Tầm quan trọng của sức khỏe thể chất ở người cao tuổi
Hoạt động thể lực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người cao tuổi. Các hoạt động thể chất giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây.
Các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra các chương trình xã hội khuyến khích và bắt buộc các công ty, trường học và tổ chức xã hội áp dụng việc vận động thể lực nâng cao sức khỏe cho toàn dân.
Đối với người cao tuổi, việc thực hiện luyện tập thể chất đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
1. Vận động thể lực là gì?
Mọi người thường nhầm lẫn giữa vận động thể lực và thể thao. Thực chất vận động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể được tạo ra bởi cơ xương và có sử dụng năng lượng đều được xem là vận động thể lực.
Điều này đồng nghĩa với việc vận động thể lực bao gồm cả các hoạt động thể thao, các bài tập và các hoạt động khác có vận động như chơi, đi bộ, làm việc vặt, cắt cỏ, tỉa lá cây trong vườn,… Do đó, dù không thích thể dục và tập luyện người cao tuổi vẫn có thể áp dụng các biện pháp vận động khác vào cuộc sống hàng ngày giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của bản thân.
Các hoạt động thể chất nhỏ có thể tăng dần thời lượng và tần suất, cường độ như bắt đầu khởi động rèn luyện bằng cách đi bộ, khiêu vũ,… Bắt đầu vận động thể chất chỉ với 10 phút trong ngày sau đó tăng dần thời gian và cường độ.
Sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến tuổi thọ của người cao tuổi – Ảnh Internet
Thời gian luyện tập thể chất cũng sẽ khác nhau đối với từng độ tuổi. Không nên luyện tập quá sức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất ở người cao tuổi.
2. Sức khỏe thể chất ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, khả năng vận động không còn tốt, sức khỏe không còn quá dẻo dai, bền sức. Muốn người cao tuổi vừa có thể vận động, vừa có sức khỏe thì cần hoạt động bằng cách cải thiện thăng bằng, tránh ngã từ 3 ngày trở lên mỗi tuần.
Nếu người cao tuổi không thể thực hiện một vài hoạt động thể chất được đề nghị vì sức khỏe thì cần cho người cao tuổi vận động thể lực trong khả năng và điều kiện sức khỏe cho phép.
Video đang HOT
Hoạt động sức khỏe thể chất ở người cao tuổi giúp người cao tuổi giảm lượng đường trong máu, huyết áp và giảm cholesterol. Ngoài ra, các hoạt động này còn giúp chống lại chứng loãng xương nhờ tăng cường sức khỏe cho xương và làm giảm các triệu chứng thấp khớp nhờ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tính linh hoạt và biên độ hoạt động của các khớp.
3. Lập kế hoạch tập luyện và đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện
Lên kế hoạch cho quá trình tập luyện:
Để việc tập luyện thể chất đem lại nhiều hiệu quả như mong đợi thì cần phải lên kế hoạch luyện tập tốt gắn với các mục tiêu đề ra. Điều này sẽ ảnh hưởng và mang tính quyết định đối với việc luyện tập.
Hoạt động thể chất giúp người cao tuổi khỏe mạnh – Ảnh Internet
Thời gian luyện tập nào không quan trọng bằng việc có thể luyện tập thể chất liên tục và đều đặn.
Lưu ý rằng các bài tập, vận động hay thời gian luyện tập để có thể đạt được hiệu quả về sức khỏe cần phải đảm bảo các yếu tố trên đồng đều, tăng giảm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân theo từng gian đoạn.
Đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện:
Muốn biết mình đã tập luyện tốt hay chưa, người cao tuổi cần biết cách đánh giá hiệu quả của việc luyện tập và không gây ra những nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách kiểm tra hiệu quả nhất chính là lắng nghe phản hồi của cơ thể sau mỗi tuần, mỗi buổi tập như: cảm giác về giấc ngủ, ăn ngon miệng, trọng lượng cơ thể, tiết mồi hôi, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp,… đều là những vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy.
Nếu sau buổi tập không cảm thấy thoải mái, thậm chí cảm thấy bất an thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra các vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra, còn có cách kiểm tra khác là thực hiện các bài test về thể lực như kiểm tra đi bộ với cự ly đo trước. Thực hiện bài kiểm tra sức mạnh cơ thân trên hay thân dưới. Trước khi kiểm tra bằng phương pháp này thì cần tham khảo tài liệu y học thể thao hoặc tham vấn bác sĩ.
Để người cao tuổi tập luyện thể thao thoải mái nhất thì cần phải có sự ủng hộ và chia sẻ của người thân, xã hội. Nên để người cao tuổi tập luyện thể dục thể thao cùng bạn bè vì đây là phương pháp an toàn trong rèn luyện thân thể ở người cao tuổi.
Tập thể dục an toàn cho người cao tuổi
Muốn có cuộc sống vui vẻ, sống khỏe và sống có ích thì người cao tuổi cần tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe. Nhưng tập thể dục an toàn cho người cao tuổi bằng cách nào, tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tập thể dục đem lại nhiều hiệu quả đối với việc bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi khi sức đề kháng yếu và cơ thể không còn được dẻo dai như trước. Tuy nhiên, nếu tập thể dục không đúng cách thì không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn phản tác dụng.
