Tại sao Trung Quốc bất ngờ ‘nã pháo’ thuế khiến ông Trump nổi giận?
Theo các chuyên gia Ngân hàng Goldman Sachs, việc Trung Quốc đánh thuế trả đũa Mỹ không có lợi cho nền kinh tế nước này. Đây chủ yếu là một nước cờ chính trị đầy toan tính.
“Khi bị tát vào mặt, hãy tát trả đối phương. Đó là chiến lược Trung Quốc đang áp dụng”, các nhà phân tích của Goldman Sachs viết trong báo cáo ngày 23/8. Trong hôm qua, Bắc Kinh tuyên bố áp thuế 5-10% lên 5.000 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá tổng cộng 75 tỷ USD.
Nhóm chuyên gia Goldman Sachs cho biết trên thực tế, nước cờ của Trung Quốc không gây nhiều ngạc nhiên. Bởi trước đó, Bắc Kinh luôn trả đũa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump leo thang căng thẳng thương mại.
“Không trả đũa có lẽ sẽ tốt cho nền kinh tế Trung Quốc hơn. Nhưng về phương diện chính trị, đó là điều không thể chấp nhận được với Bắc Kinh”, các chuyên gia Goldman Sachs nhấn mạnh trong báo cáo.
Họ nhận định Bắc Kinh coi việc ông Trump hoãn đánh thuế nhiều mặt hàng Trung Quốc tới tháng 12 nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng mùa mua sắm lễ hội “là dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối”.
Các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng việc ông Trump hoãn đánh thuế lên hàng Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh phản công quyết liệt hơn. Ảnh: Getty.
“Quyết định đó của ông Trump thậm chí có thể khiến chiến tranh thương mại kéo dài, bởi nhiều người tại Trung Quốc cho rằng đó dấu hiệu của sự yếu đuối. Như vậy, chính quyền Trung Quốc càng không muốn xuống thang để đạt một thỏa thuận”, các nhà phân tích Goldman Sachs khẳng định.
Video đang HOT
CNN cũng cho rằng Trung Quốc trả đũa hôm 23/8 nhằm mục tiêu khiến Tổng thống Trump thêm lo ngại về hiện trạng kinh tế Mỹ. Trước đó, đã có nhiều chuyên gia quốc tế cảnh báo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái và điều đó sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến cơ hội tái đắc cử của ông Trump năm 2020.
Cú đòn bất ngờ của Trung Quốc khiến Tổng thống Trump nổi giận. Trên Twitter, ông tuyên bố tăng thuế đánh vào 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 25% lên 30%. Ông cũng “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Mỹ tìm phương án rút khỏi Trung Quốc.
“Trung Quốc ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, khiến chúng ta thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Tôi sẽ không để điều đó xảy ra. Chúng ta không cần Trung Quốc, và thực tình là sẽ sống khỏe hơn nhiều khi không có họ”, ông Trump viết.
Giới quan sát nhận định với những gì đã diễn ra, chắc chắn chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ còn leo thang trong thời gian tới.
Theo nld.com.vn
Tung đòn thuế 60 tỷ USD vào Mỹ, Trung Quốc còn những con bài khác
Ngay sau khi Mỹ đưa ra mức thuế mới, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết mặc dù không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp đối phó với Mỹ.
Không có ai chiến thắng
Thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang bị đe dọa đổ vỡ. Donald Trump đã tăng thuế nhập khẩu từ 10 đến 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng ra lệnh chuẩn bị mức thuế 25% cho phần còn lại của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 300 tỷ USD), hiện vẫn chưa phải chịu thuế. Vòng đàm phán cuối cùng diễn ra ngắn ngủi, hai bên giải tán, mà không đạt được thỏa hiệp nào.
