Tâm sự vợ ông trùm khét tiếng đất Sơn Tây
“Nếu giờ được quay lại, tôi vẫn muốn cùng anh Việt đi bán ốc đêm hôm, đi tiếp thị sản phẩm, đi giao hàng. Nghèo khó, vất vả đến mấy, tôi cũng chịu được, chỉ mong có một cuộc sống yên ấm hạnh phúc như bao gia đình khác”, Nguyễn Thị Nhung (SN 1985) người vợ của Việt “què”, ông trùm cho vay nặng lãi khét tiếng vùng ven Hà thành một thời đã trải lòng như vậy.
Việt giờ đang ở trong trại giam để trả giá cho những tội lỗi đã gây ra. Nhưng người vợ từng viết đơn li dị hắn vẫn ngày ngày bán ốc nơi đầu ngõ, một lòng chờ người chồng cũ phục thiện trở về để kết lại mối nhân duyên.
Mối tình thanh mai trúc mã
Chia sẻ cùng chúng tôi, chị Nhung kể, gia đình mình và Việt chỉ cách nhau chưa đầy 3 cây số. Việt là anh cả trong một gia đình gia giáo. Nếu hai người em của Việt học hành tử tế, có công việc đàng hoàng thì Việt hoàn toàn ngược lại. Học hành dở dang, Việt được bố định hướng cho đi học nghề lái xe. Mối nhân duyên giữa hai người cũng bắt đầu từ chính khoảng thời gian hiếm hoi Việt làm người lương thiện này. Khi ấy, nhà chị Nhung rất nghèo. Ông nội của chị là người Hà Nam Ninh (cũ) về Vỵ Thủy làm mõ cho làng. Từ đời ông chị, bố chị đến đời chị bị người trong làng gọi là “nhà mõ”. Vì thế, hàng xóm láng giềng cũng ít gần gũi, thân thiết cởi mở với gia đình chị. Vậy nhưng, trong số ít những bạn bè của bố chị lại có bố của Việt “què”. Hai ông thân với nhau như chân với tay, có mồi ngon, chai rượu đều nhớ đến nhau. Hai cụ còn nhận kết tình thông gia khi các con cái lớn lên.
Năm 18 tuổi, chị Nhung nổi tiếng khắp vùng nhờ sự nết na, xinh đẹp. Đúng lúc ấy, biến cố xảy đến khi bố chị phát hiện bị ung thư vòm họng. Ở bên kia, cha Việt cũng ốm thập tử nhất sinh vì viên đạn còn sót lại trong đầu từ thời chiến tranh. Trước lúc mất, hai ông đều muốn thực hiện tâm nguyện làm thông gia. “Vì không muốn ép duyên con cái, hai cụ đã tạo điều kiện để chúng tôi tìm hiểu, đến với nhau bằng tình yêu đôi lứa. Lấy lý do nhà tôi xây nhà cho anh trai ở riêng, bố Việt kêu anh chở vật liệu xây dựng rồi thay ông lên phụ giúp gia đình tôi”, chị nhớ lại. Cứ như thế trong mấy tháng “lửa gần rơm”, hai người đã yêu nhau. “Mọi người hai bên gia đình tôi và gia đình anh đều ủng hộ, vun vén. Cho đến trước ngày bố mất, tôi mới biết đấy là ý của hai ông cụ”, chị tâm sự.
Chị và Việt về ở với nhau được một thời gian thì cả hai cụ thân sinh qua đời. Các em của Việt khi ấy vẫn còn đang đi học chuyên nghiệp, mọi gánh nặng kinh tế gia đình đều trông mong vào những đồng lương hạn hẹp của mẹ Việt. Chị với ông trùm ra ở riêng khi cả hai đều bàn tay trắng. 10 năm làm vợ Việt “què”, có với nhau 2 mặt con, những ngày tháng khó khăn ấy, nghịch lý thay lại là những ngày hạnh phúc nhất. Việt vẫn đi lái xe thuê. Chị Nhung thì ngày bán nước ở cổng trung tâm sát hạch lái xe, tối về lại bán ốc luộc đầu ngõ. Chị kể: “Việt là người tham công tiếc việc và có trách nhiệm với gia đình. Ngày đi lái xe vất vả mệt mỏi nhưng buổi tối, anh ấy vấn thức cả đêm phụ vợ bán hàng. Khi cháu lớn được hai tuổi, tôi gửi cháu cho bà nội chăm sóc. Hai vợ chồng lại đi tiếp thị sản phẩm, giao hàng cho các đại lý”, chị Nhung nhớ lại.
