Tạm quên TikTok đi, hãy chú ý tới Clubhouse – ngôi sao mới trên lĩnh vực mạng xã hội
Nền tảng truyền thông xã hội xoay quanh những cuộc trò chuyện âm thanh trực tiếp này đang ngày càng phổ biến hơn. Và đó mới chỉ là sự khởi đầu mà thôi.
Ứng dụng smartphone gây nghiện tiếp theo đã xuất hiện, và nó hứa hẹn sẽ làm thay đổi cách mọi người giao tiếp, chia sẻ kiến thức, và thậm chí là kết bạn mới.
Chúng ta đang nói đến startup mạng xã hội chuyên về giọng nói và âm thanh Clubhouse. Nền tảng của họ cho phép người dùng tham gia vào những phòng chat nhanh gọn lẹ và góp mặt vào hàng loạt cuộc hội họp thuộc mọi chủ đề, từ những cuộc trao đổi nhỏ giữa đồng nghiệp với nhau trong giờ giải lao, đến những cuộc thảo luận với sự góp mặt của các chuyên gia, thường có sự tham dự của hàng ngàn người nghe khác. Kể từ khi ra mắt vào tháng 3 năm ngoái, Clubhouse đã và đang trở thành một hiện tượng văn hoá, thu hút giới chính trị gia, người nổi tiếng, và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Với thành công ban đầu, cùng với sự chống lưng của những tên tuổi lớn, Clubhouse hiện có đầy đủ những điều kiện để khiến những ông lớn trên lĩnh vực mạng xã hội phải lo lắng.
Những số liệu mới nhất về Clubhouse đã cho thấy nó đang tăng trưởng nhanh đến mức nào. Trong một sự kiện hàng tuần diễn ra vào chủ nhật vừa qua, đồng sáng lập Paul Davison cho biết lượng người dùng thường xuyên mỗi tuần của ứng dụng đã tăng gấp đôi lên mức 2 triệu chỉ trong vòng vài tuần. Ông còn công bố rằng startup của mình đã gọi được một vòng đầu tư khác, dẫn đầu là công y đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, và nay Clubhouse đã có hơn 180 nhà đầu tư. Dù ông không cung cấp thêm thông tin cụ thể nào, tờ The Information tiết lộ vào hôm thứ sáu rằng Clubhouse được định giá khoảng 1 tỷ USD, tức giá trị của công ty đã tăng gấp 10 lần kể từ vòng gọi vốn series A diễn ra vào tháng 5 năm ngoái, cũng do Andreessen Horowitz dẫn đầu.
Những điểm đặc biệt của Clubhouse nằm ở bên trong cộng đồng người dùng ứng dụng. Cứ gọi đó là “sức mạnh của tiếng nói” cũng được, và đây là yếu tố giúp Clubhouse khác biệt với các nền tảng khác. Một cuộc trò chuyện hai chiều trực tiếp, với đầy đủ những sắc thái và âm điệu, có thể giúp tạo dựng những mối quan hệ khăng khít một cách nhanh chóng hơn nhiều so với hàng chục bài viết và tin nhắn gửi đi thông qua những mạng xã hội nổi tiếng hơn như Facebook và Twitter. Thông qua Clubhouse, bạn có thể gặp gỡ và kết bạn với các giáo sư, các nhà làm phim, nghệ sỹ, kỹ sư, và nhiều người khác từ khắp nơi trên thế giới. Cùng say sưa lắng nghe những câu chuyện cuộc sống của mọi người và tiếp thu những kiến thực và kinh nghiệm của họ, từ việc biết được các lãnh đạo công ty stream video phê duyệt các dự án ra sao, cho đến thu thập những phân tích chính trị về tin tức sốt dẻo từ các chuyên gia. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra Clubhouse đã trở thành ứng dụng giết thời gian yêu thích của bản thân từ lúc nào!
