Tài xế thời virus corona: Không mặn mà nhận đơn, chấp nhận thu nhập giảm vì sợ dịch
Nhiến nhiều tài xế giao hàng thờ ơ, tắt ứng dụng không nhận đơn hàng khiến doanh thu tại nhiều nhà hàng giảm sút, giữa ảnh hưởng ngày càng phức tạp của dịch corona virus.
Tài xế tắt ứng dụng, hạn chế nhận đơn hàng chấp nhận thu nhập giảm
“Lo sợ virus corona nên tôi đã tắt app giao hàng hơn 1 tuần nay để ở nhà tập trung bán đồ gia dụng cho gia đình. Chấp nhận mất nguồn thu nhập từ công việc giao đồ ăn nhưng để hạn chế nhiễm cúm có hại cho sức khỏe thì nghỉ cũng đáng”.
Đó là tâm sự của anh Trần Trung Đức, tài xế GrabFood sống tại Trường Chinh, Hà Nội. Tương tự như anh, rất nhiều đồng nghiệp trong ngành giao nhận hàng online khác cũng “nghỉ hưu tạm” trong vài tuần qua.
Phải tiếp xúc với nhiều người, di chuyển qua nhiều khu vực, shipper giờ đây trở thành nghề chịu nhiều rủi ro giữa sức nóng dịch corona virus. Số lượng lớn nhân sự của ngành này lại chỉ làm việc bán thời gian, là sinh viên học sinh của nhiều trường trên địa bàn thành phố, nên trước nỗi lo sức khoẻ y tế, đồng thời với việc được nghỉ học, nhân sự ngành ngày càng hiếm hoi.
Với một số ít tài xế vẫn nhận giao hàng, thời điểm lựa chọn mở app chỉ vào các giờ cao điểm. Hoàng Trọng, sinh viên trường Đại học Thủy Lợi, cho hay, dù chỉ nhận đơn trong 2 tiếng buổi trưa và 3 tiếng mỗi tối, doanh thu vẫn đạt 300.000 – 400.000 đồng, tương đương mức thu cả ngày trước khi có dịch. Thế nhưng, ngoài chiếc điện thoại và phương tiện di chuyển, đồ nghề của anh giờ đây có thêm găng tay, khẩu trang và dung dịch rửa tay.
“Chi phí mất thêm và rủi ro là có thật, nhưng nếu ở nhà tôi cũng chẳng có thêm thu nhập gì. Người ta sợ mà mình dám làm thì mới dễ kiếm tiền, chỉ cần thận trọng và giảm bớt giao tiếp trực tiếp không cần thiết với cả người bán lẫn người mua”.
Video đang HOT
Chủ cửa hàng “sốt ruột”, thất thu vì không tìm được tài xế giao hàng
Theo chia sẻ từ một số chủ cửa hàng bán đồ ăn, số lượng đơn ban trực tiếp kể từ khi có dịch chỉ còn 60-70%. Tương ứng, đơn hàng đặt online tăng mạnh, nhưng vì thiếu người giao, nên thực thu sụt giảm đáng kể.
“Thời gian gần đây rất khó để gọi được người giao hàng vì app thường báo tài xế đang bận hoặc không hiển thị tài xế. Chúng tôi đã phải từ chối rất nhiều đơn, chấp nhận bị đánh giá thấp, hoặc thuê ship ngoài với chi phí cao hơn 50-70% so với giao qua ứng dụng”, chị Nguyễn Thị Hợp, chủ hàng phở tại Đội Cấn, Hà Nội cho biết.
Lượng khách tới trực tiếp quán thưa thớt hơn hẳn so với trước kia.
Việc thuê giao hàng ngoài ứng dụng buộc nhiều cửa hàng phải chốt lại đơn với khách, không chủ động được chi phí do mức phụ thu hoàn toàn phụ thuộc vào thoả thuận giữa tài xế và chủ cửa hàng. Nhiều cửa hàng thậm chí còn phải thuê thêm nhân viên chuyên chốt đơn và giao hàng cho khách với mức thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng.