Bức ảnh ngày Nhung về làm vợ ông trùm giang hồ đất Sơn Tây.
Nhưng rồi, những năm tháng êm đềm ấy sớm bị phá nát bởi thói ham mê cờ bạc của Việt. Chị Nhung kể, gã ham đánh bạc đến nỗi, một ngày không được cầm lá bài là ngứa ngáy chân tay. Con đường trở thành ông trùm khét tiếng của Việt bắt đầu cũng chính từ những canh bạc đỏ đen ấy. “Có khi cả ngày lao động lam lũ vất vả kiếm được vài đồng, đến tối anh ấy lại nướng hết vào chiếu bạc đỏ đen. Bài bạc nhiễm dần vào máu Việt, biến chồng tôi thành một con người khác. Hai vợ chồng mâu thuẫn, mắng chửi nhau cũng là vì thế”, chị kể.
Chị với mẹ chồng đã nhiều lần khuyên can, góp ý với Việt nhưng tất cả chỉ như nước đổ lá khoai. Không ngăn được chồng đi đánh bạc đã đành, mỗi khi thua bạc trở về, chị Nhung lại trở thành “bia” cho Việt trút giận. Có những lần, chị phải ôm con chạy về nhà mẹ đẻ tránh đòn roi của chồng. Lạ kỳ thay, ngay cả những lần bị chồng đánh đến thừa sống thiếu chết, người vợ ấy vẫn không trách hờn Việt. Bởi trong mắt chị, ngoài những lúc như thế, Việt vẫn là kẻ yêu thương vợ con, hết lòng lo cho gia đình. Chị Nhung kể, nhà chị có một cậu em làm lái xe taxi, chiều 30 Tết 2010 có một anh sỹ quan quân đội, người Hải Dương bố bị mất, anh phải về quê gấp. Nhưng cậu em không chạy, thấy vậy Việt bảo: “Thôi, cậu không đi thì để anh đi, lấy tiền mừng tuổi cho các cháu”. Khi nhà chị đang làm cơm tất niên thì nhận được tin dữ, Việt bị tai nạn giao thông lúc đang trên đường về. Lần ấy, Việt may mắn giữ được tính mạng nhưng đôi chân thì mang “di chứng”. Biệt danh Việt “què” cũng bắt nguồn từ đó.
Ly thân vẫn mỏi mòn chờ đợi
Video đang HOT
Sau vụ tai nạn, gần 1 năm trời Việt nằm ở nhà, chân bị di chứng phải bước tập tễnh. Đời gã tưởng như thế là bỏ đi nhưng ít ai ngờ, một người què như Việt lại vươn lên thành một ông trùm “bình định giang hồ” đất Sơn Tây. Khu nhà chị Nhung ở có nhiều trường chuyên nghiệp, nhiều hộ gia đình trong khu phố mở kinh doanh cầm đồ làm ăn khá giả. “Thấy chồng đi lại không tiện, tôi bèn vay vốn ngân hàng, người thân trong gia đình mở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cho anh ấy ở nhà có việc làm. Tôi thì vẫn bán nước, bán ốc luộc ở đầu ngõ”, chị Nhung hối hận vì đã mở hiệu cầm đồ, bởi loại hình kinh doanh nhạy cảm, phức tạp này đã đưa chân Việt “què” vào giới giang hồ.
Phải thừa nhận Việt “què” có đầu óc kinh doanh, việc làm ăn của gã cứ phất lên như diều gặp gió. Từ cầm đồ, Việt cho vay nặng lãi, tổ chức đòi nợ thuê. Tuy nhiên, ngón sở trường của Việt là đánh cờ bạc bịp. Ông trùm rất khôn ngoan, gã không trực tiếp ra mặt mà đứng sau vung tiền, chỉ đạo cho đàn em làm. Nhờ thế chỉ trong vòng hai năm, mỗi khi nhắc đến cái tên Việt “què”, người dân đất Sơn Tây đều cảm thấy khiếp đảm. Việt “què” thành ông trùm giang hồ trẻ nhất và có “số má” nhất vùng đất phía Tây Hà Nội.
