Tắm nước nóng hằng ngày giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch
Phát hiện trên vừa được các nhà khoa học Nhật Bản và Ai Cập công bố trên Tạp chí Heart, sau khi họ phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 30.000 người từ 45-59 tuổi tại Nhật trong 20 năm.
Lúc bắt đầu nghiên cứu, người tham gia cung cấp thông tin về thói quen tắm, tập thể dục, chế độ ăn, mức tiêu thụ rượu bia, chỉ số khối cơ thể, thời gian ngủ trung bình, bệnh sử và việc sử dụng thuốc. Trong thời gian theo dõi, có 2.097 người tử vong vì bệnh tim mạch, bao gồm 328 ca đột quỵ tim và 1.769 ca đột quỵ não.
Sau khi loại trừ các yếu tố nguy cơ, nhóm nghiên cứu phát hiện so với những người không có thói quen tắm nước nóng hoặc tắm từ 1-2 lần/tuần, những người tắm nước nóng hằng ngày có nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ lần lượt thấp hơn 28% và 26%. Họ còn nhận thấy việc thường xuyên tắm nước nóng không làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh lý tim mạch hoặc xuất huyết dưới màng nhện của não.
Video đang HOT
Về nhiệt độ nước, các chuyên gia cho biết tắm nước ấm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ này giảm 35% khi tắm nước nóng hơn.
YẾN KHOA
COVID-19 có thể gây ra chấn thương tim
COVID-19 có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho những người mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn và gây tổn thương tim ngay cả ở những bệnh nhân không mắc bệnh tim.
Kết quả đánh gia này đến từ các nhà khoa học của Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại Houston (UTHealth) được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology.
Các chuyên gia đã biết rằng các bệnh do virus như COVID-19 có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và dẫn đến tổn thương phổi và thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng nhưng ít biết về tác động trên hệ thống tim mạch.
Có khả năng ngay cả khi không có bệnh tim trước đó, cơ tim có thể bị ảnh hưởng bởi coronavirus, Mohammad Madjid, tác giả chính của nghiên cứu và một trợ lý giáo sư về tim mạch tại UTHealth cho biết. Về cơ bản, chấn thương cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào mắc hoặc không mắc bệnh tim.
Các tác giả nghiên cứu cũng giải thích rằng nghiên cứu từ coronavirus và dịch cúm trước đây cho thấy rằng nhiễm virus có thể gây ra hội chứng mạch vành cấp tính, rối loạn nhịp tim và sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim.
Trong một bản tin do Đại học Tim mạch Mỹ phát hành đã tiết lộ rằng tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID-19 đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch là 10,5%. Dữ liệu cũng chỉ ra khả năng lớn hơn là những người trên 65 tuổi mắc bệnh tim mạch vành hoặc tăng huyết áp có thể mắc bệnh, cũng như gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc quan trọng.
Theo các tác giả nghiên cứu, các trường hợp nguy kịch là những trường hợp báo cáo suy hô hấp, sốc nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong.
Trang Phạm
Bệnh tim mạch: Định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng Thuật ngữ bệnh tim rất rộng và bao gồm một số tình trạng, từ bất thường bẩm sinh đến bệnh xơ vữa động mạch vành. Đôi khi thuật ngữ này được sử dụng đồng nghĩa với bệnh động mạch vành, nhưng theo nghĩa thực sự của thuật ngữ này, bệnh tim có thể áp dụng cho bất kỳ tình trạng nào về tim....