Tại sao con lười lại chậm như vậy?
Một số loài động vật được biết đến với kích thước khổng lồ, một số vì sức mạnh và một số thậm chí còn có vẻ ngoài đáng yêu.
Nhưng con lười lại là loài động vật được yêu thích vì cực kỳ chậm chạp!
Loài lười thường cư trú trên cây ở miền trung và miền bắc của Nam Mỹ, chúng thường được nhìn thấy trong tình trạng treo ngược cơ thể trên cây một cách uể oải. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi liệu có lý do thú vị nào đằng sau tốc độ chậm đến không tưởng của chúng không? Và tại sao chúng chủ yếu được nhìn thấy khi đang treo ngược trên cây? Câu trả lời cho những câu hỏi này và những sự thật thú vị khác về con lười chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Ảnh minh họa.
Tại sao con lười di chuyển quá chậm?
Con lười di chuyển chậm vì quá trình trao đổi chất cực kỳ chậm của chúng, chỉ hoạt động với tốc độ 40-45% so với tốc độ điển hình của các loài động vật có vú có trọng lượng cơ thể tương đương với chúng. Vì điều này, chúng không có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn một chế độ ăn ít calo. Chế độ ăn của chúng chủ yếu bao gồm lá cây và phải mất 30 ngày để tiêu hóa một chiếc lá!
Vì vậy, con lười chỉ có thể ăn những chiếc lá mới sau khi những chiếc lá trước đó đã đi qua dạ dày vào ruột non của chúng. Theo đó, loài lười sẽ phải di chuyển chậm rãi để đảm bảo không đốt cháy hết lượng calo đang có bên trong cơ thể.
Ngoài ra, con lười còn mắc một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là “đơn sắc hình que”, điều này không may khiến chúng bị mù màu. Việc thiếu tầm nhìn này góp phần khiến chúng di chuyển chậm, vì vậy chúng cũng cực kỳ thận trọng với môi trường xung quanh khi di chuyển.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số sự thật độc đáo ít được biết đến hơn về con lười
Video đang HOT
1. Con lười chỉ đi đại tiện mỗi tuần một lần
Một trong những sự thật thú vị về con lười là nó chỉ rời khỏi môi trường sống trên cây khoảng một lần một tuần để đi đại tiện. Sau khi đi đại tiện, chúng sẽ giảm khoảng một phần ba trọng lượng cơ thể cùng một lúc!
Khi con lười nằm trên mặt đất để đại tiện, nó sẽ thực hiện một “vũ điệu”, tạo ra một lỗ nhỏ trên đất, tạo khoảng trống cho vật chất. Sau khi bài tiết xong, con lười ngọ nguậy một cách nhanh rồi trèo lên cây. Vì con lười dễ bị táo bón nên mỗi lần đi đại tiện đều là một trải nghiệm tương tự như khi sinh con. Hoạt động mạo hiểm này đe dọa đến tính mạng vì khi ở trên mặt đất, con lười rất dễ bị những loài động vật ăn thịt tấn công.
Ảnh minh họa.
2. Con lười là những tay bơi lội tuyệt vời với khả năng nín thở tới 40 phút
Mặc dù những con lười di chuyển siêu chậm trên mặt đất nhưng chúng gần giống như những ninja khi ở dưới nước. Những móng vuốt dài góp phần giúp chúng di chuyển chậm trên cạn không còn là trở ngại vì chúng không phải đi bộ khi ở dưới nước. Chúng có cánh tay dài và khỏe giúp chúng di chuyển dưới nước nhanh gấp ba lần so với trên cạn!
Một trong những sự thật đáng kinh ngạc về con lười là chúng có thể nín thở tới 40 phút dưới nước. Loài động vật này có thể tạm dừng quá trình trao đổi chất và giảm nhịp tim xuống 1/3 nhịp độ thông thường trong thời gian này.
Ảnh minh họa.
3. Bộ lông phủ đầy tảo của con lười giúp nó có khả năng ngụy trang tuyệt vời, bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi
Lông của con lười có chứa rất nhiều nấm, tảo, côn trùng… Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã từng phát hiện ra 980 sinh vật trên một con lười! Nhiều loài trong số này chỉ có thể tìm thấy ở lông lười, chẳng hạn như bướm đêm. Một nghiên cứu thậm chí còn tiết lộ rằng một con lười có thể là nhà của hơn 120 con bướm đêm.
