Tại sao MobiFone được chọn để tách khỏi VNPT?
Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT được Bộ TT&TT trình lên Thủ tướng mới đây, mạng MobiFone sẽ tách khỏi Tập đoàn để thành lập Tổng công ty Thông tin di động, tiến tới cổ phần hóa. Vậy đâu là cơ sở để lựa chọn tách MobiFone?
Theo bài viết trên báo VietnamNet, tại Tọa đàm “Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam”, diễn ra chiều 14/2/2014 tại Hà Nội, Ông Trần Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mà dư luận và các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm lúc này là tại sao giữa hai mạng MobiFone và VinaPhone, VNPT lại quyết định đề xuất tách MobiFone?
“VNPT đã tiến hành phân tích rất kỹ việc nên tách mạng nào, đánh giá ưu và nhược điểm của từng lựa chọn trên góc độ tài chính, kinh tế, sự ảnh hưởng đến khách hàng…. Sau nhiều lần tham vấn và thảo luận cùng Bộ TT&TT, hai bên đã đã thống nhất tách MobiFone cùng một số đơn vị khác. Lựa chọn này vừa đảm bảo cho MobiFone có thể tiếp tục phát triển, vừa tạo điều kiện cho phần còn lại của Tập đoàn VNPT, trong đó có mạng VinaPhone phát triển lành mạnh”, ông Hùng giải thích.
Ông Trần Mạnh Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: VietnamNet
Trong khi đó, ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone cho rằng: “Sau khi chia tách, MobiFone sẽ triển khai đa dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thay vì chỉ giới hạn trong kinh doanh viễn thông di động như trước đây”.
Đồng tình với ông Hùng, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) nhấn mạnh: tái cơ cấu Tập đoàn VNPT nói riêng và thị trường viễn thông nói chung là một nội dung mà Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tại thời điểm này. Bản thân Thủ tướng cũng đã trực tiếp chủ trì một số cuộc họp liên quan đến vấn đề tái cơ cấu VNPT. Vì thế, khi Tập đoàn trình lên Bộ phương án tách MobiFone, Bộ đã hoàn thiện đề án này và gửi lên Chính phủ.
Theo phân tích của ông Hải thì việc tách MobiFone có nhiều điểm lợi như mạng này đang có sẵn thương hiệu khá mạnh. Một khi tách ra, MobiFone sẽ có thể tiến hành cổ phần hóa nhanh hơn, giúp tăng tốc cho chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp trọng yếu của Chính phủ. Hơn nữa, MobiFone đang hoạt động khá độc lập với Tập đoàn so với doanh nghiệp còn lại là VinaPhone. Một doanh nghiệp mạnh như MobiFone cũng sẽ sớm vượt qua các khó khăn ban đầu để ổn định hoạt động, kinh doanh và trở nên tương đối mạnh để cạnh tranh với hai doanh nghiệp viễn thông lớn là Viettel, VNPT (tức VinaPhone), tạo nên thế chân vạc cho thị trường viễn thông.
Video đang HOT
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh việc tách MobiFone ra để cổ phần hóa là “chuyện rõ ràng” và thị trường hiện đang ở thời điểm cực kỳ quan trọng: Tái cơ cấu không chỉ là chuyện bắt buộc mà còn mang tính sống còn, nếu như Việt Nam không muốn bị lạc hậu về công nghệ viễn thông, kìm hãm lợi ích của người dùng và va chạm với thông lệ quốc tế khi hội nhập.
“Việc tái cơ cấu, sắp xếp lại thị trường phải trên nguyên tắc: không lấy việc bảo vệ một người chơi trên thị trường làm chính mà phải tạo ra được áp lực cạnh tranh cho những người chơi đó”, ông Thành cho biết.
Tại thời điểm này, MobiFone cần cổ phần hóa để tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, đổi mới công nghệ và quay lại gây áp lực cho hai ông lớn còn lại. Chỉ như vậy thì thị trường mới có sự cạnh tranh đích thực, theo đúng quy luật kinh tế thị trường.
Ông Lê Ngọc Minh khẳng định MobiFone hoàn toàn sẵn sàng với việc cổ phần hóa. Ảnh: VietnamNet
Bản thân MobiFone cũng khẳng định họ hoàn toàn sẵn sàng, chủ động nếu phương án VNPT đề xuất được Chính phủ phê duyệt. “MobiFone không chỉ là một tổ chức đã thành danh mà còn có quy mô doanh thu, lợi nhuận tương đối lớn, nhân lực ổn định, đông đảo, cạnh tranh tốt trên thị trường”, ông Lê Ngọc Minh chia sẻ. “Một doanh nghiệp như vậy có nhu cầu tự chủ, độc lập ngày càng cao để có thể chủ động phát triển, tìm kiếm đa dịch vụ”.