Ngôi nhà mà Việt từng sống như một cái bóng.
Chị Nhung bảo, khi có địa vị trong giang hồ, Việt càng rời xa gia đình, quên đi tình nghĩa vợ chồng. Những việc ông trùm làm, chị Nhưng đều biết cả. Chị hiểu tính khí Việt, gã đã muốn làm điều gì thì không ai có thể ngăn cản được. “Ăn chơi ngút trời với đàn em chiến hữu ở ngoài, anh ấy không còn quan tâm đến vợ con, người thân trong gia đình như trước nữa. Ngôi nhà một thời là tổ ấm, giờ với anh như cái nhà trọ, thích thì về không thích thì đi. Tôi nhiều lần ngồi nói chuyện thẳng thắn nhưng Việt cứ lờ đi, coi như gió thoảng ngoài tai”, chị trải lòng về nguồn cơn bi kịch gia đình.
Việt bị “què” nên gã càng muốn thể hiện đẳng cấp. Người trong giang hồ đồn rằng Việt tiêu tiền… cả quyển, bên người luôn có 2 đến 3 em chân dài. Vậy nhưng ông trùm lại chết mê chết mệt một cô nữ sinh lớp 12. Ngày nào Việt cũng cho đàn em lấy hai xe ô tô con, chỉ để đưa đón người tình bé nhỏ đi học. Khi có cô bồ nhí xinh đẹp, Việt quên hẳn người vợ tần tảo bán ốc luộc. “Ngang nhiên cặp bồ với người khác nhưng về nhà, anh ấy lại coi như không có chuyện gì xảy ra. Trước kia anh đi đánh bạc, vợ chồng có to tiếng xô xát với nhau. Giờ thì ngược lại, anh bỏ mặc tôi muốn làm gì thì làm”, chị ngậm ngùi.
Những ngày tháng ấy, điều đau khổ nhất của người phụ nữ này là chồng nằm bên cạnh, sống trong một ngôi nhà mà như người xa lạ. Bế tắc mệt mỏi nên một năm trước, chị đã viết đơn ra tòa ly hôn, chấm dứt đời làm vợ ông trùm. Nhưng vì không muốn các con bị tổn thương, chị và Việt “què” thống nhất ly thân giấu các con và mọi người. Hai người vẫn sinh hoạt cùng nhà như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Chị Nhung tâm sự, dù đã đường ai nấy đi, nhưng trong lòng người phụ nữ bất hạnh này tình cảm chị dành cho ông trùm vẫn như những ngày đầu tiên mới yêu nhau. Việt “què” vẫn là chồng, là cha của những đứa con bé bỏng của chị. Trong trái tim tan vỡ, vẫn từng ngày thổn thức mong người chồng sa ngã nhận ra mình lạc lối, về lại mái ấm gia đình.
Bị què nhưng sai khiến hàng trăm gã giang hồ Việt “què”, tức Phạm Văn Sở (SN 1982, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) dáng người nhỏ nhắn, mặt mũi không bặm trợn, xăm trổ nhưng là nhân vật nổi tiếng trong giới giang hồ đất Bắc. Nhiều người kiêng nể Việt “què”, chỉ nghe đến danh của gã là sợ vã mồ hôi. Người trong giang hồ đánh giá Việt là người “tuổi trẻ tài cao” bởi mới hơn 30 tuổi, chân ướt chân ráo vào giang hồ, gã đã quy tụ dưới trướng cả trăm đàn em “số má”. Những thủ đoạn tinh vi, sự tàn độc máu lạnh của Việt “què” thì cũng không kém một ông trùm xã hội đen nào.
Theo Khampha
Gặp người vợ trẻ của trùm giang hồ Tộ "tích"
Liều lĩnh, máu lạnh, Tộ "tích" (tên thật là Mai Đức Vượng, SN 1981, Hải Phòng) một thời từng gây ra những vụ phạm pháp chấn động dư luận đất cảng. Ngày 30/9, TAND TP.Hải Phòng đã đưa đối tượng ra xét xử, tuyên phạt bị cáo mức án 20 năm tù giam.
