Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”?
Tạp chí The Diplomat đưa ra một câu hỏi đáng chú ý là, tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?
Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông Lei Yixun, giám đốc nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam, giới thiệu bản đồ phi pháp vừa phát hành – Ảnh: Xinhua.
Tấm bản đồ mới với một “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn nuốt gần trọn biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại. Trong một bài viết khác, tác giả Harry Kazianis của The Diplomat gọi cách tiếp cận của Trung Quốc là “mapfare” (tạm dịch: “phương pháp bản đồ”).
Bằng cách tung ra những tấm bản đồ, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy “phiên bản sự thật” của họ trên thực địa từ đó tạo cơ sở cho các tuyên bố như ADIZ, các hoạt động thăm dò tài nguyên đầy trơ trẽn, và các cuộc tuần tra của lực lực tuần duyên. Về các cuộc tuần tra của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, Philippines đã “có dịp” mục sở thị vào năm 2012 ở khu vực tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal).
Một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò với những tấm bản đồ chính thức mà Trung Quốc đưa ra tiếp tục nằm ở “đường 9 đoạn”, gần đây nhất là “đường 10 đoạn”. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bắc Kinh không “hô biến” những đoạn đứng quãng này thành một đường hải giới liên tục?
Trước hết, đâu là lợi ích của Bắc Kinh khi duy trì đường 9 (10) đoạn thay vì một đường hải giới liên tục? Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy nói tới những tấm bản đồ.
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những tấm bản đồ có vai trò quan trọng. Mỗi quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều có một tấm bản đồ riêng về khu vực. Đến nay, khu vực mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này vẫn là rộng lớn nhất và được thể hiện bằng 10 đường đứt đoạn dựa trên những tấm bản đồ mà Quốc dân đảng sử dụng vào năm 1947.
Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn này là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát.
The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự xảo quyệt của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, và sự xảo quyệt đó liên tục vấp phải sự phản đối trong các cuộc tranh cãi đương đại về chủ quyền trên biển Đông.
Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh thực chất coi lập trường của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển là có thể hòa giải và để ngỏ cho đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông khác.
Trong một cuộc thảo luận kênh 2 (ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, còn ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ) giữa các học giả phương Tây và Trung Quốc vào năm 2009, phía Trung Quốc nói, “nếu các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa rộng lớn rút lại tuyên bố như vậy, thì sẽ có một số khu vực bên trong đường đứt đoạn phù hợp với việc khai thác chung”.
Thực tế đã thay đổi kể từ khi những tuyên bố ràng buộc này được đưa ra vào năm 2009. Tuy nhiên, sự mập mờ căn bản của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng đường 9 (10) đoạn trên biển Đông vẫn tiếp tục duy trì.
Mỹ đã phản đối những tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, cho những những tuyên bố chủ quyền như vậy không có căn cứ bằng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS). UNCLOS sử dụng các thực thể lãnh thổ và thềm lục địa làm căn cứ để thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước này vào năm 1996.
Đến nay, Trung Quốc chưa hề biến đường 9 (10) đoạn thành một đường liền mạch hay tìm cách thiết lập một ADIZ trên biển Đông tương tự như đã làm trên biển hoa Đông bởi lẽ, hai hành động như vậy sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất đi sự mập mờ trong các tuyên bố chủ quyền của mình, mà lại chẳng thu được lợi ích gì – The Diplomat lý giải. Bằng cách này, Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Video đang HOT
Nói tóm lại, việc Trung Quốc chọn cách tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông bằng đường đứt đoạn có nguyên nhân sâu xa.
Đường 9 (10) đoạn của Trung Quốc không thực sự là một biên giới. Đường này không khẳng định thứ mà Trung Quốc có, mà thay vào đó là thứ mà Trung Quốc “sẽ có” một khi các tranh chấp trên biển Đông không còn.
Đây không phải là một cách tiếp cận “sạch sẽ” trong vấn đề ngoại giao trên biển Đông, nhưng có lẽ “phương pháp bản đồ” này của Trung Quốc sẽ không sớm có sự thay đổi – The Diplomat kết luận.
Diệp Vũ (Theo Vneconomy)
Biển Đông: Sau giàn khoan, Trung Quốc chơi trò "Tàu khảo cổ'
Trung Quốc đóng một con tàu lớn chỉ với nhiệm vụ là khảo cổ, và yêu cầu trong thiết kế là nó phải hoạt động được ở Nam Hải (tức Biển Đông).
LTS: Chuyên gia hàng hải, kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình (Hội Khoa học biển TP. Hồ Chí Minh đã có bài viết cụ thể về con tàu Trung Quốc Khảo Cổ 01 và những sứ mệnh thâm hiểm mà chính quyền Bắc Kinh giao cho nó đảm trách.
Trung Quốc Khảo Cổ 01
Từ lâu, Trung Quốc đã đầu tư khá lớn cho công tác nghiên cứu dân tộc học, khảo cổ học... để làm nền tảng cho công cuộc tiến ra đại dương, thực hiện "giấc mơ Trung Hoa".