Ứng dụng giao nhận đồ ăn và chuyên chở khách ‘vào cuộc” hỗ trợ tài xế và khách hàng
Trước tình hình virus corona xuất hiện tại Việt Nam, ứng dụng xe công nghệ Grab đã phê duyệt một nguồn quỹ tối thiểu 3 tỷ đồng để hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các tài xế.
Cụ thể, theo đại diện Grab, tài xế sẽ được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng nếu kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona theo xác nhận của cơ quan y tế. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng cung cấp khẩu trang miễn phí cho các tài xế tại các trung tâm đón tiếp.
Cũng giống Grab, Tập đoàn Mai Linh cũng đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng để mua sắm các trang bị cho người lao động gồm khẩu trang, găng tay y tế, nước rửa tay…. để ứng phó với dịch virus corona. Công ty này triển khai các chính sách, chế độ cho người lao động khi có xác nhận của Bộ phận y tế Tập đoàn hoặc các cơ sở y tế nếu liên quan đến căn bệnh này.
Cụ thể, hỗ trợ 1 triệu đồng/người đối với người lao động bị cách ly (do nghi nhiễm virus corona) và hỗ trợ 2 triệu đồng/người đối với trường hợp người lao động xác định nhiễm virus corona.
Cũng không nằm ngoài các chương trình hỗ trợ khách hàng và tài xế, ứng dụng gọi xe Be cũng tặng hàng chục nghìn chiếc khẩu trang, nước rửa tay và vitamin tổng hợp nhằm tăng cường sức đề kháng cho đội ngũ tài xế BeBike và BeCar tại Hà Nội và TP HCM. Be tặng thêm 2.000 gói bảo hiểm sức khỏe cho tài xế tích cực phòng chống dịch Corona.
Theo báo dân sinh
Sau dưa hấu và thanh long, tiếp tục đến sầu riêng "kêu cứu"
Hiện tại, ở Tiền Giang đang có tới 40.000 tấn sầu riêng chưa bán được. Nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng và khả năng tái đầu tư sản xuất cho mùa kế tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng.
Ảnh hưởng của tình trạng lây lan dịch virus corona đã và đang khiến cho nhiều lĩnh vực trong đời sống bị ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như việc xuất khẩu nông sản đang bị ngưng trệ khiến cho nhiều nông sản bị tồn lại.
Trước đó, rất nhiều dưa hấu và thanh long đã phải nhờ tới các biện pháp "giải cứu" như bán tại các thành phố, các siêu thị bán không lợi nhuận hay "vua bánh mì" Kao Siêu Lực đã cho ra mắt bánh mì thanh long để giúp tiêu thụ loại quả này. Thế nhưng vẫn chưa dừng ở đó, bởi sau dưa hấu và thanh long thì lại tiếp tục đến sầu riêng cần được "giải cứu".
Theo VTV, tại Tiền Giang, hơn 40.000 tấn sầu riêng chưa bán được. Nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng và khả năng tái đầu tư sản xuất cho mùa kế tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng. Cụ thể, trước khi xảy ra dịch bệnh, giá sầu riêng dao động từ 55.000 - 60.000/kg, nay chỉ còn 28.000 - 30.000/kg, chưa kể tới việc lượng lớn sầu riêng chưa thể tiêu thụ.
(Ảnh minh hoạ).
Theo báo dân sinh
Ngành đồ uống thế giới tổn thất nặng nề do virus corona Các hãng đồ uống như Coca-Cola, Carlsberg, Diageo, Starbucks... đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch virus corona... Đối với các tập đoàn hàng đầu thế giới, dịch viêm phổi cấp co virus corona mới (Covid-19) bùng phát ở Trung Quốc nhấn chìm dần những hy vọng về tăng trưởng doanh số cao ở thị trường này trong năm nay.Hãng bia...