình thông thường.
UAV Tachyon được điều khiển thông qua các máy tính xách tay chuyên dụng với hệ thống truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao theo thời gian thực giúp người điều khiển nó có thể xác định được mọi mục tiêu và mọi tình huống bên dưới khu vực mà Tachyon đang hoạt động.
Xét về mặt thiết kế, toàn bộ hệ thống của UAV Tachyon khá gọn nhẹ có thể mang bởi một binh sĩ bên cạnh đó thời gian triển khai của nó cũng khá nhanh phù hợp với các hoạt động trinh sát trong các khu vực hạn chế.
Trần bay tối đa của UAV Tachyon là khoảng 2.000m tuy nhiên để hoạt động hiệu quả nó thường bay ở độ cao từ 400-500m, nhưng dù hoạt động ở độ cao nào Tachyon vẫn có khả năng xác định rõ các mục tiêu dưới mặt đất nhờ được trang bị camera có độ phân giải cao.
Thay vì sử dụng bệ phóng như một số mẫu UAV trinh sát khác, Tachyon được triển khai thông qua hình thức kéo thả, theo đó nó được gắn vào một sợi dây có độ đàn hồi cao và được kéo dài ra tới chiều dài cần thiết sau đó nó được thả ra lực đàn hồi sẽ tạo đà phóng chiếc UAV lên trên cao.
Hình thức triển khai này tuy có nhiều hạn chế nhưng về mặt cơ bản nó giúp giảm đáng kể trọng lượng của toàn bộ hệ thống UAV Tachyon khi loại bỏ được bệ phóng di động.
Một hệ thống cân bằng tự động sẽ giúp Tachyon duy trì độ cao cần thiết không phụ thuộc vào sự thay đổi của địa hình. Nó có thể bay ở vận tốc tối đa lên đến 110km/h tuy nhiên UAV Tachyon cũng hoạt động khá hạn chế ở một số điều kiện thời tiết.
Trong ảnh là một sĩ quan chỉ huy huấn luyện đang điều khiển một chiếc UAV Tachyon thông qua màn hình cảm ứng. Thiết kế này giúp người điều khiển lựa chọn chính xác mục tiêu hơn.
Một chiếc UAV Tachyon hạ cánh bằng dù sau khi kết thúc nhiệm vụ.
Theo_Kiến Thức
Tận mắt xe tăng phóng tên lửa đầu tiên của Liên Xô
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 của Hồng quân Liên Xô có khả năng hủy diệt mục tiêu xe tăng địch cách xa 3.300m (ban ngày) và 600m ban đêm.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được phát triển bởi OKB Uralvagonzavod phối kết hợp với OKB-16 do Nudelman đứng đầu từ năm 1957. Ban đầu, dự án thiết kế này được định danh là Object 150 trước khi có cái tên chính thức là IT-1.
Quá trình phát triển mẫu xe tăng đặc biệt này được triển khai từ năm 1957 tới tận năm 1968. OKB Uralvagonzavod đã chọn khung gầm cơ sở xe tăng T-62 để phát triển Object 150.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 có trọng lượng chiến đấu 34,5 tấn, dài 6,63m, rộng 3,3m, cao 2,2m, bọc giáp dày từ 80-100mm.
IT-1 cũng đang trang bị tháp pháo có phần dẹt hơn so với tháp pháo xe tăng T-62, ngoài ra đương nhiên là nó không có pháo chính.
Thay vào đó, bên trên và trong tháp pháo được trang bị cơ cấu bệ phóng tên lửa và các khí tài ngắm bắn hỗ trợ điều khiển tên lửa.
Xe tăng phóng tên lửa IT-1 được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng 3M7 Drakon (tầm bắn 300m tới 3.300m ban ngày và 400-600m ban đêm, xuyên giáp dày 250mm RHA góc chạm 60 độ) và súng máy PTK 7,62mm với 2.000 viên đạn. Cơ số đạn dự trữ có đến 12 quả 3M7 Drakon đặt trong bộ nạp đạn tự động, thêm vào đó là 3 quả khác ở hộp không bọc thép nằm mặt sau tháp pháo.
Đạn tên lửa 3M7 Drakon sử dụng hệ thống dẫn đường qua tín hiệu vô tuyến, sử dụng một trong 7 tần số và hai mã codes. Sau khi rời bệ phóng, tín hiệu nhiệt đặt ở đuôi đạn cho phép hệ thống dẫn đường theo dõi tên lửa và truyền lệnh vô tuyến tới đạn. Các lệnh dẫn được giải mã bởi chính tên lửa và "dịch" để điều chỉnh cánh lái đạn tên lửa.
IT-1 được trang bị động cơ diesel V-55 công suất 580 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng phẳng 50km/h, tầm hoạt động 470km, có khả năng lội nước sâu 1,4m (hoặc 5m với bộ công cụ hỗ trợ cần trang bị trong 30 phút).
Khoảng 110 chiếc xe tăng đã được sản xuất từ năm 1968-1970 và phục vụ hạn chế trong Hồng quân Liên Xô. Dù có khả năng tác chiến đáng gờm mà xe tăng thời bấy giờ không có, tuy nhiên IT-1 lại có những hạn chế không thể khắc phục. Thứ nhất, "vùng chết" được tạo ra bởi tầm bắn tối thiếu quá lớn của tên lửa (300-400m thì bộ binh địch thừa sức để hạ gục IT-1). Thứ hai, trang bị dẫn đường tên lửa nặng đến 520kg là "không thực tế". Thứ ba, số lượng đạn tên lửa hạn chế. Chính vì vậy, sau năm 1970, hầu hết IT-1 được cải hoán thành xe công binh.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
Nga có thêm lý do để không sợ máy bay B-2 Spirit Siêu oanh tạc cơ B2 đang mất dần lợi thế trên chiến trường càng khiến Nga có lý do không phải e ngại máy bay này của Mỹ. B-2 Spirit mất dần lợi thế Theo nhận định của tạp chí Mỹ, hiện nay loại máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52, loại máy bay cất cánh lần đầu...