Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay
Khi đau lưng kéo dài, tự nhiên đau dù không ngã, sốt và đau lưng dữ dội… bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Cần chú ý đến sức khỏe nếu có dấu hiệu đau lưng bất thường. (Nguồn: Pixabay)
Hầu hết các cơn đau lưng do căng cơ đều vô hại và thường tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, có những tình huống hiếm hoi cần được chú ý nhiều hơn.
Dưới đây là các dấu hiệu về cơn đau lưng nguy hiểm mà bạn cần đến viện kiểm tra gấp.
Cơn đau dai dẳng, xảy ra thường xuyên và không thuyên giảm
Cơn đau lưng phổ biến nhất xảy ra vào cuối ngày hoặc sau khi hoạt động gắng sức, thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Nhưng nếu cơn đau kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn hoặc thậm chí cản trở giấc ngủ của bạn vào ban đêm, bạn nên đi khám. Đây có thể là triệu chứng của khối u cột sống.
Cảm thấy đau lưng mà không ngã
Việc cảm thấy đau và bầm tím sau khi ngã là điều bình thường. Điều bất thường là bạn phải trải qua cơn đau dữ dội và dai dẳng ngay khi không có vết thương nào. Đây có thể là một triệu chứng khác của khối u cột sống.
Đã từng bị ta.i nạ.n gần đây
Có thể bạn đã ngã hoặc gặp ta.i nạ.n và không tìm cách điều trị y tế vào thời điểm đó. Bạn có thể bị thương nặng hơn mình nghĩ, chẳng hạn như gãy xương cột sống.
Cơn đau lan ra ngoài vùng ảnh hưởng ban đầu
Cơn đau lưng của bạn kèm cảm giác ngứa ran, tê, yếu, khó phối hợp các cử động, cảm giác như kiến bò hoặc lạnh và ấm ở tay hoặc chân không? Nếu vậy, đây có thể là triệu chứng của tổn thương thần kinh.
Bạn từng bị ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác
Video đang HOT
Đau lưng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe chưa được điều trị ngay khi bạn nghĩ mình đã bình phục hoàn toàn.
Cột sống là khu vực có nguy cơ cao bị ung thư di căn. Ung thư phổi, vú và đại tràng có nhiều khả năng di căn đến cột sống và biểu hiện dưới dạng khối u cột sống.
Sốt và đau lưng dữ dội sau phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế xâm lấn
Sốt thường kèm theo nhiễ.m trùn.g. Vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào má.u và lan đến cột sống, gây nhiễ.m trùn.g cột sống.
Trẻ v.ị thàn.h niê.n đau dai dẳng ở lưng
Tr.ẻ e.m hiếm khi có cơn đau dai dẳng. Trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu đau về đêm, đau kéo dài hơn một vài tuần, đau kèm theo sốt. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ đán.h giá về khối u nếu có, tình trạng nhiễ.m trùn.g, chấn thương hoặc các vấn đề y tế khác.
Người cao tuổ.i đau lưng dai dẳng
Người trên 60 tuổ.i có nhiều khả năng đau liên quan đến thoái hóa khớp ở cột sống. Hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng âm ỉ ở người lớn tuổ.i là viêm xương khớp và hẹp ống sống.
Nếu chứng đau lưng của người già liên quan đến chứng gù lưng thì cần phải loại trừ tình trạng gãy xương cột sống có thể do loãng xương.
Bài viết được thông qua bởi bác sĩ Tan Siong Ming, chuyên gia chỉnh hình và cột sống tại Phòng khám Chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore.
Chế độ ăn cho người bệnh hội chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác đau nhức ở vùng lưng dưới.
Cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài, có thể lan xuống mông và chân. Lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân, thoái hóa cột sống là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở người cao tuổ.i.
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị đau thắt lưng. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giảm viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó góp phần làm dịu các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân hội chứng đau thắt lưng
Người bị đau thắt lưng nên ăn các thực phẩm phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
Chế độ ăn uống có thể quan trọng đối với những người bị đau thắt lưng vì nó có thể ảnh hưởng đến mức độ viêm trong cơ thể. Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường và chất béo không lành mạnh có thể góp phần gây viêm, trong khi chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, trái cây, rau và chất béo lành mạnh có thể giúp giảm viêm và giảm đau.
Ăn thực phẩm chống viêm : Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm có thể làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, từ đó giảm đau và sưng tấy.
Cung cấp dưỡng chất cho xương: Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương và các bệnh về cột sống.
Điều chỉnh cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đau lưng. Chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống.
