Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu

Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn.

Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số thực vật có hạt trên thế giới phụ thuộc vào việc phát tán hạt qua động vật trung gian và nếu tính riêng các khu rừng nhiệt đới, con số này là 75% hoặc cao hơn. Theo nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers, sự phụ thuộc đó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, như ở đảo Guam, động vật ăn trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho thực vật bản địa được duy trì liên tục. Hạt giống được động vật phát tán ngẫu nhiên có thể rơi xuống những điểm phát triển mới tươi tốt và đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái. Bởi những quả rơi rụng thì chỉ biết nằm dưới cái bóng của cây mẹ.

Và những hạt rơi như vậy cũng đã mất đi bước quan trọng thường là quá trình đi qua ruột động vật. Quá trình tiêu hóa có thể rửa trôi các phân tử ức chế sự nảy mầm và loại bỏ “thịt” xung quanh hạt mà nếu để nguyên có thể thúc đẩy nấm và các mầm bệnh khác phát triển.

Vai trò vận chuyển mầm sống của chim và thú trong biến đổi khí hậu - Hình 1

Mỗi loài động vật đều có vai trò trong hệ sinh thái

Trong Đánh giá thường niên về Hệ thống Sinh thái và Tiến hóa năm 2021, Rogers và các đồng nghiệp đã mô tả một hoạt động sinh thái khác sẽ rất quan trọng để thực vật vẫn tồn tại sau biến đổi khí hậu : vận chuyển hạt giống vượt ra ngoài phạm vi hiện tại của cây cha mẹ.

Khi nhiệt độ tăng lên, thực vật sẽ phải tuân theo điều kiện khí hậu bị biến đổi mà chúng cần thích nghi. Nói đơn giản thì thực vật ở Bắc bán cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc càng sớm càng tốt và các loài ở Nam bán cầu cần Nam tiến càng nhanh càng hay, hoặc chuyển đến phát triển ở những nơi có cao độ lớn hơn.

Tại sao lại vậy? Juan P. González-Varo, nhà sinh thái học tại Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha, giải thích rằng vì nhiệt độ trung bình thay đổi theo vĩ độ – càng xa xích đạo thì càng mát hơn. Từ đó, dựa trên dữ liệu về tốc độ nóng lên toàn cầu, các nhà sinh thái học có thể tính toán tốc độ mà một loài thực vật cần di chuyển về những vùng có khí hậu mát hơn để tồn tại. Ước tính tốc độ hiện tại là 4,2km mỗi thập niên.

Tốc độ đó là quá chậm với chúng ta nhưng là tốc độ di cư chóng mặt với thực vật. González-Varo cho biết tốc độ di chuyển cần thiết sẽ lớn hơn đối với cây đậu quả thân gỗ vì chúng thường mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên để trưởng thành và có khả năng sinh sản. Các nhà sinh thái học đang đặt câu hỏi liệu quần thể động vật hiện hữu có đủ sức giúp thực vật đạt được điều này hay không.

Ví dụ, công trình nghiên cứu của González-Varo tập trung vào các loài chim . Ông nói rằng vào giữa những năm 2010, khi các nhà sinh thái học mô tả tầm quan trọng của sự di cư của thực vật trong tương lai, một số đã nói rằng các loài chim di cư có lợi thế để di chuyển hạt giống đi những khoảng cách cần thiết.

Video đang HOT

Nhưng mặc dù các loài chim di cư thực hiện những hành trình dài nhưng hạt giống thường phải đi qua đường tiêu hóa của loài chim. Khác với thú thường trữ thức ăn lâu trong ruột, chim có tốc độ tiêu hóa rất nhanh, có loài chỉ cần 20 phút sau khi nuốt hạt là thải ra luôn. Liệu chim có giữ được hạt đủ lâu để mang chúng đi đủ xa không?

Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần ruột của các loài chim di cư trên Quần đảo Canary của Đại Tây Dương và đã tìm thấy hạt giống từ đất liền cách đó khoảng 170 km. Điều đó cho thấy sự phát tán tầm xa vẫn có thể xảy ra. Nhưng González-Varo vẫn cảm thấy có vấn đề và vào năm 2021, ông cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả khảo sát các khu rừng ở châu Âu mà trong đó đưa ra kết luận đầy bi quan: Các loài chim di cư sau khi ăn trái cây thường đi sai hướng mà chúng ta mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 949 trường hợp về 46 loài chim ăn trái cây của 81 loại cây khác nhau. Họ quan sát thấy rằng các loài chim di cư có xu hướng ăn trái cây châu Âu khi chúng đi về phía nam vào mùa đông, tức là di chuyển từ nơi có khí hậu lạnh hơn đến nơi ấm hơn.

