Tại sao phát triển năng lực tư duy là cần thiết trong giáo dục?
Việc đầu tư cho con trẻ học phát triển Năng lực tư duy là ưu tiên hàng đầu, thậm chí trước cả học ngoại ngữ hay các môn học khác.
Những người thành công là những người có khả năng sáng tạo và tư duy khác biệt. Phần lớn trong số họ ngay từ khi còn bé đã hình thành năng lực tư duy thông qua thói quen tìm tòi, tư duy đa chiều, tư duy logic, khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, từ đó học tốt tất cả các môn học và khi trưởng thành sẽ trở thành những người thành công.
Vậy nên việc đầu tư cho con trẻ học phát triển Năng lực tư duy là ưu tiên hàng đầu, thậm chí trước cả học ngoại ngữ hay các môn học khác.
Đào tạo năng lực tư duy trên thế giới
Trong môi trường hội nhập, để thích ứng và tồn tại, bên cạnh ngôn ngữ quốc tế, thế hệ trẻ cần phải được trang bị năng lực tư duy sáng tạo. Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, giáo dục năng lực tư duy luôn được coi là mục tiêu của giáo dục hiện đại.
Do đó, các mô hình đào tạo và phát triển năng lực tư duy từ lâu đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của phát triển giáo dục hiện đại.
Nổi bật trong số đó là các mô hình đào tạo năng lực tư duy của CMS Edu Hàn Quốc. Đây là Tập đoàn hàng đầu cung cấp các chương trình đào tạo năng lực tư duy với lịch sử hoạt động hơn 20 năm.
Chương trình được xây dựng bởi ông Lee Chung Koog – Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới (WMO) và các giáo sư hàng đầu thế giới. Đến nay, chương trình này đã phát triển thành công tại nhiều quốc gia.
Ông Lee Chung Koog – Phó Chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới.
Theo đó, phương pháp giáo dục “Maieutic” (gợi hỏi) khuyến khích học sinh liên tục đặt câu hỏi, thay vì thụ động tiếp thu một chiều những điều được dạy được coi là một giải pháp hiệu quả.
Với phương pháp này, học sinh sẽ hiểu được bản chất của khái niệm và nguyên tắc bằng cách tự đặt câu hỏi và tự tìm lời giải cho mình thay vì học kiểu máy móc như các phương pháp thường thấy.
Nội dung chương trình mang tính hệ thống, bảo đảm cho trẻ phát triển năng lực tư duy một cách toàn diện và có lộ trình theo từng cấp độ: từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Do năng lực tư duy là khái niệm mang tính trừu tượng và tổng hợp của nhiều khía cạnh khác nhau nên cần chú ý tới tất cả các yếu tố cấu thành của nó.
Video đang HOT
Vì thế, các chương trình đào tạo về phát triển năng lực tư duy của CMS Edu cũng được thiết kế và tích hợp kiến thức một cách toàn diện: tư duy gắn liền với ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và giao tiếp.
Theo đó, không đơn thuần là dạy Toán, chương trình học tập trung tích hợp các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động như: tương tác, kể chuyện, làm việc nhóm,…
Đồng thời, khuyến khích khả năng quan sát, mức độ tập trung cũng như các kỹ năng tư duy phản biện của trẻ. Từ đó, kiến thức, ngôn ngữ cùng sự tự tin sẽ phát triển trong tâm hồn của con trẻ một cách thật tự nhiên.
Đào tạo năng lực tư duy ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều mô hình giáo dục mới, hiện đại đã và đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng mới cho thế hệ công dân toàn cầu.
Khoảng 3 năm trở lại đây, các chương trình giáo dục ngày càng được quan tâm, chú trọng phát triển nhiều hơn, đặc biệt là các chương trình ưu tiên dành cho thế hệ trẻ như: các chương trình giáo dục trực tuyến, mô hình giáo dục STEM, đào tạo năng lực tư duy và đào tạo ngôn ngữ quốc tế,…
Đào tạo năng lực tư duy tại Việt Nam đang trở thành xu hướng giáo dục tất yếu.
Trong số các chương trình giáo dục mới, đào tạo năng lực tư duy là chương trình được đông đảo phụ huynh quan tâm, đón nhận.
Đáp ứng nhu cầu này, Tập đoàn Egroup đã hợp tác với Tập đoàn Giáo dục CMS Edu Hàn Quốc đưa mô hình đào tạo năng lực tư duy CMS Edu Hàn Quốc về Việt Nam vào tháng 4/2018 với tên gọi Hệ thống trung tâm phát triển Năng lực tư duy và Sáng tạo quốc tế CMS Edu (gọi tắt là CMS Edu Việt Nam).