Cải thiện chức năng tiêu hóa: Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình hồi phục.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân hội chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng vùng thấp là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết mà bệnh nhân đau thắt lưng vùng thấp nên bổ sung:
Canxi: Canxi là thành phần chính của xương, giúp xương chắc khỏe nên được lựa chọn là thực phẩm bổ sung hằng ngày cho người bị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát bị đia đệm, loãng xương... Canxi không những giúp giảm được tình trạng đau lưng mà còn giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào, giữ cho xương và khớp ở vị trí ổn định, tăng khả năng hồi phục, hỗ trợ giảm sưng, viêm, ê mỏi xương khớp,...
Vitamin D: Thiếu vitamin D có thể gây ra đau xương và yếu cơ. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả và duy trì lượng cần thiết cho cơ thể. Mật độ xương được duy trì, các cơn đau lưng sẽ giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, vitamin D còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng loãng xương, chống viêm, thoái hóa khớp, bảo vệ khỏi bệnh lý thoái hóa cột sống lưng...
Omega-3 : Omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và hồi phục những tổn thương xương khớp. Thêm vào đó, acid béo omega - 3 còn có khả năng bảo vệ bệnh lý về tim mạch, giúp xương khớp chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc bổ sung chất dinh dưỡng này vào cơ thể mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống tiến triển, tăng sự dẻo dai và độ bền của xương khớp, kích thích tiết dịch khớp, ngừa tình trạng cứng khớp làm cho cột sống khó vận động...
Protein : Protein là thành phần chính của cơ bắp, dây chằng và các mô liên kết khác. Khi bị đau lưng, các mô này thường bị tổn thương. Protein giúp cơ thể sửa chữa những tổn thương này, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và hỗ trợ cột sống. Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu protein có thể giúp giảm viêm, một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm và nhiễ.m trùn.g, từ đó giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Các vitamin và khoáng chất khác như magie giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau; Kẽm tham gia vào quá trình sửa chữa mô, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm.
3. Những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế cho người mắc hội chứng đau thắt lưng
Thực phẩm nên ăn
Chế độ ăn nhiều rau trái tốt cho người bị đau thắt lưng.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh đậm (cải xoăn, cải kale), đậu nành, hạnh nhân.
Thực phẩm giàu vitamin D: Cá béo (cá hồi, cá ngừ), lòng đỏ trứng, nấm, sữa bổ sung vitamin D.
Thực phẩm giàu omega-3: Cá trích, cá mòi, trứng cá muối, cá ngừ, hàu, cá thu, hạnh nhân, hạt lanh, cá cơm, dầu gan cá tuyết, quả óc chó, hạt chia, đậu nành,...
Trái cây và rau củ: Ơt chuông, cam, kiwi, quả anh đào (cherry), bông cải xanh, dâu tây, dưa lưới vàng, khoai tây và súp lơ trắng,...
Protein: Protein từ thịt (thịt gà không da, thịt bò nạc), trứng, cá hồi, cá ngừ...; protein từ thực vật (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt bí)... Tuy nhiên, không nên lạm dụng protein động vật vì tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác. Nên kết hợp cả protein từ động vật và thực vật để đảm bảo cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết.
Uống đủ nước: Giúp duy trì độ ẩm cho các đĩa đệm.
Những thực phẩm nên hạn chế
Thực phẩm giàu chất béo ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị đau thắt lưng.
Thực phẩm chế biến sẵn và giàu chất béo bão hòa: Đồ ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội, đồ chiên rán... chứa nhiều muối, đường, chất béo không lành mạnh, chất bảo quản, gây viêm và tăng cân, gây áp lực lên cột sống càng khiến đau thắt lưng.
Thực phẩm chứa nhiều đường: Nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, các loại đồ uống có đường... có thể gây viêm, làm tăng cân, gây áp lực lên cột sống.
Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, các loại gia vị cay... có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng cảm giác đau.
Đồ uống có cồn và caffein: Bia, rượu vang, rượu mạnh, trà, cà phê... gây mất nước tăng thêm đau thắt lưng.
Người loang lổ sẹo do đốt thuố.c của 'lang vườn' trị đau lưng Do đau lưng, bà Đỗ Thị B. (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) đến nhà bà Tám (tên gọi khác là Hoa) để bôi một loại thuố.c lên người rồi đốt lửa. Hậu quả, bệnh không khỏi và lưng nhiều sẹo. Chi 40 triệu chữa bệnh vẫn phải nhập viện Ngày 24/12, nằm trên giường bệnh của BVĐK Yersin Nha Trang (Khánh Hòa), bà...