DN viễn thông lãi chục nghìn tỷ vẫn tăng 3G,”luộc” tiền khách
Năm 2013, doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng, doanh thu của Vietel là 163.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận lần lượt là 9.270 tỷ đồng và 26.400 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận của VNPT. Mặc dù lãi lớn nhưng cả Vietel, MobiFone, Vinaphone năm vừa qua đều tăng cước 3G và bị tố ăn chặn tiền của khách hàng.
Vietel, VNPT lãi hàng chục nghìn tỷ
Báo cáo Tổng kết công tác năm 2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 26/12 cho thấy, tổng doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng (100% kế hoạch năm), bằng 102,53% so với 2012. Lợi nhuận doanh nghiệp gần 9.270 tỷ đồng, bằng 179% so với năm ngoái.
Tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng chia sẻ, kết quả này là nhờ thực hiện các giải pháp tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, VNPT đã tiết kiệm chi phí được 1.000 tỷ đồng.
Ngày 16/10, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn Vinaphone, Viettel, MobiFone đã đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng 40% thậm chí tăng 300%.
Hai mạng di động thuộc sở hữu của tập đoàn là Vinaphone và MobiFone vẫn giữ vai trò quan trọng trong tổng doanh thu. Lãnh đạo VNPT cho biết năm nay Vinaphone tăng trưởng 8%, cao hơn cả MobiFone. Dịch vụ băng rộng cũng phát triển tích cực, đạt 14%, riêng thuê bao cáp quang tăng 36% so với năm ngoái.
Với tổng doanh thu khoảng 119.000 tỷ đồng VNPT tiếp tục có doanh thu thấp hơn Viettel.
Cụ thể, doanh nghiệp của quân đội thu về gần 163.000 tỷ đồng trong năm 2013, đạt 100% kế hoạch và tăng 15,2% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 26.400 tỷ đồng, cao hơn 2012 gần 2.000 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 36,56% (năm ngoái đạt 40%).
Dù đạt được những chỉ tiêu đề ra, Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận 2013 tiếp tục là một năm khó khăn của tập đoàn.
“Đây là năm thứ 3 liên tiếp chúng tôi tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 15% và chậm hơn 2-3 lần so với trước đây”, ông nói.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong số những khó khăn mà các doanh nghiệp viễn thông đang vấp phải trên thị trường, dịch vụ thoại-nhắn tin qua Internet/3G (OTT) là một phần nguyên nhân gây xói mòn doanh thu.
“Đây là thách thức, sức ép nhưng đồng thời là động lực và cơ hội để các nhà mạng thay đổi chính mình”, lãnh đạo Viettel nhấn mạnh.
Video đang HOT
Vẫn tăng cước 3G và ăn chặn tiền người dùng
Ngày 16/10, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn Vinaphone, Viettel, MobiFone đã đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng 40% thậm chí tăng 300%.
Mặc dù tăng giá nhưng chất lượng 3G tậm tịt khiến người dùng bức xúc, làn sóng tẩy chay 3G diễn ra phổ biến. Sau nửa tháng tăng giá, ngày 1/11, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận, dù giá 3G ở Việt Nam đang khá rẻ nhưng chất lượng 3G lại đang “có vấn đề” vì lúc xem rất tốt, lúc lại chập chờn, thậm chí có lúc 3G “tậm tịt” hẳn.
Việc tăng cước 300% cụ thể, gói cước EZ0 của Vinaphone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone, Laptop Easy của Viettel cũng có mức tăng tương tự từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Trước đây mỗi thuê bao chỉ phải tốn trung bình 60.000 đồng/tháng cho loại dịch vụ 3G này thì giờ đây họ phải tốn ít nhất 200.000 đồng/tháng.
Đây là loại gói cước không có dung lượng miễn phí và cũng không bị giới hạn tốc độ truy cập, khách hàng dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, chỉ đơn giản là mua sim 3G chuyên dụng (không có chức năng thoại) gắn vào USB 3G và kích hoạt sử dụng dịch vụ dữ liệu.
Với đại đa số thuê bao trong khoảng 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, không sử dụng trực tiếp trên điện thoại di động đều không đăng ký dịch vụ trọn gói, sau khi mức cước tăng nhảy vọt, nhà mạng đã bỏ túi thêm 500-600 tỷ đồng mỗi tháng.
