Tầm soát ung thư vì sức khỏe cộng đồng
Nếu được phát hiện sớm, các trường hợp có biểu hiện ung thư sẽ được phẫu thuật sớm và đặc biệt dự phòng giảm biến chứng ung thư sau này, vừa giảm chi phí, vừa tăng tuổi thọ cho người dân, giúp người bệnh có thể tham gia vào hoạt động của gia đình và xã hội.
Xác định được tầm quan trọng của việc phát hiện kịp thời bệnh ung thư, các đơn vị y tế tại Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như đầu tư các thiết bị y tế, phát triển nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Các bác sĩ Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bãi Cháy, thực hiện ca phẫu thuật cắt u xơ tử cung.
Cách đây hơn 1 tháng, chị Trần Thị Minh Thu (phường Giếng Đáy, TP Hạ Long), phát hiện một số biểu hiệu bất thường ở cơ thể, nên đã đến khám bệnh tại Bệnh viện Bãi Cháy. Sau khi khám sàng lọc, bác sĩ đã thấy những tổn thương và chỉ định khám chuyên khoa phụ sản. Sau đó, chị Thu được chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
Chị Thu chia sẻ: “Khi nhận kết quả khẳng định ung thư, tôi và gia đình vô cùng lo lắng. Nhưng qua nghe bác sĩ tư vấn, tôi biết mình mắc ung thư ở giai đoạn đầu vì được phát hiện sớm. Ngay sau đó, các bác sĩ tại Trung tâm Ung bướu (Bệnh viện Bãi Cháy) đã tư vấn, đưa ra phác đồ phẫu thuật, điều trị và đến nay sức khỏe của tôi đã ổn định”.
Tương tự chị Thu, nhiều trường hợp ung thư cũng may mắn được phát hiện ở giai đoạn sớm, nên được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Từ tháng 2/2019, Trung tâm Ung bướu được khánh thành và đưa vào sử dụng với 200 giường bệnh. Đồng thời, được đầu tư những thiết bị y tế hiện đại, như máy gia tốc tuyến tính thế hệ mới, máy CT mô phỏng, máy SPECT chẩn đoán điều trị, máy PCR chẩn đoán ung thư sớm… Theo đó, người bệnh được điều trị ung thư bằng các phương pháp hiện đại: Điều trị đa mô thức, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch và chăm sóc giảm nhẹ…
Đoàn TN Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám bệnh cho người dân xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí.
Anh hùng Lao động – Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Ngọc Hàm đã từng nói: “Bệnh viện phải không tường, luôn hướng về cộng đồng, không còn bức tường ngăn cách”. Từ tư duy đó, cùng với hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị, nhiều năm qua, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tổ chức nhiều chương trình sàng lọc, tầm soát, phát hiện bệnh sớm miễn phí tại cộng đồng, trong đó có việc tầm soát ung thư sớm.
Trong năm 2019, Đoàn TN Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã triển khai đề án “Thầy thuốc trẻ đến với cộng đồng”, tổ chức khám chữa, sàng lọc bệnh cho nhân dân trên địa bàn TP Uông Bí. Qua đó đã khám sàng lọc cho gần 1.600 lượt người dân. Nhiều người bệnh đã được điều trị kịp thời các bệnh về u tuyến giáp, cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Đồng thời cũng là dịp để các y, bác sĩ tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho người dân, để mọi người hiểu phương châm “Không có thuốc hay, không có thầy giỏi, chỉ có người bệnh đến sớm”…
Để tiếp tục duy trì chương trình, năm 2020, Đoàn TN Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thực hiện đề án “Hành trình không tường”. Đoàn TN tổ chức khoảng 30 chương trình sàng lọc, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc điều trị, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho khoảng 3.000-4.000 lượt người dân, học sinh, sinh viên. Bệnh viện dành kinh phí khoảng 150 triệu đồng để triển khai hoạt động này.
Video đang HOT
Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Hải Hà thực hiện xét nghiệm miễn dịch, phát hiện sớm ung thư.