Mặc dù sau cuộc hội đàm, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc - phó thủ tướng Lưu Hạc, và các nhà đàm phán Mỹ tuyên bố rằng cuộc họp diễn ra một cách xây dựng, rõ ràng mọi việc không dễ dàng. Thời gian lưu trú của phái đoàn Trung Quốc tại Washington đã giảm xuống còn hai ngày. Hơn nữa, giai đoạn chính của cuộc đàm phán chỉ kéo dài một tiếng rưỡi và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không gặp ông Lưu Hạc sau đó. Hai bên tuyên bố các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục sau đó, nhưng họ không ấn định ngày cho cuộc gặp mới.
Ngay sau khi Mỹ đưa ra mức thuế mới, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết mặc dù không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp đối phó với Mỹ. Sau đó Bộ Tài chính của Trung Quốc tuyên bố từ ngày 1 tháng 6, sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa đối với việc nhập khẩu hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ. Mức thuế nhập khẩu đối với các loại sản phẩm khác nhau thay đổi từ 5 đến 25%. Tuy nhiên Trung Quốc có hạn chế trong việc đưa ra con số phản hồi tương xứng vì tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước.
Những con bài khác
Nhưng Trung Quốc còn những con bài khác trong túi.
Một trong số đó là 1,2 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ. Trung Quốc vẫn là chủ sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất thế giới. Nếu Trung Quốc ngừng mua mới, hoặc thậm chí hơn thế, họ bắt đầu bán ra trái phiếu cũ, điều này có thể làm tụt giá chứng khoán của Mỹ. Và tỷ lệ phần trăm lãi suất, ngược lại sẽ tăng mạnh. Do đó Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc xử lý nợ, và các doanh nghiệp cùng cá nhân trong việc vay vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hơn nữa của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên biện pháp này, Trung Quốc chỉ có thể áp dụng như một phương sách cuối cùng. Thực tế trên thế giới không có sự đầu tư thay thế nào đáng giá hơn so với trái phiếu kho bạc Mỹ. Ngoài ra, chính Trung Quốc cần dự trữ ngoại hối để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, cộng tác viên Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc Liu Ying nói với Sputnik cho biết.
Trung Quốc không cần phải buông bỏ nợ của Mỹ. Thứ nhất, Trung Quốc không phải châu Âu, Nhật Bản, Đức hay Nga. GDP của Trung Quốc là 90 nghìn tỷ nhân dân tệ, dự trữ vàng - hơn 3 nghìn tỷ đô la, Trung Quốc có nền kinh tế lớn. Bây giờ vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc không nằm ở thâm hụt thương mại. Không thể nói rằng, trong truờng hợp ngược lại, nếu thâm hụt buôn bán nghiêng về phía Trung Quốc, thì sẽ có chiến tranh thương mại hay không. Trung Quốc có thể có thặng dư thương mại, còn lợi nhuận vẫn sẽ ở lại Mỹ. Một tình huống như vậy với cán cân thương mại chênh lệch là kết quả của sự phân công lao động quốc tế, là kết quả của sự liên quan giữa các chuỗi sản xuất.
Chứng khoán đỏ sàn vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Đồng đô la là một loại tiền tệ trên thế giới. Chỉ trong điều kiện thâm hụt cán cân thanh toán, bạn mới có thể xuất ra đồng đô la. Có hơn một trăm quốc gia trên thế giới mà Mỹ mất cân bằng thương mại. Mỹ không thể mở cuộc chiến thương mại với tất cả các nước. Và sau đó, tất cả đều giống nhau, theo hướng ngược lại, cán cân thanh toán sẽ không thể thay đổi, điều này hoàn toàn bị loại trừ trong trường hợp của Trung Quốc. Vì vậy, phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là không có ý nghĩa gì. Hoa Kỳ đơn giản, dưới cái cớ của một cuộc chiến thương mại, tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc, cố gắng đạt được những điều kiện tốt nhất cho chính mình.
Thứ hai, chúng tôi có đủ không gian nội địa, sự ổn định cũng rất tuyệt vời. Chúng tôi có một nền kinh tế, thị trường quy mô lớn, triển vọng phát triển tốt. Kinh tế không còn phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu, nhu cầu trong nước trở thành động lực tăng trưởng. Tiêu thụ đã đóng góp hơn 60% tăng trưởng GDP, lĩnh vực dịch vụ đã tiếp cận công nghiệp và cũng đang trở thành động lực tăng trưởng. Điều này đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, bởi vì ngành dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực. Do đó, sự phát triển của ngành dịch vụ có tiềm năng lớn.