Hướng di chuyển đó rõ ràng ngược lại với mục tiêu cần thiết để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Chỉ khoảng 1/3 số loài thực vật được nghiên cứu, gồm các loài thực vật như nhựa ruồi, ô liu dại và cây thường xuân, ra quả vào mùa xuân khi chim bay về phía bắc – thời điểm chúng di chuyển đến những vĩ độ mát mẻ hơn.

Vì vậy, nếu các loài chim di cư từng được coi là giải pháp giúp thực vật thoát khỏi biến đổi khí hậu, thì González-Varo cho biết nghiên cứu này cho thấy chúng chỉ là “một giải pháp rất cục bộ”, không phải là giải pháp cho cuộc di cư tổng thể.

Nhiệt độ tăng, khoảng cách ngắn hơn

Một phần mềm mô phỏng khổng lồ được trình làng vào năm 2022 đã kiểm tra kỹ hơn khả năng di chuyển hạt giống trên toàn cầu của tất cả các loài động vật. Kết quả cũng đáng lo ngại.

Nhà sinh thái học Evan Fricke của MIT, Rogers và các đồng tác giả lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về mọi nghiên cứu thực địa mà họ có thể truy cập từ khoảng 18.000 tương tác giữa động vật và thực vật. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã định lượng tỉ mỉ từng khía cạnh về việc phát tán hạt giống của động vật. Con vật nào ăn quả của cây nào? Động vật nào có thói quen nuốt, lột, tích trữ hoặc phá hủy hạt giống? Từng loài động vật vận chuyển hạt đi bao xa? Và trong trường hợp nào hạt giống sẽ nảy mầm thành công?

Tiếp theo, nhóm bổ sung dữ liệu mô tả từng loài động thực vật; nhóm cũng đưa vào dữ liệu về phạm vi địa lý tự nhiên của các loài, gồm cả ước tính về nơi các loài đã tuyệt chủng sẽ sống ngày nay nếu chúng không bị tuyệt chủng.

Cuối cùng, họ sử dụng công nghệ AI để mô phỏng mức độ mà các loài động vật phân phối hạt giống trên toàn cầu ngày nay cũng như mức độ suy giảm môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hạt giống như thế nào.

Điều đầu tiên xuất hiện từ mô phỏng là mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một loài động vật – đặc biệt là động vật có vú – và khoảng cách mà loài đó phát tán hạt giống. Thông thường, động vật có vú lớn có phạm vi hoạt động rộng hơn và do đó, hạt giống có nhiều thời gian trong truột chúng hơn. Ngược lại, khi không di cư thì phạm vi hoạt động của các loài chim khá hẹp. Đó là một vấn đề, bởi vì các loài động vật có vú lớn thường bị con người săn bắn nhiều hơn, dễ bị tuyệt chủng hơn so với chim.

Sau đó, nhóm của Fricke đã xem xét các vùng phân tán cách xa hơn 1km từ phạm vi của cây mẹ – khoảng cách cần thiết để thay đổi phạm vi của thực vật. Mô phỏng của họ cho thấy sự vắng bóng của động vật là “shipper chuyên nghiệp” và suy giảm môi trường sống đã làm giảm đáng kể khả năng phát tán hạt giống ở khoảng cách xa.

Fricke nhận định: “Đã có sự suy giảm trầm trọng trong việc phát tán hạt giống ở khoảng cách xa do sự mất mát lớn của các loài động vật lớn khỏi hệ sinh thái”.

Cho dù đó là những bức tranh hang động ở Pháp hay những ghi chép về hóa thạch, dữ liệu lịch sử cho thấy các loài động vật có vú lớn đã từng có độ phủ rộng rãi trong quá khứ, liên tục thực hiện việc di chuyển mang hạt giống đi xa. Fricke nói: “Chính động vật lớn đã giúp giải quyết những biến đổi khí hậu đã xảy ra trong khoảng 10.000 năm qua. Nhưng hiện tại chúng không còn giúp thực vật chống lại biến đổi khí hậu nữa vì chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng hoặc bị giới hạn ở những khu vực thực sự nhỏ so với phạm vi trước đây của chúng”.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một mô phỏng khác, trong đó, tất cả các loài chim và động vật có vú hiện đang gặp nguy cấp đều bị tuyệt chủng. Theo kịch bản này, việc phát tán hạt giống trên phạm vi hơn 1km sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với hậu quả tồi tệ như đã xảy ra ở Madagascar và các đảo ở Đông Nam Á.

