Tầm quan trọng của Sáng kiến hòa bình Arab
Ngày 21/9, các nước thành viên của Ủy ban Sáng kiến hòa bình Arab nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã nhóm họp tại New York, Mỹ, bên lề Khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ).
Cảnh sát biên giới Israel trong cuộc xung đột với người biểu tình Palestine tại làng Turmus Ayya, gần Ramallah, Khu Bờ Tây ngày 8/7/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Hội nghị bàn tròn này được triệu tập theo lời mời của Ngoại trưởng Saudi Arabia – Hoàng tử Faisal bin Farhan bin Abdullah và Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit để kỷ niệm 20 năm Riyadh đưa ra sáng kiến nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Hội nghị thượng đỉnh AL tại Beirut (Liban) năm 2002.
Tại cuộc họp ở New York, các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Sáng kiến hòa bình Arab, đồng thời cảnh báo rằng triển vọng của một giải pháp chính trị vẫn còn mờ mịt. Các đại biểu cũng báo động về tình hình nhân đạo đang xấu đi ở các vùng lãnh thổ của người Palestine, các mối đe dọa ngày càng tăng và việc mở rộng ngày càng nhiều các khu định cư bất hợp pháp của Israel. Hội nghị đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát một làn sóng bạo lực mới đe dọa người dân Palestine và gây nguy hiểm cho khu vực. Trong bối cảnh tiến trình chính trị bị đình trệ, các nước thành viên của Ủy ban Sáng kiến hòa bình Arab hối thúc các bên liên quan triển khai những bước cụ thể nhằm hỗ trợ nối lại đối thoại dựa trên Sáng kiến hòa bình Arab năm 2002 và các nghị quyết liên quan của LHQ.
Tham dự hội nghị có các thành viên của Ủy ban Sáng kiến hòa bình Arab gồm Jordan, Ai Cập, Bahrain, Tunisia, Algeria, Saudi Arabia, Sudan, Iraq, Palestine, Qatar, Liban, Maroc và Yemen; các nước châu Âu bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông là Tây Ban Nha, Thụy Điển và Pháp; những người đứng đầu của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và các đặc phái viên hòa bình của EU và LHQ.
Theo Sáng kiến hòa bình Arab năm 2002, các nước Arab sẽ công nhận Israel nếu Israel rút khỏi vùng đất chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, chấp nhận việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem và quyền hồi hương của người tị nạn Palestine. Kể từ đó, sáng kiến này vẫn là cơ sở cho những lời kêu gọi của người Palestine, Arab và Hồi giáo về hòa bình và giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.
Palestine và cộng đồng quốc tế phản đối Israel đóng cửa 7 tổ chức nhân đạo tại Bờ Tây
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 20/8, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chỉ trích động thái Israel đóng cửa 7 tổ chức nhân đạo của Palestine tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Quang cảnh khu định cư Do Thái Maale Adumim (phía sau) trên sa mạc Judea thuộc Khu Bờ Tây, cách Jerusalem khoảng 5km về phía Đông. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn chính thức của Palestine WAFA đưa tin, phát biểu tại cuộc họp với những người đứng đầu và đại diện của các tổ chức nhân đạo nói trên, Tổng thống Abbas nhấn mạnh ông phản đối hành động của Israel, đồng thời cho biết người dân Palestine sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó.
Tổng thống Abbas còn cáo buộc Israel đang áp đặt chính sách đơn phương và Palestine "sẽ không chấp nhận việc (Israel) tiếp tục thực thi chính sách như vậy".
Tổng thống Abbas cho biết thêm rằng "hoạt động trao đổi liên lạc sâu rộng vẫn được duy trì với tất cả các bên nhằm chấm dứt các hành vi khiêu khích của Israel nhằm vào các tổ chức của Paletine".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao của các nước châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển cũng bày tỏ quan ngại trước việc Chính phủ Israel đóng cửa 7 tổ chức nhân đạo tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng, đồng thời nhấn mạnh hành động này là "không thể chấp nhận được".
Trước đó, ngày 18/8, quân đội Israel đã tiến hành khám xét và phong tỏa văn phòng của 7 tổ chức nhân đạo Palestine ở Ramallah thuộc khu Bờ Tây với cáo buộc các thực thể này là tổ chức bất hợp pháp và tài trợ khủng bố. Tài sản của các văn phòng này đã bị tịch thu và tiêu hủy. LHQ cho rằng Israel nên cho phép các tổ chức này tiếp tục thực hiện các hoạt động nhân đạo tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng do cho tới nay Tel Aviv vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào để chứng minh cho cáo buộc trên.
Nhà lãnh đạo Palestine điện đàm với Quốc vương Jordan và Tổng thống Nga Ngày 18/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Quốc vương Jordan Abdullah II và Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình hiện nay tại Trung Đông, đặc biệt là leo thang căng thẳng với Israel. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Ramallah, Khu Bờ Tây, ngày 27/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn chính...