Tại sao Mỹ có nhiều vụ lừa đảo thẻ nhất thế giới?
Mỹ dẫn đầu thế giới trong khá nhiều lĩnh vực: sản xuất khí đá phiến, chi tiêu cho quốc phòng, số lượng bị bỏ tù và cả số lượng các vụ gian lận thẻ thanh toán.
Tháng 12 năm ngoái, tập đoàn bán lẻ Target thông báo hacker đã xâm nhập vào hệ thống của hãng và ăn cắp thông tin thẻ tín dụng của 40 triệu khách hàng. Một vài tháng sau, gần 152 triệu khách hàng khác bị đánh cắp thông tin trên Adobe Systems. Và, vừa tháng trước, cửa hàng bách hóa Neiman-Marcus cũng thông báo một vụ tương tự.
Những con số chi tiết còn tạo ấn tượng mạnh hơn. Tổng cộng, thế giới thiệt hại 11,3 tỉ USD vì gian lận thẻ thanh toán trong năm 2012, tăng gần 15% so với năm 2011. Trong đó, Mỹ – nước duy nhất ghi nhận gian lận thẻ gia tăng nhanh chóng – chiếm đến 47%. Các nhà phát hành thẻ mất 3,4 tỉ USD trong khi các nhà buôn mất 1,9 tỉ USD.
Một khảo sát được công ty nghiên cứu thị trường Aite Group và hãng phần mềm thanh toán ACI Worldwide công bố năm 2012 cho thấy 42% người Mỹ đã gặp phải trường hợp gian lận thẻ thanh toán (dưới một số cách thức) trong 5 năm trước đó. Và, không chỉ riêng người Mỹ bị ảnh hưởng.
Người nước người bị đánh cắp thông tin thẻ thường nhận thấy những tên trộm dễ dàng bước vào các cửa hàng và mua đồ bằng những tấm thẻ giả. Trong trường hợp này, các chủ thẻ ở châu Âu là nhóm có nhiều nhất thẻ tín dụng giả được sử dụng ở Mỹ.
Một phần nguyên nhân khiến bọn trộm nhắm tới Mỹ nhiều nhất là bởi đây cũng là nơi sử dụng nhiều thẻ nhất. Đến cuối năm 2013, tổng cộng có 1,2 tỉ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước được lưu hành ở Mỹ – nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác. Tính trung bình, mỗi người Mỹ trưởng thành có 5 tấm thẻ.
Video đang HOT
Thêm vào đó, người Mỹ cũng góp phần giúp những kẻ trộm cắp hoạt động dễ dàng hơn. Trong số các nước phát triển, Mỹ là nước duy nhất vẫn phụ thuộc duy nhất vào thẻ từ. Đây là loại thẻ kém an toàn hơn rất nhiều so với công nghệ “chip và PIN” vốn đã được sử dụng phổ biến ở những nơi khác.
Tính đến cuối năm 2012, 45% thẻ thanh toán và 76% máy thanh toán trên toàn thế giới đã được trang bị công nghệ “chip và PIN”. Năm 2011, công nghệ này đã giúp tỉ lệ gian lận thẻ ở Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỉ. Còn ở Canada, thẻ chip được sử dụng phổ biến cũng giúp mức độ thiệt hại giảm từ 142 triệu đôla Canada (tương đương 129 triệu USD) trong năm 2009 xuống còn 38,5 triệu đôla Canada trong năm 2012.
CFO của Target tuyên bố sẽ bỏ ra 100 triệu USD để triển khai công nghệ “chip và PIN”. Người tiêu dùng gây áp lực buộc các nhà phát hành thẻ khác phải làm điều tương tự. Mặc dù sự chuyển đổi này có thể khiến các công ty phát hành thẻ và nhà buôn phải tiêu tốn khoảng 8 tỉ USD, lợi ích lâu dài chắc chắn sẽ lớn hơn con số trên.
Không chỉ giảm thiểu những khoản tiền bị mất vì gian lận thẻ, công nghệ “chip và PIN” cũng dung hòa tiêu chuẩn của Mỹ và tiêu chuẩn toàn cầu, giúp người Mỹ dễ dàng sử dụng thẻ ở nước ngoài và ngược lại. Hơn nữa, bởi vì các quy định mới khiến các ngân hàng kiếm được ít tiền hơn từ phí đánh vào thẻ ghi nợ, ngân hàng buộc phải cắt giảm chi phí. Trong khi đó, thiệt hại từ gian lận thẻ sẽ không còn nằm trong tầm kiểm soát của các ngân hàng như trước kia.
Theo Trí Thức Trẻ/Economist
Quy trình xử lý một giao dịch thẻ Chip EMV diễn ra như thế nào?