Ngoài ra, chúng tôi dựa vào sự tăng trưởng sáng tạo. Khoa học và công nghệ cũng đóng góp gần 60% tăng trưởng GDP. Do đó, trong điều kiện phát triển của ngành dịch vụ, chúng tôi cũng chú ý đến phát triển thị trường, tăng trưởng kinh tế, khoa học và công nghệ. Vì vậy, chúng tôi không sợ một cuộc chiến thương mại.
Cuối cùng, Trung Quốc có hơn 3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối. Và đó là cần thiết. Trung Quốc là một quốc gia lớn, và cần đến dự trữ quy mô lớn. Xuất khẩu và nhập khẩu năm ngoái lên tới 30 nghìn tỷ nhân dân tệ, do đó một lượng dự trữ nhất định phải được duy trì. Trung Quốc không thể, giống như một số nước, hoàn toàn loại bỏ dự trữ, chúng tôi sẽ không làm điều này".
Theo chuyên gia này, Trung Quốc có lẽ sẽ không bị giới hạn trong bất kỳ một biện pháp nào. Ở đây chúng ta cần một cách tiếp cận tích hợp. CNBC dẫn lời cựu phó Trợ lý Ngoại trưởng Susan Shirk, người lưu ý rằng các biện pháp hạn chế rất có khả năng liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ. Các biện pháp tương tự đã được Trung Quốc áp dụng trong quá trình suy giảm quan hệ với bất kỳ quốc gia nào. Chẳng hạn, Trung Quốc đã cấm cung cấp hạt cải Canada với số hàng trị giá 2 tỷ USD. Ngoài ra, đình chỉ việc cung cấp thịt lợn từ hai nhà sản xuất lớn nhất Canada. Sau khi mối quan hệ với Úc trở nên phức tạp, các tàu chở than từ Úc đã ngồi chơi ở các cảng Trung Quốc trong hơn một tháng. Tất nhiên, trong mọi trường hợp, các hạn chế về nguồn cung đã được áp đặt vì những lý do cụ thể. Nông sản Canada không đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật. Than Úc cũng đã được kiểm tra việc tuân thủ các quy định về môi trường. Tuy nhiên, tất cả những sự chậm trễ này trùng khớp chính xác với thời gian khó khăn trong quan hệ giữa các quốc gia.
Cuối cùng Trung Quốc có thể bù đắp những ảnh hưởng của việc áp dụng thuế do sự mất giá của đồng nhân dân tệ. Theo ông Bo Zhuang, nhà kinh tế tại công ty phân tích TSLombard, được WSJ dẫn lời, nếu 25% thuế được áp dụng cho tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải hạ tỷ giá nhân dân tệ xuống còn 7,6 nhân dân tệ 1 USD. Trong các vòng đàm phán thương mại trước đây, Trung Quốc hứa với Mỹ sẽ duy trì tỷ giá tiền tệ ở mức ổn định để không tạo ra lợi thế cạnh tranh giả tạo cho các công ty của mình. Tuy nhiên, nếu các quy tắc trò chơi đã thay đổi đáng kể và không đạt được thỏa thuận nào, không có gì ngăn cản Ngân hàng Trung ương Trung Quốc xem xét lại chính sách tiền tệ của mình.
Theo Danviet
Tài sản 500 người giàu nhất thế giới 'bốc hơi' 118 tỷ USD chỉ trong 2 tuần Tổng tài sản của 500 tỷ phú giàu nhất thế giới đã "bốc hơi" 118 tỷ USD tính từ đầu tháng 8 cho tới nay, theo Forbes. Những biến động trong thị trường trái phiếu cho thấy suy thoái có thể xảy ra cho những nền kinh tế lớn. Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá giữa lúc những lo ngại về...