Chương trình giúp kích thích trí tò mò, phát triển năng lực tư duy toàn diện, khả năng tưởng tượng, suy nghĩ sáng tạo và rèn luyện các kỹ năng của trẻ thông qua các hoạt động và kiến thức tích hợp, trong đó có môn Toán.
Nhằm ghi nhận sự trưởng thành và vinh danh những gương mặt xuất sắc & những gương mặt hoàn thiện chương chương trình và lộ trình năm học mới, lần đầu tiên CMS Edu Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh và trao chứng chỉ cho học sinh với tên gọi ” Hành trình trưởng thành “.
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chặng đường dài các bạn nhỏ đã gắn bó cùng CMS Edu Việt Nam, mang năng lực tư duy ứng dụng vào học tập và đời sống.
CMS Edu Việt Nam đã đào tạo nhiều lớp học sinh tài năng, đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế.
Tại lễ vinh danh , CMS Edu Việt Nam đã trao chứng chỉ và vinh danh 299 học sinh tại 10 trung tâm.
Trong đó, Nhiều học sinh tài năng đã đạt được nhiều thành tích cao tại những cuộc thi trong nước và quốc tế như: Kỳ thi Olympic quốc tế ASMO, Olympic Toán Tiếng Anh Seamo, Olympic Toán Titan, Toán Hoa Kỳ AMO, Toán Kangaroo, Violympic… và nhiều kỳ thi Toán học khác.
Dương Hải Nguyên, học sinh giành Huy chương Vàng Seamo 2020 Kì thi Olympic Toán Tiếng cùng nhiều khác thành tích trong những cuộc thi trong và ngoài nước giao lưu tại lễ vinh danh.
Chỉ sau 3 năm, CMS Edu Việt Nam đã nhanh chóng được biết đến là hệ thống trung tâm tiên phong dẫn đầu về mô hình đào tạo năng lực tư duy với 13 trung tâm trên toàn quốc với hơn 10.000 học sinh theo học. Học sinh theo học tại CMS Edu Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể về điểm số trên lớp và năng động tham gia các hoạt động xã hội.
STEM, tại sao không?
Xu hướng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo cho trẻ em đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều năm gần đây, giáo dục STEM cũng được ngành Giáo dục quan tâm, thực hiện thí điểm để nhân rộng...
Học sinh hào hứng với xu hướng STEM.
Phát triển nhiều kỹ năng cho học sinh
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể 2018 và chương trình môn học, Thông tư 32 và Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT đã đề cập đến STEM trong từng môn học, định hướng dạy các môn khoa học thành bài học STEM, trải nghiệm STEM, nghiên cứu khoa học.
Hoạt động trải nghiệm STEM là sự kết nối giữa kiến thức trong nhà trường với các vấn đề thực tiễn, gắn sản xuất với kinh doanh, nghiên cứu khoa học để học sinh (HS) tạo ra sản phẩm mang tính mới cho xã hội. Đồng thời, hoạt động này cũng rèn luyện cho HS khả năng nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó hình thành năng lực, định hướng nghề nghiệp và gieo mầm khởi nghiệp cho các em.
Tính đến nay, chương trình thí điểm giáo dục STEM tại cơ sở giáo dục trung học do Bộ GDĐT phát động đã triển khai được hơn 3 năm. Đánh giá về quá trình thực hiện, ông Nguyễn Xuân Thành-Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết đã thu được nhiều kết quả.
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây, ngoài những trường học tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, những trường học tại các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định... cũng triển khai hiệu quả hoạt động giáo dục STEM.
Một giáo viên Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh chia sẻ: Khi tham gia thí điểm giáo dục các trường THPT Việt Nam, tôi có giảng dạy 1 số tiết học liên quan đến STEM và nhận thấy các em rất hào hứng với những tiết học này. Ví dụ như cho HS làm sản phẩm sữa chua.
Các em tự ra mua nguyên vật liệu, tự tính toán sử dụng giá trị sản phẩm (tích hợp môn Toán). Nhóm khác tự làm men sữa chua, nghiên cứu ở nhà bằng cách sử dụng môn Hóa học, nhóm khác nghiên cứu về nhiệt độ ảnh hưởng quá trình lên men liên quan môn Vật lý, nhóm thực hiện liên quan đến mặt công nghệ như nghiên cứu các loại sữa chua mới như sữa chua hoa quả, thực hành ý tưởng mới...
