Tận dụng công nghệ hiệu quả giai đoạn hậu cách ly
Dùng ứng dụng quản lý lịch trình, đổi sang các nền tảng trực tuyến, trang bị smartphone sạc nhanh… giúp người dùng nới rộng quỹ thời gian hạn hẹp.
Sau những ngày giãn cách xã hội, nhiều người trở lại làm việc, đi học, tiếp nối các dự định còn dang dở. Tuy nhiên, những thay đổi của xã hội, kinh tế khiến họ phải đối diện, thích nghi với những thách thức và mục tiêu mới trong công việc, học tập. Không ít người cảm thấy bận rộn hơn, khối lượng công việc ngày một nhiều trong khi quỹ thời gian hạn hẹp.
Thay vì trông chờ cuộc sống tự quay về trạng thái bình thường, người dùng có thể tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất của bản thân, nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu. Các giải pháp đôi khi đơn giản chỉ là cài đặt ứng dụng nhắc nhở các đầu việc hoặc rút ngắn thời gian sạc đầy chiếc smartphone của bạn.
Dùng công nghệ quản lý bản thân
Chỉ cần nhập từ khóa “quản lý thời gian” lên các kho ứng dụng, người dùng sẽ nhận về hàng nghìn kết quả. Các phần mềm quản lý thời gian giống như những “trợ lý ảo” nhắc người dùng tập trung cho mục tiêu của mình, tối ưu hóa năng suất làm việc theo cách khác nhau.
Ví dụ, thay vì giao tiếp công việc qua ứng dụng mạng xã hội như Messenger, Viber, người dùng có thể sử dụng Slack hay Twist. Các ứng dụng này được phát triển tối ưu cho trò chuyện nhóm, hỗ trợ người dùng phân công hoặc nhận việc từ đúng người mà không gây ảnh hưởng đến những thành viên khác. Các thao tác tìm kiếm tài liệu cũng thuận tiện hơn.
Trong khi đó, Google Calendar hay Evernote giúp bạn tổ chức công việc, sắp xếp lịch hẹn, lập danh sách việc cần làm mỗi ngày. Chỉ cần vài giây nhìn vào smartphone hay đồng hồ thông minh, họ sẽ biết việc cần làm tiếp theo là gì, diễn ra ở đâu và bắt đầu khi nào. Nhờ đó, họ dễ dàng xác định lúc nào cần tăng tốc để hoàn thành công việc dang dở để chuẩn bị cho một cuộc hẹn sắp tới.
Các ứng dụng sắp xếp lịch trình giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả.
Một số ứng dụng khác như Ananda hay Moment còn tạo không gian “tĩnh tâm” để bạn tập trung cho công việc, tránh bị phân tâm bởi email, tin nhắn hay thông báo liên tục gửi đến điện thoại.
Video đang HOT
Tận dụng nền tảng, thiết bị số
Các đầu việc như mua sắm đồ dùng gia đình, dọn dẹp nhà cửa, chế biến thực phẩm, nấu nướng… tiêu tốn không nhỏ quỹ thời gian trong ngày của bạn. Hiện không thiếu các dịch vụ, công cụ “số” thay bạn làm những việc này, với chi phí không quá chênh lệch và còn tiết kiệm thời gian hơn hẳn.
Chẳng hạn, thay vì ra chợ chọn thực phẩm, trong những ngày bận rộn, bạn có thể sử dụng các ứng dụng mua hàng trực tuyến. Trong vài chục phút, bạn có thể chuẩn bị xong một bàn tiệc cho 10 người ăn. Đối với các nhu yếu phẩm trong gia đình, bạn cũng thay được 2-3 tiếng đẩy xe, xếp hàng trong siêu thị bằng dịch vụ đi chợ hộ trên các “chợ online” các sàn thương mại điện tử.
Không gian gia đình cũng luôn sạch sẽ nhờ robot hút bụi, lau nhà hoặc máy lọc không khí. Nếu có điều kiện, người dùng cũng có thể tham khảo các thiết bị smarthome như nồi cơm hẹn giờ, máy giặt sấy thông minh… kích hoạt từ xa qua smartphone. Khi đó, quỹ thời gian của bạn như được kéo dài thêm ít nhất 1-2 giờ để xử lý công việc hoặc dành thời gian cho gia đình.
Ưu tiên thiết bị công nghệ sạc nhanh
Trong cuộc đua với thời gian, smartphone đóng vai trò là “trợ thủ” cho người dùng từ công việc, liên lạc, thư giãn… Thế nhưng, nếu thiết bị cạn pin giữa ngày, không chỉ mọi hoạt động bị ảnh hưởng mà người dùng còn mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để chờ sạc đầy lại pin. Do đó, khi chọn smartphone đồng hành, người dùng nên ưu tiên các mẫu máy vừa có viên pin dung lượng lớn, vừa đáp ứng nhu cầu sạc nhanh.
Oppo Find X2 được đánh giá là một trong những smartphone dẫn đầu về công nghệ sạc, giúp trải nghiệm sử dụng máy xuyên suốt ngày dài.
SuperVOOC nạp đầy pin Find X2 chỉ trong 38 phút.