Không những thế, 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone còn tự ý tích hợp ứng dụng trên sim của các nhà mạng cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra tồn tại thu về hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể tại Vinaphone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Liên quan đến việc 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel, MobiFone, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã 2 lần yêu cầu các nhà mạng giải trình về việc tăng giá cước và lý giải việc có hay không việc 3 nhà mạng chiếm thị phần chủ yếu bắt tay nhau tăng giá cước.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay giá 3G Việt Nam vẫn thấp hơn giá thành và mặt bằng chung của khu vực, thế giới nên tới đây còn phải xem xét lại và đại diện các nhà mạng cũng không loại trừ khả năng 2014 sẽ tiếp tục đưa giá lên cao hơn.
Trong khi cơ quan chủ quản khẳng định việc tăng giá đã dựa trên nhiều yếu tố và hoàn toàn hợp lý, thì Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng Cục Viễn thông giải thích chưa thỏa đáng về việc cho cả 3 mạng đồng loạt tăng cước, “như là luật sư bào chữa cho 3 nhà mạng”.
Theo VAFI, giải thích của Cục quá sơ sài, quá trình xét duyệt điều chỉnh đã bỏ qua công đoạn trực tiếp thẩm định giá, thay vào đó chỉ dựa trên báo cáo của doanh nghiệp.
Theo Baodatviet
Nhà mạng nhỏ "phất" nhờ 3G tăng giá
Trong khi các nhà mạng lớn đồng loạt tăng giá 3G thì hàng động nói "không" của Vietnamobile đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp viễn thông này.
Trung thành với cước rẻ
Đợt tăng giá cước 3G vừa qua của 3 nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel đã gây ra nhiều phản ứng cho dư luận và cộng đồng người dùng. Tuy nhiên điều này đã mở ra cơ hội cho các nhà mạng nhỏ hơn và Vietnamobile đã khéo léo tận dụng thành công thời điểm khá "nhạy cảm" này.
Trong khi các nhà mạng lớn đồng loạt tăng trung bình 20% các gói cước 3G của mình, trong đó những gói không giới hạn dung lượng sử dụng lại bị đẩy lên tới 40% thì Vietnamobile đã kiên quyết nói "không" với đợt tăng giá này.
Theo đó, các gói cước 3G của Vietnamobile sẽ vẫn được giữ nguyên và không có mức thay đổi về phí sử dụng. Cam kết trên đã được ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hanoi Telecom (đơn vị sở hữu mạng Vietnamobile) khẳng định. Vietnamobile sẽ không chạy theo xu hướng tăng cước của các nhà mạng lớn mà vẫn giữ nguyên mức giá từ trước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dùng hiện tại trên mạng của mình.
Phía Cục Viễn thông cũng cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, Vietnamobile là mạng di động duy nhất chưa báo cáo phương án điều chỉnh cước 3G.
Ngoài ra, do Vietnamobile không phải là nhà mạng chiếm thị phần khống chế nên chỉ cần thông báo với Bộ TT&TT về giá cước chứ không cần phải có sự phê duyệt như Viettel, MobiFone và VinaPhone, đại diện Cục Viễn thông nói.
Như vậy có thể thấy, hành động không tăng giá 3G đợt vừa qua đã giúp Vietnamobile ghi điểm đáng kể đối với người dùng. Theo khảo sát của VTC News, thị trường bắt đầu có những chuyển biến đáng kể đối với nhà mạng này.
Trên các tuyến phố tập trung các cửa hàng sim thẻ như Minh Khai, Kim Mã (Hà Nội), tần suất xuất hiện của thương hiệu Vietnamobile cũng như thông tin khuyến mại của nhà mạng này đã nhiều lên đáng kể so với thời điểm trước đợt tăng giá 3G hôm 16/10.
Trao đổi với một chủ cửa hàng bán sim tại Kim Mã (Hà Nội) được biết, trong vòng 2 tuần trở lại đây, số người tới hỏi mua sim của mạng Vietnamobile đã tăng nhiều hơn trước. Người mua chủ yếu lựa chọn các sim có tài khoản sẵn, trong tuần vừa qua cứ 10 sim bán ra thì một nửa trong số đó là sim của Vietnamobile, chủ cửa hàng kể lại.