Trong lúc Tộ "tích" phải trả giá bằng những tháng ngày tù tội, thì người vợ trẻ của hắn đang chịu không ít điều tiếng dư luận. Hạnh phúc dở dang, chị phải một mình kiếm tiền nuôi con, mỗi tháng dành dụm tiền bạc làm kinh phí vào trại thăm chồng.
Phải lòng vì "vẻ ngoài hiền lành như Bụt" của ông trùm trẻ
Hai năm sau ngày trùm giang hồ Hải Phòng Tộ "tích" bị bắt, nhiều tay chân thân tín của hắn cũng bặt tăm, chuyển nghề hoặc thu mình tránh sự lùng sục của cơ quan công an. Cơn ác mộng về nạn bảo kê, cầm cố, vay nặng lãi, cá độ... ở đất Cảng nhờ thế cũng dịu hẳn lại. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến hai chữ Tộ "tích", nhiều người dân vô tội vẫn còn ám ảnh, nhất là với ai từng không may trở thành nạn nhân của trùm giang hồ trẻ tuổi này. Gây tội tất yếu phải trả giá, nhưng với người thân là mẹ, anh, em của Vượng, nỗi đau phải hứng chịu nhiều điều tiếng, sự dè bỉu và kì thị từ miệng lưỡi thế gian không biết đến lúc nào mới nguôi ngoai. Đặc biệt, người vợ trẻ của hắn, giờ phải một mình nuôi con, đằng đẵng 20 năm chờ chồng mãn hạn.
Đứa con lạc loài Mai Đức Vượng sinh ra trong gia đình gia giáo, nề nếp. Anh em Vượng có 4 người đỗ đại học, một người học trung cấp, công việc ổn định. Riêng Vượng từ nhỏ đã là đứa trẻ cứng đầu, ương bướng, sớm bỏ học và kết giao với đám du thủ du thực ngoài đường, mặc cho người thân hết lời khuyên ngăn. Nhìn tập hồ sơ dày cộm những vụ phạm tội, soi lại lai lịch gia đình, các điều tra viên CA TP. Hải Phòng phải thừa nhận, trong giới giang hồ đất Cảng bao đời nay, chưa có tên tội phạm "số má" nào lại có xuất thân tốt như Vượng.
Tại căn nhà riêng của Tộ "tích" ở phường Gia Viên (quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), chúng tôi gặp chị Bùi Trâm Anh (vợ trùm giang hồ Tộ "tích"). Dáng người cao ráo, biết ăn mặc trang điểm, người phụ nữ tuổi 30 vẫn giữ nguyên nét đẹp mặn mà đặc trung con gái vùng biển. Khi chúng tôi đề cập đến chuyện chồng mình, nữ gia chủ hơi sượng sùng, dè dặt nói về mối tình buồn với người chồng là trùm giang hồ nổi tiếng.
Trâm Anh kể, bản thân sinh ra trong một gia đình nghèo, chẳng được học hành như chúng bạn mà sớm phải bươn chải với cuộc sống. Trường đời đã dạy cho cô biết "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Trong những ngày gian khó đó, Trâm Anh luôn suy nghĩ, sau này nếu có lấy chồng thì phải là người đàn ông có trách nhiệm, biết lo lắng cho vợ, cho con. Bước vào thời con gái, chị không đẹp nổi tiếng nhưng có nét mặn mà cùng khiếu nói chuyện duyên dáng, thông minh và đầy cá tính. Vì vậy, nhiều người đàn ông mê mẩn ngỏ lời mong Trâm Anh về nâng khăn sửa túi. Thế nhưng không hiểu sao, chị đều lắc đầu từ chối.