Giáo viên này nhận định: Các em hoạt động thực tế, làm việc nhóm, kết hợp các kiến thức liên quan trong chương trình phổ thông như vậy, giúp các em hình thành nhiều kỹ năng hướng đến cả khi học xong.
TS Tưởng Duy Hải- Phó Trưởng bộ môn Phương pháp giảng dạy, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: STEM là nhóm ngành thuộc mảng khoa học công nghệ và Toán rất quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số.
Trong khuôn khổ nhà trường, STEM là hình thức dạy học mang tính tích hợp liên môn của các môn khoa học, công nghệ kỹ thuật và Toán để HS phát triển các năng lực, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ở tầm cao hơn, giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho HS, để khi các em ra trường có thể tiếp cận với các lĩnh vực nghề nghiệp trong thời đại công nghệ số ngày nay.
Nhận thức đúng, đủ về STEM
TS Hải chia sẻ: Thông qua giải pháp giáo dục STEM, bài học STEM, có thể rèn cho HS những nhóm năng lực cụ thể. Ví dụ thông qua nền tảng số, phần mềm hệ thống số, công nghệ số để HS có thể kết nối được với nhau, điều khiển tự động các phương tiện, thiết bị. Đồng thời gắn kết những nền tảng này luôn vào trong bài học của môn Tin học, Công nghệ vì những môn này có sự tích hợp nền tảng công nghệ số rất mạnh.
Cùng với đó, có thể dùng công nghệ số, nền tảng số để HS học những bài học STEM trong các môn Vật lý, Toán học, Sinh học, Hóa học giúp thu thập, xử lý thông tin, xây dựng các mô hình, mô phỏng quá trình hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Như vậy, từ trong nhà trường, HS đã tích hợp năng lực công nghệ số, chuyển đổi số thông qua các bài học STEM.
Dựa trên nền tảng công nghệ số, HS có thể đưa ý tưởng sáng tạo, sau đó thực thi, trải nghiệm và hình hành nên những sản phẩm công nghệ, phần mềm hữu ích. Năng lực thứ ba là làm việc trong môi trường hợp tác, tiếp cận đa nền tảng, từ nguồn lực tài chính đến con người, công nghệ để chuyển hóa các ý tưởng sơ khai thành sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM cũng còn một số khó khăn, hạn chế, trong đó có hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, HS và cộng đồng. Khái niệm giáo dục STEM còn được hiểu khác nhau. Hoạt động giáo dục STEM là vấn đề còn mới mẻ đối với nhiều trường học và nhiều giáo viên.
Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM. Tâm lý nhiều học sinh và phụ huynh HS vẫn chỉ quan tâm đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi. Vì vậy, có những em có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ học sinh ủng hộ tham gia hoạt động STEM.
Là chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, PGS.TS Lê Huy Hoàng -Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, ĐHSP Hà Nội, Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng nhấn mạnh vai trò của nhận thức đúng, đủ về STEM.
"Khi phỏng vấn giáo viên, phục vụ đề tài nghiên cứu về giáo dục STEM, tôi thấy thầy cô có góc nhìn khác nhau, quan niệm chưa thống nhất về giáo dục STEM, mặc dù Bộ GDĐT đã có nhiều tài liệu trình bày môt cách tương đối tổng quát, dễ hiểu liên quan đến nội dung này. Do đó, để triển khai giáo dục STEM được hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là giúp giáo viên, học sinh, hiểu đúng, đủ, sâu về hoạt động này"- ông Hoàng nói.
Để hỗ trợ cho các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục STEM, Công ty CP Phát hành sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành bộ sách "Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông".
Bộ sách giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông (từ lớp 1 đến 12) là sản phẩm của một nhóm nghiên cứu hơn 10 người từ năm 2018 đến nay, tích hợp các bài học STEM vào chương trình GDPT. Là thành viên biên soạn, TS Tưởng Duy Hải - Phó Trưởng bộ môn Phương pháp giảng dạy, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, bộ sách sẽ có nhiều hỗ trợ cho giáo viên và HS trong giảng dạy và học STEM.
Chương trình GD thông minh - những hiệu quả kỳ diệu! Để có thể dạy tốt - học tốt, đặc biệt là bắt nhịp với chuyển động số, thầy và trò không thể thờ ơ hoặc ngại khó với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động dạy và học. Ứng dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật vào đổi mới phương pháp giảng dạy - học tập được thực...