Hiện Vietnamobile có khá nhiều lựa chọn dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ 3G của mình. Ví dụ, với gói cước D25, người dùng được sử dụng 500 MB dữ liệu trong vòng 30 ngày chỉ với 25.000 đồng. Mức giá này chỉ bằng 30% so với dịch vụ cùng loại của các nhà mạng lớn.
Ngoài ra gói D40 mang đến cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng dữ liệu cao 1,5 GB chỉ với 40.000 VND trong 30 ngày. Nếu cùng với dung lượng và thời gian sử dụng của gói D40 từ Vietnamobile thì thuê bao các mạng khác phải chi tới 120.000 đồng.
Không chỉ áp dụng đa dạng các gói cước dữ liệu cho thuê bao sử dụng sim thường, Vietnamobile còn cung cấp gói USB 50 cho SIM dữ liệu sử dụng 5 GB chỉ với 50.000 đồng.
"Hàng rẻ" liệu có tốt?
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2012, Vietnamobile mới chỉ chiếm 2,4% thị phần 3G tại Việt Nam, quá nhỏ so với các nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel. Tuy nhiên, nhiều khả năng kết quả năm 2013 sẽ hoàn toàn khác, khi con số này có chiều hướng tăng dần sau hành động cam kết không tăng cước 3G.
Mặc dù dịch vụ 3G của Vietnamobile có nhiều điểm mạnh như giá cước rẻ, tốc độ kết nối ổn định... nhưng bên cạnh đó dịch vụ này cũng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm.
Vietnamobile chưa có gói 3G không giới hạn dung lượng
Đầu tiên phải kể tới phạm vi phủ sóng 3G. Trái ngược với các nhà mạng lớn đã phủ sóng tốt gần hết các khu vực trong nước, 3G của Vietnamobile mới chỉ có tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Tại các tỉnh thành khác thiết bị đều sử dụng sóng 2G. Tất nhiên quá trình mở rộng phạm vi phủ sóng này không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian, lên tới hàng năm trời và đây cũng chính là điểm yếu lớn nhất của nhà mạng này.
Ngoài ra, dù sở hữu gói cước 3G rẻ nhất thị trường nhưng Vietnamobile lại không có gói cước không giới hạn như các nhà mạng khác. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sử dụng hết dung lượng miễn phí, người dùng sẽ bị tính cước phát sinh 4,5 VNĐ/Kb. Được biết, người dùng sử dụng các gói cước không giới hạn hiện chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng dịch vụ 3G của các nhà mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel.
Mặc dù phía Vietnamobile khẳng định rất muốn đầu tư lớn nhằm nâng cấp hạ tầng 3G nhằm cải thiện dịch vụ nhưng lại gặp vướng mắc về tần số. Theo ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hanoi Telecom (đơn vị sở hữu mạng Vietnamobile), hiện bên mình chỉ được sở hữu một nửa dải băng tần 2x15MHz, do vậy việc kinh doanh hết sức khó khăn. Hiện chủ sở hữu của nửa dải băng tần 2x15MHz còn lại là Viettel khi đơn vị này nhận bàn giao lại EVN Telecom hồi năm 2012.
Ông Lãng cho biết, với việc băng tần hạn chế như vậy, buộc Vietnamobile phải xây dựng nhiều trạm thu phát sóng 3G hơn, dẫn tới chi phí quá lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.
Ông Lãng cũng cho biết thêm, hiện Hanoi Telecom đã kiến nghị lên Chính phủ và Bộ TT&TT những khó khăn này. Nếu được giải quyết, trong thời gian tới Hanoi Telecom sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào hạ tầng 3G nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dùng.
Theo VTC News
Tuần này, công khai mọi thông tin về giá cước 3G Theo Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT, mặc dù cước 3G của 3 nhà mạng lớn đã điều chỉnh, giá cước vẫn chỉ chiếm chưa đến 60% giá thành dịch vụ. Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết tại buổi họp giao ban quản lí nhà nước với các hãng viễn thông có hạ tầng ngày 1/11/2013 tại Cục Viễn...