Số phận run rủi, trong lần tình cờ gặp Vượng, trái tim cô đã bị đánh gục bởi vẻ bề ngoài chững chạc, những cử chỉ hiền lành của chàng thanh niên. Qua những lần trò chuyện sau đó, Trâm Anh càng say đắm Vượng. Hơn nữa, khi biết gia đình anh ta vốn gia giáo, các anh chị đều học hành, đỗ đạt cao thì cô cũng muốn tính chuyện lâu dài với người đàn ông này. Trong suy nghĩ lúc đó, Trâm Anh đã tin mình phải may mắn lắm nếu được làm dâu trong gia đình "danh gia vọng tộc" như vậy. "Thuở ban đầu, anh Vượng trong mắt tôi là một thanh niên từng trai, nước da rám nắng, gương mặt luôn toát lên sự rắn rỏi của một người đàn ông bản lĩnh. Năm ấy, tôi vừa đúng 23 tuổi. Yêu nhau được hơn một năm thì cả hai quyết định tổ chức đám cưới", Trâm Anh kể lại. Cô không thể ngờ, cuộc hôn nhân định mệnh ấy đã đưa cuộc đời cô rẽ sang một khúc ngoặt đen tối chứ không phải hạnh phúc như chờ đợi, khi chồng mớ cưới đã rơi vào tù tội, bản thân cô phải mang tiếng làm vợ ông trùm khét tiếng.
Hồi tưởng lại những ngày mới cưới, Trâm Anh bảo cô thực sự đã rất sung sướng. Vượng dù luôn đi sớm về khuya nhưng là vì công việc bận bịu chứ không hề bồ bịch ăn chơi gì. Cô thầm nghĩ, với người phụ nữ, lấy được chồng như vậy còn gì hạnh phúc hơn. Trâm Anh không phải lo về tài chính mà còn có tiền tích góp. Mỗi lần vợ tính toán chuyện đi làm, Vượng lại gạt đi, hứa hẹn sẽ lo chu toàn chuyện kinh tế. Nghe theo chồng, Trâm Anh chỉ chuyên tâm nuôi dạy hai đứa con, lo liệu cắt đặt mọi công việc trong nhà.
Ngôi nhà bề thế một thời trùm Tộ "tích" sớm tối đi về.
Theo như Trâm Anh thì ngày đó, chị thật sự không hề biết Vượng là dân giang hồ. Sống với nhau một thời gian dài, chị mới lờ mờ biết sự thật này. Không những thế, sau này chị còn không biết chồng mình đứng đầu một băng nhóm có tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực phạm pháp. Lúc ấy, Trâm Anh thật sự sốc. Nhưng đã trót gá nghĩa với nhau, người phụ nữ đành gắng vượt lên, cố dùng lời lẽ khuyên can mong chồng thay đổi. Khổ nỗi, "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", Vượng vẫn chứng nào tật nấy và ngày càng lún sâu hơn vào tội lỗi. "Hồi còn chung sống, thi thoảng công an có đến hỏi về anh Vượng nhưng tôi không để ý lắm. Bình thường, anh Vượng vốn cộc tính hay gây gổ với người khác nên tôi cứ nghĩ chắc công an chỉ hỏi chuyện va chạm bình thường. Sau này, cơ quan công an vào cuộc điều tra, mọi chuyện được sáng tỏ thì tôi mới ngỡ ngàng", chị Trâm Anh tâm sự.
Một mình nuôi con mong chồng cải tạo tốt
Theo hồ sơ Công an TP. Hải Phòng thì từ năm 7 tuổi, Vượng đã là một đứa trẻ hư, thích chơi hơn học. Năm 12 tuổi, cậu ta bỏ hẳn trường lớp và dấn thân vào thế giới giang hồ nổi tiếng của đất Cảng. Đến tuổi thanh niên, Vượng đã làm chủ hàng loạt hiệu cầm đồ, cầm trịch đường dây cá độ bóng đá lớn, quy tụy hàng chục đàn em có số má dưới trướng. Tuy thuộc hạng giang hồ "sinh sau đẻ muộn" nhưng Vượng sớm tìm ra "lối đi" riêng, ăn nên làm ra, không ngừng phát triển mạng lưới khắp vùng Đông Bắc và sau này là miền Bắc. Thời đó, giới giang hồ đất Cảng từng xem Vượng là ông trùm thế hệ thứ ba của giang hồ đất Cảng, kế thừa và có những cải tiến cách thức làm ăn của những thế hệ giang hồ đất Cảng trước đó.