Nói tóm lại, khi nhiệt độ tăng lên, sự di chuyển của hạt giống sẽ giảm đi và đáng buồn thay là lại rơi đúng vào thời điểm chúng ta cần nhất.

Những 'shipper' tự nhiên đang kêu cứu khiến cây cối khóc theo

Khi khí hậu đổi thay, thực vật phải thay đổi phạm vi của chúng. Nhưng chúng có thể kịp di cư không khi 'shipper' trong thế giới tự nhiên - những loài động vật phát tán hạt giống - cũng đang kêu cứu.

Những shipper tự nhiên đang kêu cứu khiến cây cối khóc theo - Hình 1

Cả dơi và chim ở Guam đều đang kêu cứu

Rất nhiều trong số loài thực vật phụ thuộc vào các loài chim và động vật có vú ăn trái cây để phát tán hạt giống (con người trước kia cũng nằm trong đội ngũ "shipper" tự nhiên này). Nhưng người ta vẫn còn tranh cãi liệu các loài động vật có thể phát tán hạt giống đủ xa và nhanh để theo kịp tốc độ nóng lên của thế giới hay không, nhất là khi bản thân động vật cũng đang gặp rắc rối trước sự thay đổi của thế giới do con người gây ra.

Việc nhà sinh thái học tại Virginia Tech, Haldre Rogers bước vào nghiên cứu vấn đề sinh thái này thông qua một loại tai họa do con người tạo ra mà các nhà khoa học gọi một cách hoa mỹ là "thí nghiệm tình cờ".

Rogers đã nhận công việc vào năm 2002 trên đảo Guam ở Thái Bình Dương và quần đảo Mariana lân cận để nghiên cứu loài rắn cây nâu xâm lấn được đưa đến Guam. Chúng có thể đổ bộ lên đảo từ một tàu chở hàng hồi Thế chiến thứ 2. Trong những thập niên tiếp theo, những con rắn lớn này phát triển mạnh tiêu diệt nhiều loài động vật bản địa.

Nhiệm vụ ban đầu của Rogers là theo dõi những trường hợp được báo cáo từ các hòn đảo gần đó. Rogers mô tả công việc "đã cho tôi rất nhiều thời gian chỉ để nhìn chăm chú vào cây cối, cố gắng phát hiện những con rắn. Và tôi nhận ra rằng thực ra có nhiều khác biệt giữa rừng ở Guam và rừng trên các đảo khác".

Và vì vậy, trong luận án tiến sĩ của mình, Rogers quyết định giải quyết câu hỏi liệu thủ phạm chính làm thay đổi hệ thực vật ở Guam có phải là những con rắn hay không.

Mối liên hệ tiềm năng là thế này: Nhiều loài thực vật dựa vào động vật để phát tán hạt giống và điều đó thường được thông qua trái cây. Giống như kiểu con ngựa thành Troy mini trong hệ sinh thái, trái cây tiến hóa để cùi của nó là mồi nhử bổ dưỡng và hấp dẫn động vật ăn và nuốt cả hạt của cây.

Sau khi ăn, con vật tiếp tục di chuyển. Sau một thời gian, nó thải những hạt đã nuốt ở đâu đó cách xa vị trí cây kia.

Vô số yếu tố sẽ quyết định liệu một hạt giống có thể phát triển thành cây trưởng thành hay không. Nhưng bằng cách sử dụng cánh, chân, ruột và phần lưng của động vật, thực vật có rễ đã tiến hóa theo cách phân tán các hạt giống của chúng đi xa hơn, rộng hơn.

Ở Guam, cây rừng dựa vào 7 loài phân tán chính gồm 6 loài chim và 1 loài dơi, nhưng rắn sau khi có mặt ở đây đã tàn sát chúng. Khi Rogers đến, chỉ còn lại một loài chim làm công việc phân tán hạt và cũng chỉ trong một phạm vi hạn chế, còn số lượng dơi giảm xuống còn khoảng 50 cá thể. Vì vậy, về cơ bản, hạt giống không còn được phát tán một cách bình thường sau khi con người mang rắn tới đây.

