Tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh bữa trưa vội vã và đạm bạc của cô giáo mầm non, vừa ăn trưa vừa bồng trẻ ngủ, khiến nhiều người xúc động, đồng cảm.
Lòng yêu trẻ là động lực giúp các cô giáo vượt qua khó khăn để theo nghề
Đủ kiểu ứng phó với học trò nhí
“Cô ơi, bạn giành đồ chơi của con!”; “Cô ơi, bạn đánh con, giật tóc con!”… Đang hướng dẫn các bé chơi đồ chơi, cô giáo Triệu Thị Kim Hằng (25 tuổi) không ít lần phải đóng thêm vai “quan tòa” phân xử những vụ kiện tụng của các bé. Mỗi ngày đi làm, với cô Kim Hằng là một ngày biến hóa đủ kiểu ứng phó với các học trò nhí.
Quá trình làm việc tại một số trường mầm non đem đến cho cô giáo Kim Hằng nhiều trải nghiệm. Hiện tại cô đang là giáo viên Trường Mầm non Hoa Phượng (quận Bình Tân, TPHCM).
Đều đặn mỗi ngày cô có mặt ở trường trước 6 giờ 15 để đón các bé. Cô cùng một đồng nghiệp phụ trách lớp học 32 bé từ 3 – 5 tuổi. Bữa sáng và bữa trưa là lúc các cô vất vả nhất, bởi luôn phải hướng dẫn, dỗ dành các bé; bé nào không ăn được các cô phải đút cho từng muỗng.
Cô Kim Hằng kể: “Vừa quay qua hướng dẫn bé này cầm muỗng múc cơm, giật mình quay lại đã thấy bé kia làm đổ hết chén cơm xuống sàn. Có bé còn chọc phá bạn rồi bôi thức ăn lên đầy mặt”.
Video đang HOT
Bữa trưa kết thúc, các cô giáo đưa bé đi ngủ. Đến bên từng bé vỗ về rồi đắp chăn, các cô mới yên tâm đi ăn trưa. Khoảng 17 giờ, các bé được ba mẹ đến đón về, nhưng thỉnh thoảng cô Hằng vẫn phải nán lại trường vì có bé chưa được đón.
Cô Hằng cho biết: “Vì tôi ở gần trường nên cũng có trường hợp phụ huynh nhờ cô giáo dẫn luôn bé về nhà cô, chăm ăn bữa tối rồi ba mẹ tới đón”.
Những ngày này, khi dịch bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng tăng lên cũng là lúc các cô giáo mầm non càng phải kỹ càng trong việc chăm sóc các bé. Khi thấy bé có dấu hiệu bệnh, các cô kiểm tra rồi chuyển bé qua phòng y tế, liên lạc với phụ huynh.
Cô giáo Phương Oanh, giáo viên Trường Mầm non Hoa Lan (quận Gò Vấp, TPHCM), cho biết sau mỗi buổi dạy ở trường, các cô còn thường xuyên ở lại dọn vệ sinh mùng màn, đồ chơi nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh bệnh cho bé.
Tâm sự về nghề, cô giáo Phương Oanh nói: “Mọi người hay nghĩ ở bậc học mầm non chắc cũng chỉ dạy trẻ hát múa, đọc thơ, nhưng thật ra các bé được dạy rất nhiều điều, bởi giai đoạn đầu đời rất quan trọng với trẻ. Vì dạy theo hình thức lấy trẻ làm trung tâm, cô cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ sinh động để giúp bé luôn cảm thấy hứng thú khi tiếp cận các bài học. Bé cũng được dạy nhiều kỹ năng, cách tự chăm sóc bản thân như tập cầm bút, tập vẽ, rửa tay, rửa mặt, đánh răng, gấp quần áo, tự thay đồ… Đặc biệt, các bé được dạy nhiều về cách lễ phép với ông bà cha mẹ, những người lớn tuổi”.