Tại phiên tòa xử Mai Đức Vượng do TAND TP. Hải Phòng tổ chức vào cuối tháng 9/2013 vừa qua, một trùm giang hồ đã giải nghệ (giấu tên) còn cho phóng viên biết, trong giới ngầm ở Hải Phòng, Tộ "tích" vốn không phải là kẻ có số má vượt trội nhất nhưng lại nổi danh nhờ sự liều lĩnh, hung tàn ít ai sánh bằng. Chính Vượng từng chỉ đạo đàn em gây ra hàng loạt vụ bắn, chém người khắp miền Bắc để dằn mặt băng đảng khác để "lấy số". Lĩnh vực làm ăn của Vượng trải khắp từ mở sòng bạc, cầm đồ, cho vay nặng lãi, bảo kê nhà hàng, khách sạn, cá độ bóng đá... Vì vậy, dù tuổi đời còn rất trẻ, Vượng đã có một hệ thống lĩnh vực kinh doanh được tổ chức rất chặt chẽ, ngày ngày đẻ ra tiền, giúp y mạnh tay chi để nuôi bè lũ đàn em dưới trướng. Nếu nhận thấy dấu hiệu "túi tiền" bị "đe dọa", Vượng sẵn sàng dành cho đàn em "giải quyết" bằng "luật rừng".
Trùm giang hồ Tộ "tích" đã phải trả giá bằng án tù 20 năm.
Trâm Anh kể, khi làm vợ một người được mệnh danh là trùm trong thế giới giang hồ, chị cũng gặp không ít điều tiếng. Tuy người ta không nói thẳng nhưng thường dè bỉu sau lưng, rằng chị ỷ thế của chồng. "Cơ quan điều tra bảo anh ấy và đám đàn em có đòi nợ thuê, chém mướn, bảo kê, cờ bạc.. thì hãy để pháp luật soi xét, riêng tôi không bao giờ tham gia vào công việc của anh ấy. Tôi chỉ biết ngày ngày lo việc nhà và nuôi dạy hai con nhỏ mà thôi", chị Trâm Anh tâm sự.
Có một điểm khiến nhiều người phải bất ngờ là dù xưng hùng xưng bá ngoài xã hội nhưng lúc ở nhà, trước mặt mẹ, anh chị hay vợ con, Tộ "tích" luôn hiền lành đến bất ngờ. Những hàng xóm sống lân cận cũng nhận xét, Vượng rất thương vợ con, tôn trọng anh em họ hàng. Khi Tộ "tích" bị bắt bên Trung Quốc, một cán bộ công an tham gia vụ án kể, lúc dẫn độ Vượng về Hải Phòng, tay trùm giang hồ bỗng nhiên khóc rồi tâm sự, điều duy nhất mà y nghĩ đến lúc đó là vợ và hai đứa con nhỏ. Ông trùm sa cơ thú nhận rất ân hận và thương những người thân. Nhưng lúc ấy, tất cả đều đã quá muộn.
Trong câu chuyện với chúng tôi, càng về sau chị Trâm Anh càng nức nở trải lòng. Biết chồng mình gây ra tội, chị bảo cái giá phải trả là bản án 20 năm cũng đành chấp nhận. Chị chỉ mong, mọi người hãy đối xử với mình bình đẳng chứ không phải như những gì người ta hay gọi một cách miệt thị: Vợ ông trùm. "Công việc của tôi bây giờ là nuôi dạy hai đứa con nhỏ, cho chúng ăn học để trở thành người tử tế, không dẫm lên vết xe đổ của cha nó. Hàng tháng, tôi vẫn sắp xếp thời gian, dành dụm ít tiền để vào trại thăm và động viên anh ấy cải tạo tốt, sớm trở về với gia đình", chị Trâm Anh tâm sự.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo L.L
Tiết lộ của người Năm Cam suốt đời mang ơn Năm Cam được biết đến là "bố già" trong giới tội phạm Sài Gòn và cũng là ông trùm nổi tiếng đa tình. Sinh thời, bên cạnh ông trùm này lúc nào cũng dập dịu những bóng hồng. Cho đến nay, khi Năm Cam đã "xanh cỏ", người ta vẫn chưa biết chính xác số lượng những người phụ nữ đã đi qua...