Trước hết, để tuyên truyền vào đầu người dân của họ về một bức tranh rằng họ có lịch sử hàng hải lâu đời, cũng là một "quốc gia biển", Bắc Kinh đã đầu tư xây một hệ thống bảo tàng dày đặc về hàng hải. Từ bảo tàng Trịnh Hòa trên đỉnh núi huyện Tấn Ninh (Côn Minh, Vân Nam) tới những bảo tàng tại Nam Kinh, Tuyền Châu, Ma Cao...
Những bảo tàng này chứa hàng nghìn hiện vật khai quật được nhằm chứng minh Trung Quốc cũng là "dân biển", cũng đã đặt chân tới nhiều vùng xa xôi trên thế giới, để biện minh cho cái lý do mà vì sao nhiều vùng biển, nhiều quần đảo là chủ quyền của mình.
Tàu Trung Quốc đóng dành riêng cho khảo cổ để tìm bằng chứng tranh cướp chủ quyền với láng giềng
Có dịp tới Thượng Hải, đi về phía khu trường Jiaoda mới (Đại học Giao thông Thượng Hải), bạn sẽ phải ngạc nhiên về quy mô cái Bảo tàng Hàng hải mới xây một hai năm nay. Nhưng sắp tới,bảo tàng Hàng hải tại Thiên Tân còn to hơn nhiều, do kiến trúc sư người Úc vẽ.
Bảo tàng chỉ là một trong những thứ chơi trội của Trung Quốc. Kể đến thứ hai phải là tàu chuyên dụng cho khảo cổ.
Có lẽ ít có quốc gia nào có loại tàu chuyên làm công tác khảo cổ vì công việc này dùng nhiều công cụ khác nhau, việc làm một con tàu chuyên dùng sẽ vừa thừa vừa thiếu. Thế mà Trung Quốc có con tàu chuyên làm việc này.
Con tàu đầu tiên với tên "Zhongguo Kaogu 01 È13;" tức là tàu "Trung Quốc Khảo cổ 01 đang nằm tại Ma cau ,chuẩn bị hành trình xuông quần đảo Trường Sa như nhiệm vụ thư thiết kế ban đầu của con tàu đã ghi rõ!
Đó là tàu khảo cổ Trung Quốc đầu tiên do Viện Thiết kế 701 với Viện trưởng tên là Zuo Wenkeng (ă91; Tả văn Khanh) của Tập đoàn đóng tàu CSIC thiết kế và đóng tại Xưởng Đông Phong với giám đốc tên là Gou yuanjun (Cẩu Nguyên Quân - cẩu đây là cẩu thả chứ không phải là chó) tại Trùng Khánh với tổng giá trị con tàu là 60 triệu USD.
Tàu Trung Quốc Khảo Cổ 01
Ngày 24/10/2012 Xưởng Đông Phong ký kết hợp đồng đóng tàu với Cục Quốc gia Quản lý Di sản Văn hóa. Ngày 11/04/2013, tàu bắt đầu làm lễ đặt ky.
Tàu có chiều dài tổng cộng 56 mét, rộng 10,8 mét, chiều cao mạn 4,8 mét, mớn nước 2,6 mét, lượng chiếm nước 900 tấn, chịu sóng gió cấp 8, đi biển 30 ngày với hai kho thực phẩm và nước uống. Thiết bị đẩy tàu là động cơ diesel-điện chữ Z.
Tham vọng và âm mưu của Trung Quốc với tàu khảo cổ
Được hạ thủy ngày 24/01/2014 và vùng hoạt động được ghi rõ trong nhiệm vụ thư thiết kế là vùng ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là Trường Sa!
Vì là tàu nhỏ, mớn nước thấp , lại mang nhiều thiết bị nên người ta cố gắng hạ thấp trọng tâm tàu, nhưng như thế tàu lại dễ lắc trên sóng. Bởi vậy để chống lắc cho tàu, với một số lượng đông đảo các khoa học gia làm việc và sống trong 20 căn phòng khép kín đủ tiện nghi kể cả tắm nóng lạnh, tàu sử dụng két chống lắc ở hai bên mạn.
Tốc độ tối đa là 12 hải lý/giờ và tầm hoạt động độc lập là 30 ngày căn cứ theo thực phẩm còn theo nhiên liệu không được nói rõ nhưng chỉ thấy ghi đi được xa bờ 200 km và trở về trong thời gian 9 giờ chắc là dự tính từ các căn cứ đang được xây dựng quy mô tại Trường Sa như Gạc Ma chẳng hạn.
Tàu sơn trắng, đáy đỏ với chủ tàu là "Quốc gia Văn vật Cục" tức Cục Bảo tàng của Trung Quốc. Tàu trang nhiều thiết bị: địa vật lý, nhận dạng, định vị dưới nước, sonar, các thiết bị đo đạc, lặn dưới sâu, ghi hình ảnh, scuba, phòng thí nghiệm.
Tàu Trung Quốc Khảo Cổ 01 thử nghiệm trên sông Trường Giang
Trên boong tàu có đặt một tàu lặn mini dùng cho 6 người và buồng giám áp dùng hồi sức trong công tác lặn. Một cẩu tay gấp chuyên dùng có thể nhấc các vật thu được từ dưới nước với sức cẩu 3 tấn.
