Tại sao một phần ba phụ nữ ghét mua sắm?
Mua sắm dường như là niềm vui bất tận của hàng triệu phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có một phần ba phái đẹp coi việc mua sắm là một cực hình!
Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang web Marisota.co.uk, cho thấy 1/3 phụ nữ ghét mua sắm bởi những lý do: do phải đi đường dài đến trung tâm mua sắm, khó tìm được phục trang phù hợp, không khí mua sắm đông đúc bực bội, và đặc biệt là thái độ của những nhân viên bán lẻ. Sự thiếu nhiệt thành của nhân viên khiến họ cảm thấy rằng mình không xứng đáng với bất cứ bộ trang phục nào treo trên giá!
Thực tế là có một số nhãn hàng giảm kích cỡ tiêu chuẩn của trang phục nhằm hướng đến những phụ nữ có cơ thể đẹp, hoặc giúp cơ thể phụ nữ trở nên thon gọn hơn. Tuy nhiên, đó dường như lại là “liều thuốc độc” giết chết sự tự tin “yếu ớt” của những người phụ nữ chẳng may có thân hình hơi mập mạp. Hãy thử tưởng tượng rằng họ vẫn thường mặc vừa những chiếc quần jeans cỡ 27 và nay đã thử đến chiếc quần cỡ 29 vẫn không vừa. Điều đó dường như càng khuếch đại thêm khiếm khuyết, khiến phụ nữ bực mình vì cảm thấy hình như mình… tăng cân.
Và đây là những con số đáng chú ý:
- 15% số phụ nữ được khảo sát cho biết họ thậm chí đã khóc khi đi mua sắm.
Video đang HOT
- 50% thì chưa bao giờ cảm thấy mình được tôn trọng khi đi mua sắm.
- 42% còn lại cho biết họ cảm thấy mặc cảm với cơ thể thiếu hoàn hảo của mình.
Rõ ràng, mua sắm không phải “thiên đường” của tất cả phụ nữ trên thế giới.
Theo trí thức trẻ
Mẹo mua hàng an toàn qua mạng
Nếu mẫu rao bán hàng có số điện thoại di động không đẹp hoặc thuộc loại sim xài tạm, chủ topic không kèm số điện thoại cố định... thì chớ có vào mua bán bằng cách chuyển tiền trước nhận hàng sau.
Đây là kinh nghiệm của nhiều "chuyên gia" sau không ít lần mất tiền vì tin tưởng lời hứa của chủ topic online: chuyển tiền trước rồi mới nhận sản phẩm.
Thông thường, nhiều người hay so sánh giá cả các mặt hàng trên mạngvà chỉ xem như là thước đo để chuẩn bị ra cửa hàng địa phương tậu sản phẩm về. Như chị Lê Thị Ngọc ở TP HCM, rất ham thích những món đồ giá rẻ trên mạng dù rằng quảng cáo ghi rõ có thể chuyển hàng đi toàn quốc, nhưng chị chưa lần nào mua thử. Hầu hết chị xem hàng, khảo giá rồi so sánh với bán ngoài thị trường để mua.
Trong khi đó, khá nhiều trường hợp non tay khi mới vào thị trường online, quá ham giá rẻ nên mắc phải chiêu lừa xù hàng. Anh Trần Văn Hậu ở quận Thủ Đức kể lại, có lần dạo một vòng các trang web anh phát hiện chiếc điện thoại BlackBerry giá rẻ hơn đến 40% so với thị trường. Trao đổi qua chat với chủ hàng, anh đồng ý chuyển trước 50% giá trị máy để chờ ngày nhận hàng nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy tăm hơi.
Chuyên mục thông báo và chia sẻ các thành viên không uy tín thường thấy tại nhiều diễn đàn mua bán. Ảnh minh họa.