GIao diện Clubhouse
Để minh hoạ cho những thể loại thảo luận đang dần trở thành một thành phần quan trọng trên Clubhouse hiện nay, hãy lấy một ví dụ: hồi đầu tháng này, các thị truỏng của San Francisco, Miami, và Austin tập trung vào một “căn phòng” dể quảng bá thành phố của họ như những điểm đến lý tưởng đối với các công ty công nghệ. Hàng ngàn lãnh đạo, nhà đầu tư và nhân viên cùng tụ họp vào một không gian tương tác. Đối với một ứng dụng như Clubhouse – hay bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng và lượng người dùng – đây như một vòng lặp phản hồi cực kỳ quý giá, trong đó những hiệu ứng mạng lưới mà một lượng lớn khán giả có tầm ảnh hưởng tạo nên sẽ thu hút những nhà diễn thuyết chất lượng cao nhất và ngược lại.
Video đang HOT
Dù những số liệu mới nhất của Clubhouse rất ấn tượng, chúng trên thực tế chưa thể hiện hết tiềm năng của nền tảng. Đà tăng trưởng thần tốc của nó chủ yếu đến từ quảng cáo truyền miệng, và từ chỉ một nửa thị trường smartphone. Ứng dụng này vẫn yêu cầu bạn phải có thư mời từ một thành viên hiện tại mới được tham gia, và chỉ dành riêng cho các thiết bị Apple. Do đó, khi các nhà sáng lập của Clubhouse quyết định mở cửa ứng dụng này cho mọi người và ra mắt một phiên bản dành cho Android, đà tăng trưởng của nó thậm chí sẽ còn bay cao hơn nữa.
Bản chất của nền tảng Clubhouse mang lại nhiều cơ hội kiếm tiền cho người dùng. Ví dụ, Clubhouse có thể lấy tiền hoa hồng từ phí tham gia người dùng phải nộp nếu muốn vào một phòng thảo luận lớn. Hoặc tương tự như Amazon.com Inc – vốn sở hữu nhiều kênh Twitch – họ có thể thu phí hàng tháng đối với những phòng dành riêng cho những người dùng với sở thích cụ thể. Người dùng cũng có thể nạp tiền để mua những emoji biểu cảm động độc đáo nhằm phản hồi lại các diễn giả và tương tác với các khán giả khác. Tất nhiên, khả năng kiếm được tiền cũng sẽ là “thỏi nam châm” thu hút và giữ chân các host của những phòng hấp dẫn nhất trong hệ sinh thái Clubhouse. Hôm chủ nhật, các đồng sáng lập của Clubhouse nói rằng họ sẽ bắt đầu thử nghiệm nhiều phương pháp để các nhà sáng tạo nội dung của nền tảng nhận được tiền thưởng thông qua hình thức “tiền típ, bán vé, hay các gói subscription” trong vài tháng tới.
Clubhouse cũng gặp phải nhiều thách thức. Như các mạng lưới truyền thông xã hội khác, Clubhouse đang đối mặt với những chỉ trích xoay quanh những nội dung có phần “chướng tai gai mắt” đang được phát sóng trên website. Vào tháng 9 năm ngoái, Clubhouse vướng vào một vụ lùm xùm khi một số diễn giả thể hiện thái độ “bài Do Thái”. Startup này cần đầu tư nhiều hơn vào các tính năng nhằm tăng cường độ an toàn và niềm tin của khán giả, đồng thời thuê thêm người giám sát nội dung để hạn chế tình trạng bỏ lọt những nội dung không phù hợp. Clubhouse còn phải thận trọng trước các đối thủ cạnh tranh đang nhăm nhe xuất hiện, ví dụ Twitter đang thử nghiệm tính năng phòng chat âm thanh ngay trong ứng dụng, gọi là Spaces.