Theo kế hoạch, từ tháng Giêng năm 2014 tới tháng Năm nó di chuyển dần từ Trùng Khánh theo sông Trường Giang tới Nam Kinh, Thượng Hải, Thanh Đảo, Macau và rồi tiến xuống Trường Sa.
Trên thực tế, đó là giai đoạn thử tàu. Từ ngày 23/06 tới 25/06 nó di chuyển trên sông Trường Giang từ đoạn Wanzhou ( Vạn Châu) tới Yunyang (É13; Vân Dương) để tiến hành thử đường dài với sự giám sát của Đăng kiểm Chongqing ( Trùng Khánh). Ngoài Xưởng đóng tàu,còn có mặt Viện Thiết kế, Viện Nghiên cứu Trường hàng Vũ Hán (), Công ty Hán Cách Thượng Hải ()... tổng cộng trên 60 người.
Sau tất cả các cuộc thử nghiệm, ngày 05/07, tàu sẽ rời Wanzhou về Nanjing (Nam Kinh) để nhận các thứ trang bị và dự kiến ngày 25/07 về tới cảng mẹ của nó là Qingdao (Thanh Đảo).
Như vậy,so với dự tính ban đầu, kế hoạch chạy tàu khảo cổ này đã bị chậm lại do phải thử tàu và hoàn chỉnh lại các khiếm khuyết.
Bằng chiêu trò khảo cổ và những xác tàu chìm phát hiện được, Trung Quốc đang thực hiện yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta.
Logo đóng trên con tàu khảo cổ của Trung Quốc
Có thể thấy con tàu này có nhiều thứ vừa thiếu vừa thừa. Để khám phá ban đầu thì nó quá thừa nhưng khi triển khai nó lại quá thiếu. Ví như khi khảo cứu tàu chìm Cù Lao Chàm, ta biết rằng người ta đã huy động một số tàu kéo, chuông lặn, buồng hồi áp... trong khi để sơ khảo bản đồ tàu chìm vùng Biển Đông, Michael từ Singapore chỉ huy động tàu nhỏ với sonar quét ngang và vài thiết bị là đủ.
Khảo cổ Việt Nam đã làm những gì?
Việc gương oai với con tàu dán nhãn khảo cổ, bên mạn có huy hiệu "China Cultural Heritage"- Di sản Văn hóa Trung Quốc bằng tiếng Trung-Anh muốn nói lên điều gì?
Biết rằng với một nền kinh tế yếu ớt sau chiến tranh, khoa khảo cổ dưới nước của chúng ta dù non yếu cũng đã có nhiều nỗ lực với 9 cuộc khảo cứu có sự tham gia của nước ngoài, với phát hiện bãi cọc Bạch Đằng, với việc thành lập phòng khảo cổ dưới nước vào đầu năm nay tại Viện Khảo cổ phố Phan Chu Trinh Hà Nội.
Nhưng liệu có thể làm hơn thế được không? Có một chuyện nhỏ sau đây: Cả vùng Sầm Sơn Thanh Hóa, ai cũng biết tới anh chàng cao lớn có tên là Nick từ Úc sang, hướng dẫn ngư dân đóng chiếc bè để thực hiện chuyến vượt Thái Bình Dương cách đây tròn 20 năm. Nghiên cứu cái bè tre tới từng chi tiết, anh lại chỉ huy ngư dân làm theo đúng bản vẽ sao cho bè đúng là cổ, không dùng một vật liệu nào của thế kỷ 20, tất cả từ tự nhiên như cha ông ta đã làm.
Với cái bè đó, thủy thủ Lương Viết Lợi của Sầm Sơn đã cùng 3 người nữa dưới sự chỉ huy của Tim Severin vượt biển sang tới gần Mỹ. Tháng Ba vừa qua, Tim tới Sài Gòn và báo Tuổi Trẻ đưa tin liên tục trong 5 số báo liên tiếp.
Bên trong của tàu khảo cổ
Nhiều bạn trẻ yêu du lịch rất quan tâm nhưng không hề thấy các nhà dân tộc học, khảo cổ học Việt Nam lên tiếng và có lẽ cũng chưa ai liên hệ với Nick hay Tim.
Trong khi đó Nick là một chuyên gia đầu bảng về tàu thuyền cổ và sau chuyến công tác tại Sầm Sơn anh có công trình khảo cứu về bè tre Sầm Sơn đăng trên tạp chí khoa học khảo cổ thế giới.
Và tạp chí này được trưng bày trang trọng trong Bảo tàng thuyền cổ Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc vì Nick là một cộng tác viên hàng đầu với họ!
Theo Đất Việt
Biển Đông nóng: Trung Quốc chuyển động theo động thái của Mỹ? Trung Quốc vẫn duy trì lượng tàu lớn với khoảng 114-119 tàu các loại để bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Trung Quốc gia tăng tàu quân sự Cập nhật thông tin đến thời điểm 16h ngày 3/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc vẫn duy trì lượng tàu lớn với khoảng 114-119 tàu...