Cụ thể, ở mức sử dụng trung bình như dành 1-2 tiếng chơi game, 3 tiếng xem phim trên ứng dụng Netflix, xen kẽ duyệt các ứng dụng, nhắn tin thì đến 19h, viên pin 4.200 mAh của Find X2 vẫn còn 25-30% pin. Nếu chỉ dùng để liên lạc, máy hoàn toàn có thể sử dụng trong hai ngày.
Trong trường hợp cần sạc pin, smartphone này cũng chỉ mất 38 phút để trở lại trạng thái đầy pin. Tốc độ sạc nhanh này là nhờ công nghệ Super VOOC 2.0 do Oppo phát triển. Super VOOC thế hệ thứ hai hoạt động với công suất 65W (10V-6,5A), cao hơn hẳn mức sạc nhanh 18W phổ biến trên thị trường hiện nay.
Cải thiện thể lực, sức khỏe
Ngoài ba yếu tố trên, cuộc đua với thời gian của bạn có thể thất bại khi thể lực không cho phép. Bạn khó giữ tỉnh táo và năng suất cao trong suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, không cần phải vào phòng gym 2-3 tiếng mỗi ngày, người dùng có thể tải các ứng dụng đếm bước chân như Google Fit, Pedometer, theo dõi giấc ngủ như Sleeptic, Pillow, kiểm tra các chỉ số này và cố gắng cải thiện từng ngày.
Smartwatch giúp người dùng theo dõi sức khỏe, cải thiện lối sống.
Nếu có ngân sách, bạn cũng có thể trang bị cho bản thân một chiếc vòng tay thông minh smartband hoặc đồng hồ thông minh smartwatch để theo dõi nhịp tim, nhắc nhở uống nước, đo lượng calo tiêu tốn trong ngày…
Số lượng người dùng gọi bằng Viber tăng gấp 4 lần
Viber cho biết lượt người dùng nền tảng giao tiếp này tăng đột biến do các nhu cầu liên lạc, làm việc, hội họp và học tập từ xa đang tăng cao trên toàn cầu.
Số lượng người dùng gọi bằng Viber tăng gấp 4 lần. Ảnh: Rakuten Viber
Để đáp ứng nhu cầu liên lạc, giao tiếp của mọi người trong công việc, hội họp, học tập... từ xa đang ngày càng tăng lên, nền tảng giao tiếp Rakuten Viber đã tăng công suất cho các tính năng cốt lõi của mình khi tạo ra nhiều sáng kiến mới trong việc kết nối người dùng với nhau và cải thiện tối đa các tiện ích trên ứng dụng. Kết quả là có sự gia tăng rõ rệt về số lượng người sử dụng trên toàn thế giới.
Vài tuần qua, lượt tương tác trên toàn hệ thống Viber tăng mạnh, nhất là trong thời gian nhiều quốc gia đang thực hiện giãn cách xã hội. Điển hình như chức năng giao tiếp, đặc biệt là tin nhắn và cuộc gọi theo nhóm, trở nên phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại.
Tin nhắn nhóm tăng 134%, số lượng thực hiện các cuộc gọi nhóm bình quân trên mỗi người dùng Viber tăng lên 370% trong vòng 2 tuần qua. Số lượng tương tác trong cộng đồng trên ứng dụng tăng trung bình 78%.
Thống kê mới nhất của Viber cho thấy, trong tháng 3 số lượng người dùng Viber hàng ngày đã tăng thêm 18% và số người dùng mới đăng ký hàng ngày tăng 25%.
Đáng chú ý là mọi người đã thực hiện các cuộc gọi dài hơn, thời lượng cuộc gọi tăng lên 35% và người dùng gửi video tăng tới 75%.
Ông Djamel Agaoua, CEO Rakuten Viber, chia sẻ: "Trong khoảng thời gian đầy thử thách này, chúng tôi luôn cố gắng thích nghi và phản ứng nhanh chóng để giúp các học sinh và giáo viên, đồng nghiệp và đối tác, bạn bè và gia đình luôn giữ liên lạc với nhau. Người dùng tin tưởng và chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao trải nghiệm của họ trong khi vẫn giữ cho mọi người được kết nối tự do thoải mái và an toàn".
Do nhu cầu sử dụng tăng cao, Viber đã mang đến một số thay đổi lớn như cho phép tăng số lượng người tham gia các cuộc gọi nhóm cùng một lúc từ 5 lên đến 20 người hay truyền tải các thông điệp về dịch bệnh của WHO hay các tổ chức y tế tại nhiều quốc gia...
Ứng dụng đã ra mắt chiến dịch mới thông qua bộ sticker "Stay At Home" (Tôi ở nhà) dành cho người dùng trực tuyến tại nhà có thể giải trí trong lúc vượt qua thời gian thử thách này.
D.V
Shark Linh, Thanh Hằng và giới công nghệ VN chụp ảnh làm việc tại nhà Nhiều công ty ở Việt Nam cho nhân viên làm việc tại nhà để tránh sự lây lan của virus corona. Nguyễn Hoàng Chương, nhân viên truyền thông của công ty Asus cho biết đã làm việc tại nhà khoảng một tuần nay. Hàng ngày, 8h nhân viên sẽ video call check in để nhân sự chấm công. Đến 18h thì check out...