Nói như lời ông Minh thì việc tách ra khỏi VNPT cũng là một cơ hội tốt để MobiFone phục vụ người dùng tốt hơn và mang lại nhiều giá trị cho Nhà nước hơn.
Sẽ tách MobiFone cùng các doanh nghiệp đang thua lỗ
Theo đề án chia tách, MobiFone sẽ không ra đi một mình mà còn phải gánh theo một số doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả, như công ty Tài chính bưu điện, hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2… (đều đang thua lỗ hàng trăm tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mà VNPT tham gia góp vốn cũng sẽ được chuyển về MobiFone để thực hiện thoái vốn theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp trong số này là SACOM, SPT, Vinacap, VNPT Epay, Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2….
Còn VNPT sẽ tái cấu trúc một số đơn vị thành viên thành các tổng công ty quản lý 3 lĩnh vực chính là hạ tầng mạng, dịch vụ viễn thông và truyền thông. Đó là Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-NET) quản lý hạ tầng mạng viễn thông của VNPT; Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-Vinaphone) thực hiện chức năng quản lý, điều hành kinh doanh dịch vụ viễn thông thống nhất trong toàn tập đoàn VNPT và Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) thực hiện chức năng kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tin và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Ông Phạm Hồng Hải cho rằng, VNPT sau khi tách MobiFone và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả cũng sẽ trở nên năng động hơn, thích ứng nhanh hơn với môi trường cạnh tranh hội nhập.
Tuy nhiên, lời giải thích này cho thấy có vẻ như cơ quan quản lý đang cố “cứu” VNPT. Sau nhiều năm đầu tư trải rộng, góp vốn vào rất nhiều doanh nghiệp nhưng không mấy hiệu quả, VNPT chỉ chịu “nhả” MobiFone nếu mạng này chịu gánh theo các cục nợ của họ. Chưa biết MobiFone sẽ làm thế nào để tiếp tục duy trì tăng trưởng với những khoản thua lỗ khổng lồ, nhưng không ai dám chắc VNPT sau khi đẩy được các doanh nghiệp thua lỗ đi lại có thể vươn vai phát triển vững mạnh.
Theo Vnreview
Tách Mobifone, thị trường có đảm bảo cạnh tranh
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau.
Chiều nay, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin đã tổ chức buổi tọa đàm "Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam". Buổi tọa đàm thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí cũng như các chuyên gia, nhà quản lý.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tách Mobifone chứ không phải là Vinaphone hay một doanh nghiệp nào đó trong VNPT, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng cục Viễn thông cho biết việc lựa chọn đã được cân nhắc cẩn trọng. Mobifone là một thương hiệu đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp còn lại là VNPT và Viettel. Mobifone từ lâu đã hoạt động độc lập ở một mức độ nào đó.
"Thị trường viễn thông cần ít nhất 3 doanh nghiệp đủ mạnh" - ông Phạm Hồng Hải cho biết.
Thị trường viễn thông Việt Nam, về mặt nguyên tắc, là hoàn toàn tự do cạnh tranh, không có rào cản gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, thị trường viễn thông hiện nay chưa đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo.
Trên thực tế, thế chân vạc, nếu có, đang được tạo nên từ 3 cá thể chung một chủ sở hữu Nhà nước. Ông Mai Liêm Trực cho rằng, Viễn thông và ngân hàng là 2 lĩnh vực nhạy cảm nhất. "Mở" được là một thành công tương đối lớn của Việt Nam. Nhưng, "mở" cửa như vậy là chưa đủ.
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau. Trên thực tế thị trường viễn thông Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh lành mạnh, vẫn chịu sự quản lý và quyết định hành chính của các cơ quan chức năng.
Từ năm 2005 - 2006, chúng ta đã bắt đầu manh nha ý định cổ phần hóa Mobifone. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc tác Mobifone là việc chẳng đặng đừng, không thể làm khác.
"Bản thân tôi, nếu tôi ở cương vị VNPT, tôi không muốn tách anh nào hết. Mobifone chiếm 50 - 60% lợi nhuận VNPT, là anh cả của VNPT, công sức VNPT gây dựng."
Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh
Tách Mobifone là để cổ phần hóa, chứ không phải là để cạnh tranh với nhau, việc đáng ra phải làm gần chục năm trước. Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh, ông Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Việc tách Mobifone sẽ tạo động lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp còn lại trong ngành, thị trường viễn thông Việt Nam nhờ vậy sẽ sôi động và vận hành hiệu quả hơn.
Theo CafeF.vn
Tách MobiFone để thành lập Tổng Công ty Thông tin di động Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT muốn tach MobiFone ra khoi VNPT để thanh lâp Tông Công ty Thông tin di đông. Đây la Tông Công ty cung câp đa dich vu trong đo MobiFone chỉ là một thành viên. Nội dung nổi bật - Bộ TT&TT trình Chính phủ đề án tách Mobifone ra khỏi VNPT thành...