Bên kia đảo, trái cây giờ đây chỉ còn phát tán hạt mầm bằng những quả rơi xuống đất rừng, ngay dưới gốc chúng. Rogers nhận thấy có người thắng kẻ thua trong số hệ thực vật ở Guam. Một số loài ít phụ thuộc vào động vật đang phát triển mạnh là kẻ thắng. Nhưng nhiều cây ăn quả và cây bụi bản địa đang gặp khó khăn đã trở thành bên thua cuộc. Chỉ có điều kết quả thắng ít thua nhiều dẫn đến hệ sinh thái nơi đây ít sự pha trộn hơn và kết quả là sự đa dạng về thực vật trong rừng cũng thấp hơn.

Đặc biệt đáng chú ý là những gì xảy ra khi một cây trưởng thành bị đổ trong rừng. Thông thường, khi một cây lớn đổ xuống sẽ tạo khoảng trống cho hàng loạt cây con đang phát triển cạnh tranh nguồn ánh sáng mới xuất hiện. Nhưng ở Guam hiện giờ, những khoảng trống này được lấp đầy rất chậm vì hạt giống không được các "shipper" truyền thống là 6 loài chim và 1 loài dơi đưa vào.

Ở xã hội loài người, khi một hãng vận chuyển ngừng hoạt động sẽ có hãng khác xuất hiện thế chỗ ngay, nhưng ngoài tự nhiên thì khác. Rogers nói: "Khi bạn mất đi đội ngũ phân tán hạt giống, sẽ không có đội khác thay thế để có thể đảm nhận vai trò đó trong hệ thống".

Nếu đây chỉ đơn giản là một kiểm nghiệm vô tình trên một hòn đảo xa xôi giúp xác nhận giả thuyết về sự phụ thuộc của thực vật vào động vật ăn trái cây, thì đó lại là một điều bất hạnh cho không chỉ hệ sinh thái nơi đây. Với việc quần thể động vật hoang dã đang giảm mạnh trên toàn thế giới, giới sinh thái học lo ngại rằng hiện tượng trên đảo Guam lại là một lời cảnh báo có quy mô toàn cầu.

Ở Madagascar, các nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số cây có nguy cơ tuyệt chủng, gồm các loài cọ và baobab do hạt của chúng quá lớn để bất kỳ động vật nào hiện giờ có thể nuốt và phân tán. Các loài vượn cáo và chim voi khổng lồ vốn chịu trách nhiệm phân bố hạt của các loại cây nói trên nhưng chúng đều đã tuyệt chủng. Thảm họa của vượn cáo và chim voi dẫn đến thảm họa cho cây baobab khi hạt của chúng trở thành "trái ma".

Ở miền Tây nước Mỹ và Mexico, khi số lượng chim giẻ cùi pinyon giảm mạnh, các nhà sinh thái học lo lắng về sự tồn tại lâu dài của loài thông pinon do hạt của chúng được những con chim này thu nhặt và phát tán. Những ví dụ như thế này tồn tại trên khắp thế giới.

Nhưng một vấn đề thậm chí còn lớn hơn là thực vật đang cần động vật triển khai dịch vụ vận chuyển hỏa tốc để phát tán hạt giống nhanh hơn bao giờ hết. Khi nhiệt độ tăng nhanh do biến đổi khí hậu, nhiều loài thực vật sẽ phải di chuyển đến những nơi mát hơn để tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà sinh thái học cho thấy rằng quần thể động vật đang bị thu hẹp trên thế giới không có khả năng "nhận đơn" cho những cuộc di cư này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mua chung vé số, nhóm 15 người trúng độc đắc 520 tỷ đồngMua chung vé số, nhóm 15 người trúng độc đắc 520 tỷ đồng
08:52:16 15/06/2025

