Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây?
Mặc dù biến thể Omicron đang lây lan ở Mỹ với tốc độ kỷ lục, nhưng không phải ai sống chung với người mắc COVID-19 cũng bị lây bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Yahoonews, vaccine COVID-19 rất hiệu quả trong ngăn ngừa ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong, nhưng có thể xảy ra ca mắc “vượt rào”, tức là tiêm vaccine rồi nhưng vẫn mắc bệnh dù triệu chứng nhẹ hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bất kỳ ai nhiễm Omicron đều có thể lây lan virus cho người khác, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng hoặc không có triệu chứng. Vì vậy, tại thời điểm này, nếu một hộ gia đình có một người dương tính với COVID-19, thì những người còn lại có mắc hay không bất kể tình trạng tiêm chủng?
Theo Tiến sĩ Lucy McBride, một bác sĩ ở Washington, D.C., không nhất thiết ai sống cùng hộ gia đình cũng mắc COVID-19. Bà giải thích rằng con người và virus liên quan tới nhau theo những cách khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Tiến sĩ Lucy McBride cho rằng có thể lấy virus cúm làm ví dụ để so sánh với virus SARS-CoV-2 mà Omicron là biến thể mới nhất. Không phải hai virus này đều giống nhau, nhưng có thể có trường hợp người mắc cúm trong gia đình lây cho người này mà không lây cho người khác. Tương tự, có thể gặp trường hợp người mắc COVID-19 trong gia đình chỉ lây cho một số đối tượng và “bỏ qua” cho những đối tượng khác.
Việc một người có nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19 trong gia đình hay không phụ thuộc trực tiếp vào lượng virus do người dương tính với COVID-19 thải ra, các điều kiện trong không gian đó, hệ thống miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người bị phơi nhiễm.
Có người hít một tải lượng virus nhỏ từ người bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có người hít phải một tải lượng virus lớn. Nói cách khác, mỗi người có thể đã hít phải một lượng virus khác nhau.
Ngoài ra, mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với virus dựa trên tình trạng bệnh nền, hệ thống miễn dịch và các yếu tố khác.
Ví dụ, nếu tiếp xúc với nguồn virus trong một căn phòng lớn có cửa sổ mở, thì mức độ phơi nhiễm sẽ khác với một người ngủ cùng phòng với người dương tính với COVID-19. Sống chung ca mắc COVID-19 nhưng nếu đã tiêm ba mũi vaccine, là một người trẻ, khỏe mạnh, thì kết quả là người đó có thể không bị mắc bệnh. Những người được tiêm chủng thường ít bị bệnh hơn những người không được tiêm chủng hoặc có các bệnh nền.
Vì vậy, không phải cứ sống chung với người mắc COVID-19 thì sẽ nhất định mắc bệnh theo.
Tuy nhiên, lây truyền trong gia đình là vấn đề phổ biến nhất trong đại dịch COVID-19 ở Mỹ. Lý do khiến virus lây lan nhanh và rộng trong hộ gia đình là vì khi ở nhà, mọi người thường không đeo khẩu trang và ở gần nhau.
Với Omicron, mọi người có thể truyền virus cho người khác ngay sau một ngày kể từ khi họ bị nhiễm cho đến 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Nhưng khoảng thời gian lây lan phổ biến hơn là từ 24 giờ trước khi phát triển các triệu chứng và 5 ngày sau khi phát triển các triệu chứng. Dù vậy, tất nhiên, các khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi người.
Theo Tiến sĩ McBride, mọi người cần tuân theo các hướng dẫn của CDC và cách ly trong 5 ngày, đeo khẩu trang từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 và thận trọng trong thời gian đó. Bà nói: “Tôi cũng khuyến nghị các bệnh nhân rằng nếu họ có đủ khả năng chi trả và có thể tiếp cận, hãy thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh vào ngày thứ 5 để cách ly. Nếu kết quả là âm tính vào ngày thứ 5, có thể khá chắc chắn rằng người đó không lây cho người khác. Nếu kết quả dương tính, cần kiểm tra lại vào ngày thứ sáu. Nếu bạn có kết quả âm tính vào ngày thứ 6, bạn có thể không cần cách ly”.
Hơn 3 triệu người Việt chắc chắn sẽ đặt mua bình chữa cháy sau khi xem xong clip này bởi 1 lý do
Một clip TikTok thu hút 3,4 triệu lượt xem và khiến hàng nghìn người bình luận khẳng định sẽ mua cho gia đình một chiếc bình chữa cháy ngay lập tức.
Một clip ghi lại hình ảnh chiếc xe máy bỗng nhiên bốc cháy giữa đường không rõ nguyên nhân. Trong khi chủ nhân đang loay hoay không biết xử lý thế nào, thậm chí vì cuống quá, người phụ nữ này còn dùng chậu nước để dập lửa - dù đây là cách thức vô cùng sai lầm. May mắn thay, được sự giúp đỡ của người dân và công cụ cực kỳ đắc lực là bình chữa cháy (bình cứu hỏa), đám cháy đã được dập nhanh chóng chỉ sau vài giây.
Giá trị của bình chữa cháy (Nguồn: TikTok)
Clip này nhanh chóng thu hút hơn 3,4 triệu lượt xem cùng hàng nghìn bình luận của dân tình. Chủ nhân của clip lên tiếng rằng: "Những lúc như thế này mới thấy được giá trị của bình chữa cháy". Cộng đồng mạng cũng nhiệt tình đồng ý, trong đó, số đông khẳng định sẽ phải sắm ngay cho gia đình một chiếc bình tương tự để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra thì vẫn có thể ứng phó kịp thời.
Nhờ có bình cứu hỏa mà đám cháy được dập tắt sau vài giây
Trên thị trường hiện nay, loại bình chữa cháy dành cho hộ gia đình phổ biến nhất là: Bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy CO2. Tùy theo môi trường, địa hình và vật liệu cháy mà sử dụng loại bình cho phù hợp. Khi xử lý cháy trong nhà cần hết sức cẩn trọng vì nhiều vật dụng trong nhà rất dễ bắt lửa gây cháy lan.
Bên cạnh dạng bình chữa cháy loại lớn, các bạn cũng có thể sắm loại bình mini chuyên dùng cho ô tô, xe máy, gọn nhẹ hơn và cũng dễ dàng mang theo khi đi đường hơn.
Nguồn clip: TikTok
Khủng hoảng nhiên liệu báo hiệu mùa đông ác mộng cho người dân Anh Cuộc khủng hoảng xăng chỉ là một phần khởi đầu của vấn đề nghiêm trọng hơn và dài hạn hơn mà Anh sắp phải đối mặt. Xe ô tô xếp hàng chờ đổ xăng tại Odiham, Hampshire, Anh ngày 30/9. Ảnh: AFP/TTXVN Hàng dài xe ô tô xếp hàng chờ đổ xăng. Các lái xe tranh giành nhau tại các trạm xăng. Binh...