1. Tập thể dục thế nào là an toàn cho người cao tuổi
Trước khi tập thể dục thì người cao tuổi cần phải lượng sức mình. Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình. Ngoài ra, cần tự xem xét sức khỏe của bản thân đang có gặp phải các vấn đề nào hay không như:
- Đang mắc bệnh tim mạch.
- Thường xuyên đau tức ngực.
- Từng bị ngất xỉu hoặc bị xây xẩm mặt mày hay không?
Khi đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì người cao tuổi cần đến thăm khám bác sĩ để lựa chọn các bài thể dục an toàn và đạt hiệu quả trong quá trình luyện tập.
Đối với một số người cao tuổi chưa từng có thói quen tập thể dục thể thao trước đó thì nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ tập luyện lên để phù hợp với sức của mình. Sau khi khỏe lại mới tăng thêm thời gian và nhịp độ luyện tập.
Người cao tuổi cần lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe - Ảnh Internet
2. Lựa chọn tham gia các hoạt động thể thao phù hợp
Bất kể với đối tượng nào trước khi thực hiện quá trình luyện tập thể dục thể thao thì cũng cần quan tâm rằng mình phù hợp với loại thể thao nào và sức khỏe của mình ra sao, ưa thích môn thể thao nào nhất.
Cách để lựa chọn hoạt động thể thao phù hợp mà mình vẫn ưa thích sẽ làm kích thích tinh thần tập luyện đều đặn hơn của mỗi người. Tập luyện các môn thể thao, hoạt động thể thao đồng đội, theo nhóm thì nên tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, đánh cầu lông, tennis,... Còn nếu có sở thích mang tính cá nhân thì người cao tuổi có thể đi bơi, đi bộ trong công viên,...
3. Thời điểm nên tập thể dục thể thao
Mỗi thời điểm lựa chọn để tập thể dục thể thao sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau. Lựa chọn thời điểm tập thể dục thích hợp nhất trong ngày mà mình sung sức nhất để luyện tập.
Người cao tuổi thường có thói quen ngủ dậy sớm, việc đi bộ hoặc lựa chọn chơi thể thao vào buổi sáng là điều kiện thích hợp hơn cả. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi cảm thấy buổi chiều mình khỏe mạnh hơn thì luyện tập vào buổi chiều sẽ là điều kiện thích hợp.
Ngoài việc lựa chọn giờ để chơi thể thao thì việc tập luyện đều đặn cũng đem lại hiệu quả tốt. Khi quyết tâm luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ hình thành thói quen tập luyện, không luyện tập thể thao tùy hứng. Do đó, để duy trì thói quen tập luyện thể thao người cao tuổi cần lựa chọn hoạt động ăn khớp với thời gian của mình.
Tuy nhiên, tập thể dục không phải hành động ép buộc mà là thói quen cần duy trì để bảo vệ sức khỏe. Do đó, người cao tuổi không cần quá căng thẳng trong việc luyện tập mà hãy luyện tập theo cách mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất.
Trong công viên người cao tuổi có thể vừa đi bộ nhẹ nhàng vừa trò chuyện cùng bạn đồng hành - Ảnh Internet
Lựa chọn phù hợp nhất là có thể đi bộ trong công viên nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn có thể trò chuyện cùng bạn đồng hành. Khi đó, việc tập thể dục sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không mệt mỏi. Người cao tuổi có thể đi bộ đến khi nào cảm thấy thấm mệt thì nghỉ, không nên cố.
4. Thể dục quá sức ở người cao tuổi
Sau khi luyện tập thể dục và đã thực hiện ngồi nghỉ 10 phút nhưng vẫn cảm thấy mệt, có dấu hiệu thở dốc. Đây là một trong những biểu hiện chính xác nhất của việc luyện tập quá sức.
Nếu các biểu hiện này diễn ra, người cao tuổi cần điều chỉnh lại cường độ luyện tập, tương tự khi đang tập hoặc sau buổi tập nếu thấy khó thở hoặc có dấu hiệu muốn ngất xỉu, cảm giác bủn rủn chân tay,... đều là những dấu hiệu của việc luyện tập quá sức.
Luyện tập thể dục đối với người cao tuổi cần tạo điều kiện tập luyện an toàn và tinh thần thoải mái. Vì vậy khi tập luyện cần lựa chọn giày mềm, vừa chân, khi đi giày chân không bị khó chịu. Các loại quần áo luyện tập cũng cần rộng, thoáng mát, chất liệu dễ thấm mồ hôi.
Lựa chọn địa điểm luyện tập an toàn, nếu trời mưa có thể luyện tập nhẹ nhàng ở trong nhà, không nên ra ngoài vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cần có các hoạt động thể dục đa dạng tránh gây nhàm chán, bài tập thường xuyên thay đổi để đỡ đơn điệu, buồn tẻ, xen kẽ giữa các bài đi bộ có thể vươn vai, hít thở, vung tay chân để cơ thể thoải mái.
Việc tập luyện thể dục thể thao đối với người cao tuổi đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp phòng chống các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Bí quyết giữ sức khỏe an toàn mùa dịch cho người cao tuổi Những người lớn tuổi luôn cần vận động để bảo về sự khỏe đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh. Bí quyết giữ sức khỏe an toàn mùa dịch cho người cao tuổi. Ảnh Internet Thay vì hoang mang lo lắng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người cao tuổi hãy giữ vững tâm...