Sử dụng thẻ thanh toán ngày càng phổ biến nhưng đi kèm đó là những đòi hỏi về tiện ích và lo lắng về an toàn, bảo mật.
Hiện nay trong lĩnh vực thẻ, công nghệ Chip EMV với tính an toàn và bảo mật hàng đầu cho khách hàng đang được ưa chuộng nhất. Trên thế giới, các tổ chức như Visa, MasterCard đã bắt buộc các ngân hàng sử dụng thẻ chip từ năm ngoái, nhưng ở Việt Nam đây mới là xu hướng và mới chỉ có một số ngân hàng áp dụng, trong đó có VIB.
Thẻ từ là thẻ áp dụng công nghệ bảo mật bằng từ tính. Các thông tin chỉ được mã hóa 1 lần trên dải băng từ và khi quẹt thẻ qua máy cà thẻ, thông tin được giải mã.
Trong khi đó thẻ Chip áp dụng công nghệ gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Khi đưa thẻ Chip vào các thiết bị thanh toán (POS/ATM), trước khi giao dịch được ngân hàng phát hành cấp phép, sẽ phải trải qua rất nhiều bước giải mã và xác thực. Do vậy, giao dịch thẻ chịp rất an toàn và bảo mật cho khách hàng.
EMV là chuẩn thẻ thanh toán thông minh do 3 liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Europay, Master Card và Visa cùng phát triển. Các tổ chức này cũng đã khuyến cáo các nước về việc cần thiết phải chuyển đổi từ thẻ từ có tính bảo mật thấp sang thẻ chip có tính năng bảo mật cao hơn rất nhiều.
Hình ảnh một chiếc thẻ thanh toán toàn cầu công nghệ chip EMV của VIB
Quy trình xử lý giao dịch an toàn và bảo mật
Để tìm hiểu về quy trình xử lý một giao dịch bằng thẻ chip, chúng tôi đã liên hệ với Ngân hàng Quốc Tế (VIB), một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ thẻ chip tại Việt Nam.
VIB hiện có hai loại thẻ sử dụng công nghệ thẻ Chip EMV là thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard và thẻ thanh toán toàn cầu International Debit MasterCard. Hai loại thẻ này đều sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới để tăng bảo mật cho các giao dịch, giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ.
Thông thường, một quy trình giao dịch bằng thẻ Chip phải trải qua 7 bước. Sau khi đưa thẻ vào máy ATM/POS hoặc giao dịch tại website, dữ liệu thẻ sẽ được xử ý và gửi thông tin tới ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán sau đó sẽ gửi thông tin của chủ thẻ tới tổ chức MasterCard rồi MasterCard gửi thông tin giao dịch tới ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch.
Tiếp đó, ngân hàng phát hành sẽ xác thực thẻ và kiểm tra thông tin rồi gửi thông tin cấp phép giao dịch về cho MasterCard. Lúc này MasterCard chuyển thông tin từ ngân hàng phát hành tới ngân hàng thanh toán và cuối cùng ngân hàng thanh toán chuyển thông tin cấp phép giao dịch tới thiết bị thanh toán để thực hiện trả lời cho chủ thẻ thực hiện giao dịch.
Quy trình xử lý một giao dịch thẻ của khách hàng rất an toàn và bảo mật cao
Với những quy trình chặt chẽ và khép kín như vậy, các giao dịch bằng thẻ chip EMV được đánh giá là cực kỳ an toàn. Hiện nay trên thế giới, các ngân hàng đều đã chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ, tránh những hoạt động giả mạo gây thiệt hại cho ngân hàng. Ở trong nước, NHNN cũng đã xem xét ban hành một lộ trình chung cho việc chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV cho thẻ quốc tế và tiêu chuẩn thẻ chip cho thẻ nội địa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi xu thế hội nhập là tất yếu, các ngân hàng cần nhanh chóng chuyển đổi theo xu hướng thẻ Chip. Sử dụng công nghệ mới không chỉ vì an toàn cho ngân hàng và người dùng mà còn cho phép các nhà băng gia tăng tiện ích cho chủ thẻ, giúp cho một chiếc thẻ ngân hàng trở nên linh hoạt và tiện dụng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Techcombank nhận PCI DSS về an toàn bảo mật Techcombank đã vinh dự đón nhận chứng chỉ quốc tế PCI DSS cho hệ thống thẻ do tổ chức đánh giá quốc tế Control Case (Ấn Độ) trao tặng Đây là một trong những chứng chỉ quan trọng được nhiều tổ chức cung cấp thẻ lớn trên thế giới áp dụng cho các thành viên để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn và...