Tai sao mọi người nên xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng?
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện càng sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao, tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%.
Shutterstock
Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu, viêm đại tràng, trĩ….
Việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng là điều hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe và cần có sự chủ động từ mọi người, đặc biệt là người có nguy cơ cao.
Vì vậy, tất cả mọi người hãy nên thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư đại trực tràng, nó có thể cứu sống bạn, theo Health Day.
Các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng gồm có:
Xét nghiệm máu là phương pháp cũ nhất.
Các loại xét nghiệm máu có thể báo hiệu sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, các xét nghiệm này khó phát hiện polyp tiền ung thư hơn, vì chúng có xu hướng không ra máu.
Xét nghiệm phân
Video đang HOT
Xét nghiệm phân có độ nhạy phát hiện ung thư khoảng 70 – 80%.
Những xét nghiệm này liên quan đến việc gửi mẫu phân đến phòng thí nghiệm. Xét nghiệm phân cần thực hiện 1 – 3 năm một lần,
Các loại xét nghiệm phân mới hơn, tìm kiếm những thay đổi trong AND – có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Các xét nghiệm này cũng tốt hơn trong việc tìm kiếm các polyp đang tiến triển.
Nếu kết quả dương tính, người bệnh sẽ được chỉ định để nội soi đại trực tràng.
Bởi vì xét nghiệm không thể phát hiện ra vấn đề sớm như phương pháp nội soi, xét nghiệm phân thường thích hợp cho những người chỉ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở mức trung bình và không có tiền sử có polyp hoặc bệnh đại tràng, theo Health Day.
Nội soi đại trực tràng
Là phương pháp tầm soát chính xác nhất. Nếu phát hiện có polyp, bác sĩ sẽ có xử trí phù hợp như cắt bỏ khối polyp trong lúc nội soi, đồng thời sinh thiết polyp để chẩn đoán xác định ung thư.
Nội soi cần được thực hiện 5 – 10 năm một lần, tùy thuộc vào loại nội soi và liệu có phát hiện thấy polyp hay không.
Có sự khác biệt giữa các xét nghiệm nội soi, nhưng tất cả đều liên quan đến việc chuẩn bị ruột.
Để chuẩn bị nội soi đại trực tràng, người bệnh cần nhịn ăn và được dùng thuốc xổ để làm sạch ruột.
Không ai muốn nội soi, nhưng nó có thể cứu sống bạn, theo Health Day.
Với phương pháp nội soi truyền thống, một ống linh hoạt có gắn camera bên trong sẽ kiểm tra toàn bộ đại tràng.
Nội soi đại tràng sigma linh hoạt cũng tương tự, nhưng chỉ đạt đến một phần của đại tràng.
Một phương pháp khác là nội soi “ảo”, không xâm lấn.
Nội soi đại tràng “ảo”
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chụp CT cắt lớp vùng đại trực tràng – đã được làm sạch.
Máy tính sẽ dựng lại hình ảnh của lòng đại trực tràng.
Phương pháp này có thể phát hiện phần lớn các polyp và khối u trong lòng đại tràng và trực tràng.
Sau khi nội soi đại tràng “ảo”, nếu phát hiện ra polyp thì phải nội soi đại tràng thật để cắt polyp, sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định ung thư.
Mặc dù có nhiều phương pháp tầm soát khác nhau, thực tế vẫn tồn tai một vấn đề rất lớn, các chuyên gia cảnh báo: Đó là, nhiều người vẫn chưa hề đi kiểm tra tầm soát ung thư đại trực tràng!
Nếu bạn chưa làm điều này, hãy thực hiện bước đầu tiên rất đơn giản, là gửi mẫu phân đi xét nghiệm.
Chỉ chừng đó đã có thể cứu bạn thoát khỏi án tử do ung thư đại trực tràng, theo Health Day.
Theo Thanh niên
1.000 người được tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí
Theo tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) 2018, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong trên thế giới.
Bác sĩ đang tư vấn cho người bệnh về ung thư đại trực tràng
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến nhất và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Chỉ tính riêng trong năm 2018, có 14.733 trường hợp mắc mới ung thư đại trực tràng tại Việt Nam.
Ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn càng sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao, tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính của đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trĩ, táo bón...
Vì vậy việc tầm soát để phát hiện bệnh là điều hết sức quan trọng và cần có ý thức chủ động từ người dân, đặc biệt trên người có nguy cơ cao.
Nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ung thư đại trực tràng và mang đến cơ hội thăm khám và tư vấn cùng các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tổ chức chương trình tư vấn tầm soát miễn phí ung thư đại trực tràng cho 1000 người vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6, bắt đầu từ ngày 28/5.
Chương trình tầm soát dành cho tất cả mọi người trên 40 tuổi, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao như: người có tiền sử bị ung thư đại trực tràng, polyps đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng vô căn, bệnh Crohn;
Người có tiền sử bị chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị ung thư; Người có người thân huyết thống (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi, có người thân bị bệnh đa polyps đại tràng;
Người bệnh có các triệu chứng như thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu phân nhỏ dẹt, có máu trong phân hoặc ra máu từ đường tiêu hóa, đau bụng kéo dài kèm theo mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân...
Theo infonet
Bước tiến mới trong điều trị ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ác tính thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao, chiếm 9% tần suất các loại ung thư. Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư đại trực tràng tương đối cao, đứng hàng thứ ba trong các bệnh ác tính và là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bên...