Tin đang nóng

Vợ cũ gửi ảnh cưới mời tôi đi dự, đến nơi tôi mới hiểu vì sao con trai tôi không dám kể gì suốt thời gian quaVợ cũ gửi ảnh cưới mời tôi đi dự, đến nơi tôi mới hiểu vì sao con trai tôi không dám kể gì suốt thời gian qua
05:05:16 15/06/2025
Từng cãi bố mẹ để tiếp tục yêu người hơn mình 2 chục tuổi, nhưng khi vợ cũ của anh ta tìm đến, đưa cho một tấm ảnh, tôi liền gục ngãTừng cãi bố mẹ để tiếp tục yêu người hơn mình 2 chục tuổi, nhưng khi vợ cũ của anh ta tìm đến, đưa cho một tấm ảnh, tôi liền gục ngã
05:06:08 15/06/2025
Mỹ nhân 12 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Bị tẩy chay vì quá đẹp, đóng phim không màng tiền bạcMỹ nhân 12 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Bị tẩy chay vì quá đẹp, đóng phim không màng tiền bạc
05:59:43 15/06/2025
Không phải nhan sắc, đây mới là lý do khiến Lê Tư làm dâu hào môn và có cuộc hôn nhân viên mãnKhông phải nhan sắc, đây mới là lý do khiến Lê Tư làm dâu hào môn và có cuộc hôn nhân viên mãn
08:00:03 15/06/2025
Vô tình thấy màn hình điện thoại con rể tương lai, mẹ tôi âm thầm bỏ về không cho cưới nữaVô tình thấy màn hình điện thoại con rể tương lai, mẹ tôi âm thầm bỏ về không cho cưới nữa
05:05:37 15/06/2025
Nam chính phim cổ trang hot nhất hiện tại: Nhan sắc ngoài đời đẹp cực phẩm, tiếc là diễn quá buồn ngủ!Nam chính phim cổ trang hot nhất hiện tại: Nhan sắc ngoài đời đẹp cực phẩm, tiếc là diễn quá buồn ngủ!
05:51:09 15/06/2025
27 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối, mẹ lên bàn mổ cùng con: "Lúc đưa ra quyết định hiến thận, tôi không sợ hãi"27 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối, mẹ lên bàn mổ cùng con: "Lúc đưa ra quyết định hiến thận, tôi không sợ hãi"
07:54:44 15/06/2025
Mỹ nhân Việt đầu tiên nổi tiếng ở Hàn: Chiếm sóng cả đài quốc gia, đổi đời nhờ Song Hye Kyo mới sốcMỹ nhân Việt đầu tiên nổi tiếng ở Hàn: Chiếm sóng cả đài quốc gia, đổi đời nhờ Song Hye Kyo mới sốc
05:50:28 15/06/2025

Tin mới nhất

Cá mập rơi từ trời xuống sân golf: Hiện tượng gây sốc như phim viễn tưởng

Cá mập rơi từ trời xuống sân golf: Hiện tượng gây sốc như phim viễn tưởng

13:47:31 11/06/2025
Một con cá mập búa bất ngờ rơi xuống sân golf ở bang South Carolina, Mỹ khiến nhiều người liên tưởng đến bộ phim giả tưởng Sharknado.
Đại quân 'siêu kiến' phá hoại châu Âu, gây mất điện, cắt đứt internet

Đại quân 'siêu kiến' phá hoại châu Âu, gây mất điện, cắt đứt internet

12:02:01 11/06/2025
Tapinoma magnum sống dưới lòng đất, thường làm tổ tại những khu vực đô thị bị xáo trộn như sân vườn, lối đi, và trung tâm cây cảnh. Chúng đào hầm dưới mặt đường, cắn đứt dây điện gây mất điện, gián đoạn internet
Phát hiện loài ếch mới ở Ấn Độ: Sống cả đời dưới lòng đất và giống... một chú lợn con

Phát hiện loài ếch mới ở Ấn Độ: Sống cả đời dưới lòng đất và giống... một chú lợn con

11:36:50 11/06/2025
Khác với hình ảnh phổ biến về những chú ếch có da trơn bóng và thường sống gần nước, ếch tím Bhupathy dành gần như toàn bộ cuộc đời của mình dưới lòng đất.
Dọn 51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới

Dọn 51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới

11:34:15 11/06/2025
51 tấn rác trong hang động Trương Gia Giới được dọn sạch sau hơn một thập kỷ bị bỏ mặc, phơi bày lỗ hổng trong giám sát môi trường và quản lý rác thải ở cấp cơ sở.
Hé lộ "quái vật bầu trời" cổ đại đầu tiên tại Nhật cách đây 90 triệu năm

