Tại sao mang bầu phải bổ sung vitamin?
Là những vi chất thiết yếu với cơ thể, vitamin cung cấp cho cả mẹ và bé những dinh dưỡng cần thiết nhất.
Sức khoỏe của mẹ cũng là sức khỏe của thai nhi và sẽ không bao giờ thừa khi nói về vitamin. Là những vi chất thiết yếu với cơ thể, vitamin cung cấp cho cả mẹ và bé tất cả mọi dinh dưỡng bạn cần. Dưới đây là những lý do mẹ bầu nên bổ sung vitamin đầy đủ:
Ăn vitamm, uống vitamin
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: nghỉ ngơi thường xuyên, luyện tập đều đặn, tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn và đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể là những yêu cầu bắt buộc đối với các bà bầu. Và một trong những cách tốt nhất để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể là “đa dạng các thực phẩm tốt cho sức khỏe”.
Cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt từ thực phẩm tốt hơn là các thuốc bổ sung. Việc tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều hợp chất mà không một loại thuốc viên nào có được.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng cần bao gồm rau quả, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và đậu đỗ.
Những cách khác để bổ sung vitamin
Bạn hẳn đã phát hiện ra những mâu thuẫn trong các lời khuyên về dùng vitamin khi một số chuyên gia cho rằng nên uống vitamin bổ sung trước khi mang thai còn số khác lại cho rằng không cần phải uống nếu bạn đang có một chế độ ăn đa dạng và cân bằng.
Tuy nhiên, hãy thảo luận về vấn đề này với bác sĩ của mình để đảm bảo sự phát triển tối ưu của thai nhi.
Video đang HOT
Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào. (ảnh minh họa)
Đừng quên axit folic
Một điều mà tất cả các chuyên gia đều thừa nhận là axit folic cực kỳ quan trọng đối với mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà sự thiếu hụt có thể gây ra khiếm khuyết ống thần kinh.
Hãy đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của bạn luôn có nhiều các loại rau lá xanh đậm, đậu đỗ, đu đủ, cam và các loại rau quả khác.
Ngoài ra, bạn có thể uống bổ sung 400 microgramaxit folic/ngày.
Tăng cường thêm vitamin B
Để đảm bảo thực phẩm giữ nguyên được sinh tố B, bạn cần ăn sống hoặc không gia nhiệt lâu để tránh mất dinh dưỡng và hương vị.
Ngoài ra, khi dùng nhiều đường, cà phê, bia rượu, chất nicotin và trà đen cũng sẽ là nguyên nhân gây thiếu hụt sinh tố B.
Tầm quan trọng của chất sắt
Các thực phẩm giàu chất sắt là hạnh nhân, măng tây, quả bơ, đỗ đen, đậu lăng, mơ, mận, bánh mỳ, hạt vừng, đỗ trắng, sơri, rau có lá, củ cải, cà rốt, gạo và sữa đậu nành.
Nếu mắc chứng thiếu máu thì cần uống bổ sung viên sắt, lưu ý tác dụng phụ của viên uống bổ sung này là cảm giác buồn nôn, nôn, táo bón…
Theo Sức khỏe & Đời sống
Điểm mặt thực phẩm dễ khiến mẹ sảy thai
Mẹ nào đang mang thai nên lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm này để có thai kỳ khỏe mạnh.
Khi mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng, vitamin từ các loại thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bà bầu. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bà bầu tuyệt đối không nên ăn hoặc phải thận trọng khi ăn vì nó không những không tốt cho sức khỏe bà bầu mà còn có thể gây hiện tượng sảy thai khi ăn quá nhiều. Sau đây là danh sách 5 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu nên tránh.
1. Hạt bo bo (Ý dĩ)
Đây là một loại thực phẩm thuốc. Hạt bo bo tuy có chứa hàm lượng protein và hydrate carbone cao, là vị thuốc chữa được nhiều bệnh nhưng đối với bà bầu nó lạicó thể gây kích thích các cơ trơn ở tử cung, khiến tử cung co bóp, làm tăng khả năng bị lưu thai.
2. Rau sam
Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, thực nghiệm đã chứng minh nước ép rau sam có tác dụng kích thích tử cung rõ rệt, khiến mức độ co bóp của tử cung tăng lên, dễ gây lưu thai. Vì vậy, đây là một thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế đối với bà bầu.
Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. (ảnh minh họa)
3. Mướp đắng (khổ qua)
Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ..
4. Rau chùm ngây
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
Đây là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó lại không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
5. Dứa (trái thơm)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, hoặc uống quá nhiều sinh tố dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Ngoài ra trong dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây hỏng thai.
Theo Khám Phá
Mách mẹ cách đánh thức thai nhi Để nhìn rõ mặt con khi đi siêu âm thai, mẹ nên biết cách đánh thức bé tỉnh giấc. Việc siêu âm thai là vô cùng quan trọng và cũng là việc khiến các cặp đôi mong chờ từng tháng đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ khi bạn đã có thể nhìn rõ hình hài, khuôn mặt bé. Tuy nhiên,...