Cần sự sẻ chia
Công việc của cô giáo mầm non rất vất vả. Hàng trăm công việc không tên trong lớp học nhỏ gần như đã lấy hết thời gian của các cô, nên những bữa ăn vội vàng bên cạnh những đứa trẻ không chịu nằm ngủ là bình thường. Để có thể gắn bó với nghề lâu dài, phải xuất phát từ tấm lòng đối với con trẻ. Có những ngày bé chơi đùa không may ngã sưng trán, hoặc mấy bé nhỏ chơi với nhau rồi lỡ đánh nhau xước da, cô giáo đã lo lắng bị phụ huynh mắng vốn, nghi ngờ. Với những lớp có trẻ tăng động, hay hét lên khi ngủ hoặc có chiều hướng tự kỷ, các cô rất cực khi phải để ý suốt, vì chỉ vài phút lơ là bé sẽ chạy mất.
Cô giáo Kim Hằng cho biết: “Với nghề giáo viên mầm non, nếu tính tình nóng nảy rất khó theo nghề lâu dài, bởi việc bé ăn cơm đổ, quấy phá, đi vệ sinh không đúng nơi, khóc lóc, đòi mẹ… là thường xuyên”.
Trong một lần vào trường đón con sớm, chị Hà Ngọc Nga (quận 9, TPHCM) đã xúc động trước hình ảnh giản dị của các cô giáo. Chị kể: “Có hôm xin đón con về, buổi trưa tôi ghé lớp, các con ngủ, còn các cô thì thức cặm cụi cắt cắt dán dán làm đồ chơi cho trẻ. Lúc đó, thực sự thấy rất cảm động. Nghề giáo viên mầm non vất vả vô cùng, mà tiền lương không tương xứng với công sức. Riêng các trường mầm non quốc tế trả lương cho giáo viên khá cao, nhưng đi kèm theo là những yêu cầu cao về chuyên môn và kỹ năng.
Chị Vi Lê có con đang học Trường Mầm non Tuổi thơ 6A (quận 3, TPHCM) nói về cô giáo của con mình: “Mỗi sáng tôi đưa con đi học, thấy con vui lắm. Nhìn cách thể hiện của con nít là biết cô giáo có yêu thương trẻ hay không. Thấy cô dang tay ra là bé chạy lại ngay. Chiều tôi tới đón, có khi bé còn níu chân cô, không chịu về. Không nên đánh đồng những cô giáo mầm non yêu trẻ, yêu nghề với những người đã có hành vi bạo hành gây bức xúc dư luận thời gian qua. Cô giáo mầm non rất cần được tôn trọng và sẻ chia”.
Theo sggp
Hàng trăm học sinh ở Ninh Bình nhập viện sau bữa trưa tại trường
Chiều 5/10, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn trưa bán trú tại trường.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 5/10, nhiều học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, nhiều cháu nôn ra thức ăn.
Học sinh tiểu học nhập viện trong tình trạng buồn nôn, sốt nhẹ.
Những học sinh này nhanh chóng được đưa đến phòng y tế học đường chăm sóc sau đó báo phụ huynh đưa về nhà.
Tuy nhiên, đến khoảng 15h30, nhiều học sinh khác có biểu hiện tương tự, ngay lập tức các thầy cô ở đây đã đưa các em vào Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình, Trung tâm Y tế thành phố Ninh Bình để theo dõi, điều trị.
Học sinh đang được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Ông Vũ Văn Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình xác nhận sự việc trên. Ông Cẩn cũng cho biết thêm, hiện cơ sở y tế đã cấp cứu ổn định cho các học sinh.
Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình đang phân loại các cháu học sinh đưa lên khoa điều trị. Không có học sinh nào bị nguy hiểm đến tính mạng, một số cháu đã được cho về nhà.
Nhận được thông tin, lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Bình, Sở Y tế, UBND thành phố Ninh Bình, Công an tỉnh cũng đã nhanh chóng có mặt tại trường phối hợp đưa học sinh đi cấp cứu, lấy mẫu bệnh phẩm để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Được biết, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là một trong những trường Tiểu học có chất lượng đào tạo mức tốt nhất tại thành phố Ninh Bình hiện nay. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2006./.
Theo vov
Giáo sư Nhật chuyển giao nghiên cứu biến đổi khí hậu cho Việt Nam Giám đốc ĐH Ibaraki hy vọng thế hệ người Việt trẻ sẽ chủ động với mọi thay đổi, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. "Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với nhiều hệ quả của biến đổi khí hậu, đặc biệt là từ phát thải khí nhà kính", Giáo sư Nobuo Mimura, Giám...