Anh Lê Văn Long, chủ một cửa hàng laptop tại quận Tân Bình chia sẻ, hiện có nhiều dịch vụ trên mạng hỗ trợ chuyển hàng trên cả nước bao gồm luôn cả việc phục vụ tận nơi mà không cần phải đến trung tâm để gửi. Song nhiều nhân viên nảy sinh lòng tham đã biến mất sau khi đến giao hàng cho khách, khiến các chủ kinh doanh trên mạng phải tự bỏ tiền ra đền để giữ uy tín.
Chuyên mua bán linh kiện vi tính tại TP HCM, anh Phạm Hữu Lộc nói: "Thường xuyên phải tìm kiếm và giao dịch với các mối lái phân phối hàng ở xa, việc 'trả trước nhận sau' là chuyện thường xuyên. Chỉ cần chút kinh nghiệm, quan sát là bạn có thể dễ dàng hoạt động trong mô hình này".
Để mua hàng qua mạng an toàn, chủ một diễn đàn mua bán cũng nhắc: "Một chút kinh nghiệm cũng như lưu ý vài chi tiết là bạn có thể dễ thấy được dấu hiệu của những tay lừa mua hàng online". Theo anh, thông thường những người đáng nghi thường sử dụng những số điện thoạikhuyến mãi, không thuộc hàng số đẹp, để giao dịch. Song song đó, họ không có số điện thoại cố định trên topic bán hàng.
Anh Nguyễn Minh Hưng, quận 3 thì có kinh nghiệm: "Khi mua hàng trên mạng, tôi thường kiểm tra độ tin cậy của bên bán bằng cấp độ (level) thể hiện kèm theo nick đăng nhập trang tin". Hầu hết diễn đàn hay trang tin mua bán online hiện nay đều có chuyên mục "black list" để các thành viên có thể thông báo cho nhau những trường hợp buôn bán mất uy tín hay có dấu hiệu khả nghi.
Tốt nhất bạn "chuyển tiền trước, nhận hàng sau" với những thành viên có level cao chắn chắn sẽ an toàn hơn. Đặc biệt là những thành viên cấp độ VIP. Theo anh Đậu Quang Phấn, chuyên trách một số trang web mua bán như 5giay, vatgia, cho biết: "VIP đa phần là những công ty lớn nguồn lực kinh tế cao hoặc là những thành viên đã có uy tín lâu năm". Theo anh Phấn, nếu thường xuyên dạo quanh các trang web mua bán, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được những chủ hàng quen thuộc. Nếu không cũng có thể tham khảo ý kiến từ những thành viên gạo cội tại các diễn đàn này.
Hiện nay, nhiều dịch vụ trung gian trên mạng của các cửa hàng có tiếng trên toàn quốc hỗ trợ việc mua bán giữa hai miền Nam - Bắc. Người mua chỉ cần giao tiền cho đơn vị này đồng thời bên mua sẽ đem hàng đến cho họ kiểm tra và chuyển đến người nhận. Mức phí cho sự "an tâm" này vào khoảng 50.000 đồng cho một lần giao dịch.
"Sự rủi ro ở bất kỳ hình thức mua bán nào cũng có thể gặp phải. Khách có thể an tâm hơn khi mua trực tiếp ở cửa hàng, nhưng cái thú ở việc sắm đồ online là sẽ dễ kiếm được nhiều hàng hiếm lẫn giá cả rất hấp dẫn", một người chỉ thích mua hàng qua mạng cho biết.
Theo Tinbaihay.net
Những tình huống cười ra nước mắt khi mua sắm ship COD Tín đồ mua sắm bằng ship COD (thanh toán khi nhận hàng) có lẽ phần nào sẽ tìm thấy mình khi gặp phải các tình huống trớ trêu dưới đây. "Não cá vàng": Hệ quả của việc mua sắm quá nhiều là bạn không thể nhớ nổi mình đã mua cái gì, giá bao nhiêu. Chưa hết đây còn là lý do khiến...