Tại sao giờ đi ngủ lại rất quan trọng?
Đối với hầu hết người trưởng thành hiện nay, việc đạt được mục tiêu ngủ 7 tiếng mỗi đêm là cả một vấn đề. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Duke còn bổ sung thêm một việc nữa vào danh sách những việc cần làm để bảo đảm sức khỏe: đi ngủ vào một giờ nhất định.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ giờ đi ngủ chỉ dành cho trẻ con; còn một khi đã bước chân vào đại học, thì đi ngủ giờ nào mà chẳng được.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố ngày hôm nay trên tạp chí Scientific Reports cho thấy những người không có giờ ngủ nhất định thường nặng cân hơn, ít khỏe mạnh hơn, với lượng đường trong máu cao hơn và huyết áp cao hơn.
Nghiên cứu mới về các mô hình giấc ngủ gợi ý đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định cũng quan trọng đối với sức khỏe tim và trao đổi chất ở người lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho biết không rõ liệu những triệu chứng này là nguyên nhân gây ra giấc ngủ thất thường hay giấc ngủ thất thường gây ra những triệu chứng này.
“Có lẽ tất cả những điều này có tác động tương hỗ”, TS. Jessica Lunsford-Avery, giảng viên tâm thần học và khoa học hành vi và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Nhưng dù bằng cách nào thì sau khi đánh giá 1.978 người, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc giữ vững 7 tiếng ngủ vào cùng một khoảng thời gian mỗi đêm sẽ không thể làm tổn hại cơ hội giữ gìn sức khỏe.
“ Bệnh tim và tiểu đường rất phổ biến ở Mỹ, cực kỳ tốn kém và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở đất nước này”, bà nói. “Nếu có thể dự đoán những người nào có nguy cơ mắc các bệnh này, thì có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh”.
Nghiên cứu của TS. Lunsford-Avery đã cho mỗi người tham gia, tuổi từ 54 đến 93, mang một thiết bị theo dõi lịch ngủ, cụ thể đến từng phút, vì vậy nhóm có thể theo dõi những thay đổi nhỏ nhất. (Ví dụ ai đó ngủ lúc 10h10 phút tối trong khi lịch thông thường là đi ngủ lúc 10 giờ tối).
Họ phát hiện ra rằng những người bị tăng huyết áp có xu hướng ngủ nhiều hơn, và những người bị béo phì có xu hướng thức khuya hơn.
Nhưng quan trọng nhất giờ ngủ đều đặn là một thông số tốt nhất để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và chuyển hóa của một người.
Video đang HOT
Những người có giờ đi ngủ thất thường cũng dễ báo cáo về trầm cảm và stress hơn so với những người có giờ ngủ đều đặn, cả hai tình trạng này đều gắn liền với sức khỏe tim mạch.
Người Mỹ gốc Phi có những mô hình ngủ thất thường nhất so với những người tham gia là người da trắng, người Mỹ gốc Hoa hoặc người gốc Tây-Bồ, số liệu cho thấy.
Những phát hiện này cho thấy một mối liên quan – chứ không phải là quan hệ nhân quả – giữa sự đều đặn của giấc ngủ với sức khỏe tim và chuyển hóa.
“Nghiên cứu không kết luận rằng giờ ngủ bất thường dẫn đến nguy cơ sức khỏe hay tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến giờ ngủ”, TS. Lunsford-Avery nói.
Tuy nhiên, dữ liệu gợi ý việc theo dõi thói quen ngủ có thể giúp xác định những người có nguy cơ mắc bệnh và sự khác biệt về sức khỏe có thể tác động đến những nhóm đối tượng cụ thể.
Nhóm dự định sẽ tiến hành nghiên cứu thêm trong thời gian dài hơn với hy vọng xác định xem sinh học gây ra những thay đổi về giờ ngủ và ngược lại như thế nào.
“Có thể bệnh béo phì làm gián đoạn sự bình thường của giấc ngủ, hoặc ngủ kém cản trở chuyển hóa của cơ thể dẫn đến tăng cân, và đó là một vòng tròn luẩn quẩn. Với nhiều nghiên cứu hơn, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu những gì đang xảy ra về mặt sinh học, và có lẽ chúng ta có thể nói điều gì có trước: con gà hay quả trứng”.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Các nhà nghiên cứu phát hiện: Ăn uống kiểu này tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm, dễ bị đau tim hoặc đột quỵ
Chế độ ăn yo-yo làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm và dễ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation, các nhà nghiên cứu tại đại học South Korea ở Hàn Quốc theo dõi cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của 6.748.773 người khỏe mạnh từ hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc. Những người tham gia không có bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao khi bắt đầu nghiên cứu và chưa bao giờ bị đau tim.
Tất cả đều được đánh giá ít nhất 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2005-2012 về trọng lượng, lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol.
Những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%.