Có một mối quan hệ cộng sinh giữa con lười và loài tảo mọc trên lông của chúng. Con lười cung cấp nước (vì lông của con lười có khả năng hấp thụ rất tốt) và là nơi trú ẩn cho tảo.
Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng tảo cung cấp nguồn thức ăn đáng kể cho con lười. Tảo có trong lông lười rất dễ tiêu hóa và chứa carbohydrate, protein và chất béo gấp ba đến năm lần so với lá cây mà chúng thường ăn. Vì vậy, nuôi tảo trong lông giúp con lười có được các chất dinh dưỡng quan trọng, khiến nó trở thành một khía cạnh quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng.
Ngoài ra, tảo và nấm phát triển trên lông của con lười khiến chúng trông có màu xanh lục, giúp loài động vật có vú chậm chạp này hòa mình vào cây xanh. Đây là cứu cánh cho những con lười vì những kẻ săn mồi như chim ăn thịt sẽ không chú ý đến chúng.
Ảnh minh họa.
4. Loài động vật có vú sống trên cây này mạnh hơn con người gấp 3 lần
Lười hiếm khi rời khỏi ngôi nhà trên cây của mình. Chúng thường lao xuống tán cây thấp hơn để sinh con, và tất cả đều diễn ra trong tình trạng treo ngược cơ thể. Con lười cực kỳ mạnh mẽ khi so sánh với kích thước, khối lượng cơ bắp của chúng. Ngay cả những con non cũng siêu khỏe! Chúng có khả năng nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể chỉ bằng một cánh tay.
Con lười tự nhiên có cơ bắp ít hơn khoảng 30% so với các loài động vật có vú khác cùng kích thước. Bất chấp thực tế này, chúng vẫn mạnh hơn người bình thường gấp ba lần khi so đến sức mạnh cơ bắp. Con lười có sự sắp xếp cơ bắp chuyên biệt mang lại cho chúng sức mạnh to lớn. Chúng bám chặt vào cây ngay cả khi có thứ gì đó mạnh mẽ như báo đốm cố gắng kéo chúng xuống.
Lợn rừng lông kim với những khả năng kỳ lạ
Trong số rất nhiều loài động vật kỳ lạ trên trái đất, có một sinh vật nổi bật như thể nó đến từ một thế giới bí ẩn khác, đó chính là loài lợn rừng lông kim (Peccary).
Lợn rừng lông kim (còn gọi là javelina hay lợn hôi) là một loài động vật có vú sống trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được đặt tên theo vẻ ngoài có cơ thể được bao phủ bởi những chiếc lông giống như kim.
Chúng mập mạp, dài khoảng 1 mét, lưng phủ đầy lông giống gai nhọn (dài vài cm), về bản chất, lớp lông này của chúng có vẻ giống lông của loài nhím hơn là loài lợn.
Những sợi lông cứng và nhọn của chúng không chỉ có tác dụng phòng thủ mà còn giúp chúng trốn tránh kẻ săn mồi.
Lợn rừng lông kim thường sống dưới chân núi hoặc trên sườn đồi và không phải là sinh vật dưới lòng đất nên khả năng đào đất xuyên núi thực tế không phải là đặc điểm chính của chúng.
Cấu trúc độc đáo ở lông của loài lợn rừng lông kim khiến lông của chúng tương đối cứng và đan xen vào nhau, cho phép chúng di chuyển qua những bụi cây rậm rạp hoặc vào đồng cỏ.
Nhờ bộ lông đặc biệt này còn giúp chúng luôn được khô ráo trong môi trường ẩm ướt và tránh được các bệnh ngoài da.
Chúng có cái đầu tương đối dài được trang bị những chiếc ngà sắc nhọn, cho phép chúng dễ dàng nhai và nhổ rễ và củ dưới lòng đất.
Những đặc điểm khác biệt so với các loài lợn khác đã giúp chúng tìm thức ăn, tránh nguy hiểm và tự bảo vệ mình trong rừng nhiệt đới, khiến nó trở thành một phần độc đáo và quan trọng của hệ sinh thái.
Giải rubik dưới nước nhanh nhất Anh Daryl Tan Hong An (21 tuổi) được Kỷ lục Guinness công nhận là người giải rubik dưới nước nhanh nhất - mất 9,29 giây cho khối rubik 3x3x3. Anh Daryl Tan Hong An cùng những khối rubik. Ảnh: The Guinness Record Anh Daryl đã lặn xuống đáy bể bơi (không dùng dụng cụ hỗ trợ lặn) để giải khối rubik. Ngoài ra...