Twitter Spaces
Nhưng có lẽ mọi chuyện đã quá trễ đối với các đối thủ. Dù dịch vụ mới của Twitter có một số tính năng khác biệt – bao gồm phiên dịch thời gian thực hiện ra trên màn hình, và chia sẻ các tweet lên phòng chat nhằm phục vụ mục đích thảo luận – nó vẫn chủ yếu chỉ tiếp cận được những người theo dõi của một tài khoản cụ thể. Nó thiếu sự ngẫu nhiên độc đáo của Clubhouse, thứ cho phép mọi người từ những lĩnh vực khác nhau gặp gỡ và hình thành những mối quan hệ thông qua những điều họ đang muốn khám phá. Clubhouse còn có lợi thế nhờ việc liên tục thêm vào những nội dung và cải tiến mới mỗi tuần – bao gồm nhiều loại phòng khác nhau, feed thông báo hoạt động và lịch sự kiện. Sẽ rất khó để bất kỳ công ty nào khác bắt kịp!
Tất nhiên, ứng dụng này cho đến nay đã hưởng lợi được khá nhiều từ đại dịch khi mà mọi người đang tìm mọi cách để “tụ tập” với nhau mà vẫn tránh được tương tác giữa ngừoi với người và các hoạt động ngoài trời. Nhưng kể cả sau khi cuộc sống trở lại bình thường, tần suất sử dụng Clubhouse có lẽ sẽ tiếp tục ổn định, hơn hẳn những gì nhiều người vẫn nghĩ. Nền tảng này là một cách tiện lợi và dễ dàng để gặp gỡ những người bạn mới thông qua những cuộc thảo luận thân mật, và lắng nghe những sự kiện tương tự những cuộc hội thảo mà thông thường sẽ rất khó để tham dự ngoài đời thực.
Có lẽ điều quan trọng nhất là tần suất sử dụng và mức độ tương tác đáng ngạc nhiên của Clubhouse. Ở cấp độ người dùng, một số người chú ý rằng kể từ khi cài đặt ứng dụng, thời gian họ bỏ ra cho ứng dụng này đã cao hơn đáng kể so với bất kỳ mạng xã hội nào khác – hơn cả TikTok, Twitter, hay Instagram. Đó là một dấu hiệu cho thấy sức lôi cuốn của một mạng xã hội âm thanh. Có lẽ một khi Clubhouse mở cửa cho công chúng, lượng người dùng của nó sẽ tăng lên đến hàng chục triệu người. Những gã khổng lồ mạng xã hội khác nên lo lắng đi là vừa!
Có gì trên Clubhouse - 'phòng chat' mới nổi tại Trung Quốc?
Công nghệ, đầu tư, khởi nghiệp, chính trị... là những đề tài phổ biến và thu hút sự quan tâm của đông đảo thành viên Clubhouse. Họ có thể đến từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và cả Nhật Bản.
Việc Clubhouse bị cấm tại Trung Quốc được cho chỉ còn là "vấn đề thời gian"
Clubhouse là ứng dụng audio chat của công ty Andreessen Horowitz có trụ sở tại California (Mỹ), ra mắt lần đầu vào tháng 3.2020. Không giống các ứng dụng mạng xã hội thông thường, thành viên mới chỉ được phép gia nhập Clubhouse khi có lời mời từ thành viên cũ. Những lời mời như vậy được rao bán trên trang thương mại điện tử Taobao với giá từ vài chục cho đến hàng trăm nhân dân tệ.
Tính đến ngày 7.2, người dân ở Trung Quốc đại lục có thể truy cập Clubhouse mà không cần đến mạng riêng ảo (VPN) - dịch vụ giúp người dùng vượt qua tường lửa để truy cập những trang web bị cấm tại quốc gia. Tuy nhiên, ứng dụng Clubhouse chỉ hoạt động trên hệ điều hành iOS của iPhone nên là một hạn chế đối với những người không sử dụng thiết bị này.
Fang Kecheng - Giáo sư truyền thông tại Đại học Hồng Kông cho rằng Clubhouse chỉ có thể thu hút một số ít công dân có học thức chứ không thể phổ biến với số đông.