Hiện nay có khoảng 200 loại bệnh ung thư có thể tầm soát được thông qua việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Tùy vào từng loại bệnh, người bệnh sẽ được các y bác sĩ tư vấn tầm soát ở các chuyên khoa khác nhau.
Còn tại y tế tuyến huyện, hầu hết các đơn vị đã đầu tư trang thiết bị để triển khai kỹ thuật sinh hóa miễn dịch nhằm xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ có chỉ định tầm soát chuyên khoa với những trường hợp có biểu hiện bất thường.
Tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, từ tháng 1/2019, đơn vị cũng được đầu tư máy sinh hóa miễn dịch để thực hiện kỹ thuật này. Nhờ đó, Trung tâm đã sàng lọc ung thư sớm cho khoảng 400-500 lượt người bệnh mỗi năm.
Bên cạnh đó, từ năm 2016, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả và một số đơn vị y tế tuyến tỉnh phối hợp với các đơn vị y tế tuyến huyện triển khai khám chữa bệnh lưu động cho người dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Trong 5 năm (2016-2019) đã khám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 80.000 lượt người dân. Nhờ đó đã sàng lọc phát hiện hàng nghìn trường hợp người dân bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo để tư vấn đi điều trị kịp thời.Bên cạnh đó, từ năm 2016, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả và một số đơn vị y tế tuyến tỉnh phối hợp với các đơn vị y tế tuyến huyện triển khai khám chữa bệnh lưu động cho người dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Những hoạt động tuyên truyền, khám sàng lọc tại cộng đồng của ngành Y tế Quảng Ninh đã góp phần tăng cường nhận thức của người dân về phòng chống các bệnh không lây nhiễm: Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cần biết các dấu hiệu cảnh giác ung thư sớm sau:
- Thay đổi trong việc tiêu, tiểu hàng ngày, nhất là tiêu ra máu.
- Loét không lành
- Ra huyết hay tiết dịch bất thường
- Sờ thấy khối nổi cộm trong vú
- Khó nuốt
- Ho kéo dài hay khàn tiếng hơn 3 tuần
- Thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường
- Sụt cân không rõ lý do.
Ai ngờ căn bệnh nhiều người bị này lại có thể có nguy cơ gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo Globocan năm 2018, Việt Nam có thêm gần 17.600 ca mắc mới và hơn 15.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, nghĩa là căn bệnh ung thư rất phổ biến nhưng theo các bác sĩ Bệnh viện K, điều đáng tiếc đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện này ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.
Trong khi đó ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện K cho hay, thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Nội soi tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Bệnh viện K. Ảnh: BVCC
Viêm dạ dày mãn tính thường do chế độ ăn uống, do hóa chất, do suy dinh dưỡng, do rối loạn nội tiết, do dị ứng, do yếu tố miễn dịch, di truyền...
Bệnh không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa.
Người bệnh có cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt.
Bệnh nhân có thể đau vùng thượng vị không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn. Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Thói quen sinh hoạt như việc ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói... sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
Ngoài ra, ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo một số đối tượng có nguy cơ cần tầm soát ung thư dạ dày gồm: Người trên 50 tuổi; Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa;
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mãn tính, nhiễm HP; Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng; Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia; Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, ... cũng nên tầm soát ung thư dạ dày
Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày như thế nào?
Hiện nội soi dạ dày là phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bằng hệ thống nội soi hiện đại, các bác sĩ có thấy phát hiện khối u rõ ràng.
Sinh thiết - Các bác sĩ sẽ lấy một phần khối u qua nội soi dạ dày, sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán.
Xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính hay siêu âm - phương pháp tạo lại các hình ảnh bên trong cơ thể để nhận định tổn thương.
Tầm soát ung thư rất quan trọng: Mỹ khuyến cáo cách sàng lọc 5 bệnh ung thư phụ nữ hay gặp Theo BS Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện ung bướu TP.HCM, các bệnh ung thư hay gõ cửa chị em phụ nữ nhiều nhất là ung thư vú, cổ tử cung, ung thư đại trực tràng... Hiện nay, bác sĩ Tiến cho biết việc tầm soát ung thư vô cùng quan trọng vì việc điều trị thành công hay...