Trong khoảng thời gian 5,5 năm, 54.785 người tham gia đã chết, 22.498 người bị đột quỵ và 21.452 bị đau tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự biến động lặp đi lặp lại của 4 vấn đề sức khỏe nói trên. Cụ thể, những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%. Họ cũng có nguy cơ bị đau tim cao hơn 43% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 41%.
"Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên chú ý đến sự thay đổi về số đo huyết áp, lượng cholesterol và mức đường huyết của bệnh nhân cũng như trọng lượng cơ thể. Cố gắng ổn định những vấn đề sức khỏe này có thể là một bước quan trọng trong việc giúp họ cải thiện sức khỏe", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Seung-Hwan Lee cho biết.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa việc dao động về sức khỏe và sức khỏe kém nhưng không chứng minh được nguyên nhân và hiệu quả. "Nghiên cứu không chắc chắn liệu những kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc này có thể áp dụng cho người dân Mỹ hay không", tiến sĩ Lee nói thêm.
Và các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một loạt các nhân vật nổi tiếng đã phải "vật lộn" với chế độ ăn yo-yo trong những năm qua, bao gồm Lady Gaga, Mariah Carey, Jessica Simpson và Christina Aguilera.
Christina Aguilera là một trong số những người nổi tiếng đã phải vật lộn với chế độ ăn kiêng yo-yo trong những năm qua (ảnh phải là khi cô đến Giải thưởng Grammy thường niên lần thứ 49 tại Los Angeles ngày 11 tháng 2 năm 2007, ảnh trái được chụp ngay tại lễ 'Jimmy Kimmel Live' ở Los Angeles tháng trước).
Chế độ ăn yo-yo có liên quan đến việc giảm khối lượng cơ và tăng cân nhiều hơn, đặc biệt là xung quanh bụng. Điều này có thể gây ra chất béo lắng đọng xung quanh các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2 ở một người.
Thử nghiệm ở động vật gặm nhấm cũng cho thấy việc cân nặng dao động có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến suy gan.
Nhắc đến chế độ ăn yo-yo, nhiều người sẽ không quên cái chết của nam ca sĩ Roy Orbison ở tuổi 52 sau một cơn đau tim khi đến thăm mẹ của anh ở Hendersonville, Tennessee. Một nhà nghiên cứu bệnh học đã cho rằng lý do ca sĩ Roy Orbison qua đời là do anh đã bị ám ảnh quá mức với chế độ ăn kiêng yo-yo.
Ăn kiêng yo-yo là kiểu ăn uống quá khắt khe, thậm chí nhịn ăn để giảm cân. Thậm chí để quên đi cảm giác đói, nhiều người ăn theo cách này còn phải uống nước cho đầy bụng cũng như nhờ đến sự trợ giúp của các loại nước dinh dưỡng. Thế nhưng, những người cố nhịn ăn như vậy lại tăng cân trở lại sau đó gọi là "hiệu ứng yoyo" - chỉ tình trạng tăng cân trở lại nhanh chóng sau một thời gian nhịn ăn khổ sở, một khi đã tăng cân lại thì rất khó giảm và còn trở nên béo hơn lúc chưa ăn kiêng. Đó là một quá trình khiến trọng lượng giảm đi rồi lại tăng lên.
Yo-yo là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và cực kì ít calo. Kì thực để giảm số lượng lớn cân nặng trong thời gian gấp rút (thường từ 1-2 tháng), bạn chỉ được nạp một lượng rất nhỏ hoặc hoàn toàn không có tinh bột, một chút protein từ thịt nạc, còn lại chỉ dùng rau xanh, trái cây ít đường và... nước lã để chống đói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Memorial tại Rhode Island, những phụ nữ có trọng lượng bình thường đã thừa nhận thực hiện chế độ ăn kiêng yo-yo nhiều hơn 4 lần có khả năng tử vong vì một cơn đau tim so với những người có cân nặng ổn định hay béo phì.
Tiến sĩ Somail Rasla, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết tăng cân dường như là một phần của chế độ ăn kiêng yo-yo. Ăn kiêng kiểu này sẽ khiến bạn tăng nhịp tim, huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu và sẽ không trở lại bình thường cả khi trọng lượng giảm lần nữa.
Nếu chu kỳ này tiếp tục lặp đi lặp lại, những vấn đề sức khỏe tim mạch cũng ngày càng xấu đi. Ăn kiêng kiểu yo-yo làm tăng viêm nhiễm trong máu - nguyên nhân gây nên vô vàn bệnh.
Nguồn: DailyMail/Health/WebMD
Theo Helino
Dân văn phòng hay ăn vặt nhớ né những thói quen sau kẻo gây hại sức khỏe Thường xuyên ăn vặt trong giờ làm, dân văn phòng hãy tránh mắc phải những thói quen xấu sau đây. Ăn vặt là thói quen thường thấy của dân văn phòng. Đồ ăn vặt sẽ được dùng như bữa ăn nhẹ giúp cung cấp năng lượng giữa giờ làm việc. Tuy nhiên, việc ăn vặt kèm theo những thói quen xấu sau có...