Trên các phòng chat của Clubhouse, cộng đồng người nói tiếng Trung từ khắp nơi tụ hội để trò chuyện, giao lưu cùng nhau. Tại đây, họ trao đổi những chủ đề từ sách vở, âm nhạc, kinh doanh, công nghệ cho đến các câu chuyện 18 . Dĩ nhiên không thể thiếu những kênh chính thống chuyên phát sóng chương trình tin tức hằng ngày Xinwen Lianbo của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
Theo Bloomberg, có một phòng chat thu hút hơn 4.000 thành viên bàn luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan. Một phòng chat khác lại là diễn đàn cho những người tộc Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài chia sẻ hiểu biết của mình về những sự kiện đang diễn ra ở vùng phía tây Tân Cương. Vài thành viên cho biết họ đã mất liên lạc với gia đình và không trở về nhà trong hơn 4 năm qua.
Một bác sĩ người Phần Lan gốc Trung nói với Bloomberg News: "Nhờ có Clubhouse, tôi có quyền tự do bày tỏ ý kiến và có những người lắng nghe. Ứng dụng này giúp ích cho tôi, cung cấp một nền tảng để người Duy Ngô Nhĩ và người Trung Quốc đối thoại".
Theo SCMP , một tài khoản có tên OrwellianNonsense sau khi tham gia vào những cuộc thảo luận chính trị trên Clubhouse đã lên Weibo nhận xét: "Trên các nền tảng truyền thông xã hội lớn, tôi thấy những người trẻ tuổi ở cả hai bờ eo biển [Đài Loan] nhiều lần phớt lờ quan điểm của nhau, chui rúc trong vỏ ốc của họ, chỉ trích ý kiến và hạ bệ đối phương. Tôi ở trong phòng chat 2 tiếng và nhận thấy hầu hết người tham gia thảo luận đều lý trí và kiên nhẫn khi giao tiếp với người khác".
Cũng có những "căn phòng im lặng" được tạo ra với mục đích tưởng nhớ 1 năm ngày mất của bác sĩ Lý Văn Lượng - người cố gắng cảnh báo mọi người về hiểm họa Covid-19, rồi chính ông cũng qua đời vì nhiễm bệnh.
Michael Norris - Giám đốc nghiên cứu và chiến lược tại cơ quan tư vấn AgencyChina có trụ sở tại Thượng Hải cho biết hầu hết người dùng Clubhouse ở Trung Quốc mà anh tiếp xúc đều thuộc giới công nghệ, đầu tư và tiếp thị. Họ muốn nghe chia sẻ từ những đồng nghiệp ở nước ngoài và những "gã khổng lồ" công nghệ như Elon Musk và Mark Zuckerberg.
Ông nhận định: "Những ai tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị Clubhouse đang chịu một mức độ rủi ro nhất định. Đa số đều biết Clubhouse ghi lại tên thật, số điện thoại và giọng nói, nhưng họ không biết một số trường hợp bị thẩm vấn và đi tù vì đăng bài sai sự thật trên Twitter".
Arnold Ma - người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Qumin chia sẻ với SCMP : "Tôi nghĩ kết quả dễ thấy nhất là Clubhouse sẽ bị cấm ở Trung Quốc. Họ không thể điều chỉnh ứng dụng để phù hợp với luật ở đây. Sẽ có một loạt ứng dụng Trung Quốc mới có chức năng tương tự thay thế".
Hầu hết cư dân mạng trên Weibo đều đồng tình với nhau rằng việc Clubhouse bị cấm chỉ còn là "vấn đề thời gian", thậm chí có một phòng chat trên ứng dụng được tạo ra để thảo luận câu hỏi "bao giờ Clubhouse bị chặn?".
ByteDance tính kế "ve sầu thoát xác", ông Trump nói "không vui" Trong động thái mới nhất, Tổng thống Trump cho biết, ông "không vui" nếu ByteDance tiếp tục nắm quyền kiểm soát đa số với TikTok. Đầu tuần này, ByteDance đã từ chối đề nghị mua lại mảng hoạt động của TikTok tại Mỹ từ Microsoft. Thay vào đó, công ty Trung Quốc lựa chọn việc thành lập một liên danh giữa ứng dụng...