Hé lộ "quái vật bầu trời" cổ đại đầu tiên tại Nhật cách đây 90 triệu năm

11:02:23 11/06/2025
Lần đầu tiên hóa thạch một loài thằn lằn bay cổ đại đã được phát hiện và định danh tại Nhật Bản, với sải cánh gần 3,5m và cấu trúc xương cổ chưa từng thấy.
Chuyến bay 2 tiếng thành 32 tiếng, hành khách vẫn không thể tới nơi

Chuyến bay 2 tiếng thành 32 tiếng, hành khách vẫn không thể tới nơi

20:01:28 10/06/2025
Các hành khách trên một chuyến bay của hãng hàng không Condor đã không thể tới được đảo Crete vì điều kiện thời tiết bất lợi.
Cụ ông giấu tên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Cụ ông giấu tên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

18:01:56 10/06/2025
Chính quyền thành phố Sakurai, tỉnh Nara, Nhật Bản mới đây cho biết đã nhận được một khoản quyên góp đặc biệt gồm 20kg vàng thỏi, trị giá khoảng 2,28 triệu USD (khoảng 60 tỷ đồng), từ một cụ ông ngoài 70 tuổi là cư dân địa phương.
2025 rồi Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn dùng đĩa mềm và Windows 95

2025 rồi Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn dùng đĩa mềm và Windows 95

16:07:13 10/06/2025
Có những công nghệ đã cũ, đến giờ tưởng chừng là dư thừa nhưng vẫn được nhiều cơ quan sử dụng. Một ví dụ điển hình là Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), đến 2025 rồi mới bắt đầu có kế hoạch để nâng cấp hệ thống điều hành bay
Ông bố chi 18 tỷ đồng đặt biển quảng cáo khắp thành phố để khoe con quá dễ thương, đứa trẻ chỉ nói 1 câu gây sốc

Ông bố chi 18 tỷ đồng đặt biển quảng cáo khắp thành phố để khoe con quá dễ thương, đứa trẻ chỉ nói 1 câu gây sốc

15:51:00 10/06/2025
Một ông bố người Nhật Bản là CEO điều hành một công ty bất động sản đã trở nên nổi tiếng vì chi 100 triệu yên (khoảng 18 tỷ đồng) để dán quảng cáo ảnh con trai mình hồi còn nhỏ trên cầu đi bộ, xe buýt và cửa hàng tiện lợi.
Vì sao núi lửa tạo băng giá trên bầu trời?

Vì sao núi lửa tạo băng giá trên bầu trời?

08:18:18 10/06/2025
Một nghiên cứu mới từ Mỹ đã giúp lý giải hiện tượng tưởng chừng như nghịch lý: băng giá có thể được hình thành từ tro bụi núi lửa.
'Cổng địa ngục' cháy ngùn ngụt hơn 50 năm sắp tắt

'Cổng địa ngục' cháy ngùn ngụt hơn 50 năm sắp tắt

22:35:32 09/06/2025
Chính phủ Turkmenistan trong tuần qua bất ngờ thông báo đã giảm mạnh được lửa bốc lên từ một cái hố khổng lồ có biệt danh là cổng địa ngục giữa sa mạc Karakum.
Làm trái ý vợ, người đàn ông bất ngờ trúng số gần 40 tỷ đồng

Làm trái ý vợ, người đàn ông bất ngờ trúng số gần 40 tỷ đồng

15:18:41 09/06/2025
Theo truyền thông địa phương, trước đó, người vợ muốn vào khu phố trung tâm rồi mua vé số, song người chồng phản đối và muốn thử vận may ở một cửa hàng tiện lợi mà họ không thường ghé qua.

Có thể bạn quan tâm

Hai chị em đi bắt ếch bị lũ cuốn, mới tìm thấy thi thể người em

Hai chị em đi bắt ếch bị lũ cuốn, mới tìm thấy thi thể người em

Tin nổi bật

10:11:52 15/06/2025
Cũng trong chiều 14-6, thông tin từ UBND xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết,vào khoảng 14 giờ chiều 14- 6, người dân phát hiện 1 thi thể trôi nổi trên biển thuộc địa phận xã Quang Phú (TP. Đồng Hới).
Cựu Chánh văn phòng UBND huyện ở Bình Phước bị bắt

Cựu Chánh văn phòng UBND huyện ở Bình Phước bị bắt

Pháp luật

10:09:01 15/06/2025
Theo công an, từ tháng 4-2017 đến tháng 3-2019, với vai trò là Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Bù Đăng, ông đã chỉ đạo kế toán của đơn vị lập khống chứng từ nhằm rút tiền từ nguồn kinh phí giao cho Văn phòng, để tiêu xài cá nhân.
Điện Kremlin chính thức thông báo nội dung điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Điện Kremlin chính thức thông báo nội dung điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Thế giới

10:08:21 15/06/2025
Bất chấp tình hình phức tạp như vậy, hai tổng thống Liên bang Nga và Mỹ không loại trừ khả năng quay lại con đường đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran , trợ lý của ông Putin nói thêm.
Chàng trai Đà Nẵng làm nghề lạ, vượt mưa bão 'sưởi ấm' cho người đã khuất

Chàng trai Đà Nẵng làm nghề lạ, vượt mưa bão 'sưởi ấm' cho người đã khuất

Netizen

09:24:12 15/06/2025
4h sáng, bất chấp cơn mưa nặng hạt, gió bão thổi ầm ào, Võ Văn Siêu (SN 2000, TP Đà Nẵng) vẫn đến nghĩa trang, kiểm tra những ngọn đèn dầu đang le lói sáng trên các phần mộ do anh chăm sóc.
"Bay màu" từ 2017, siêu phẩm di động 10 năm tuổi đời bất ngờ "comeback" ấn tượng

"Bay màu" từ 2017, siêu phẩm di động 10 năm tuổi đời bất ngờ "comeback" ấn tượng

Mọt game

09:13:44 15/06/2025
Mini Warriors - tượng đài chiến thuật từng khiến cộng đồng game thủ say mê một thời, nay đã chính thức trở lại với diện mạo hoàn toàn mới mang tên Mini Warriors Reborn.
Mỹ nhân "Tây du ký" An Dĩ Hiên sống khốn khó khi chồng tỷ phú phải ngồi tù

Mỹ nhân "Tây du ký" An Dĩ Hiên sống khốn khó khi chồng tỷ phú phải ngồi tù

Sao châu á

09:03:17 15/06/2025
Sau khi doanh nhân Trần Vinh Luyện bị bắt và lĩnh án ngồi tù 13 năm, An Dĩ Hiên phải gồng gánh nuôi con, gặp khó khăn về tài chính.
Phim mới của em út SNSD gây bất ngờ với cảnh 'giường chiếu' ngay tập đầu

Phim mới của em út SNSD gây bất ngờ với cảnh 'giường chiếu' ngay tập đầu

Phim châu á

08:55:16 15/06/2025
Bộ phim cổ trang lãng mạn mới của đài KBS - The first night with the duke đã có màn chào sân ấn tượng khi mở đầu bằng cảnh giường chiếu đầy bất ngờ của em út SNSD.
Vy Oanh tiết lộ cuộc sống đời thường với chồng đại gia

Vy Oanh tiết lộ cuộc sống đời thường với chồng đại gia

Sao việt

08:53:06 15/06/2025
Nữ ca sĩ sinh năm 1985 cũng dạy con biết trân quý những gì mình đang có vì ở ngoài kia còn nhiều người vất vả, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần.
7 thói quen làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn

7 thói quen làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn

Làm đẹp

08:44:07 15/06/2025
Ánh nắng mặt trời là thủ phạm hàng đầu gây lão hóa da sớm (chiếm đến 80% các dấu hiệu lão hóa). Tia UVA có thể xuyên qua mây, cửa kính và làm hỏng cấu trúc collagen trong da nguyên nhân khiến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn.
Khán giả Anh trai vượt ngàn chông gai "quẩy" dưới cơn mưa nhân tạo lúc nửa đêm

Khán giả Anh trai vượt ngàn chông gai "quẩy" dưới cơn mưa nhân tạo lúc nửa đêm

Nhạc việt

08:42:36 15/06/2025
Lần đầu tiên hiệu ứng mưa diện rộng kết hợp EDM, vũ đạo và ánh sáng đã tạo nên một lễ hội âm nhạc cực nét chưa từng có ở các đêm Concert trước đây của Anh trai vượt ngàn chông gai.
Đến lượt NewJeans làm "bia đỡ đạn" cho em út nhóm nhạc toàn cầu?

Đến lượt NewJeans làm "bia đỡ đạn" cho em út nhóm nhạc toàn cầu?

Nhạc quốc tế

08:17:34 15/06/2025
Fan NewJeans nghi ngờ đây là chiêu trò truyền thông của HYBE chuyển hướng dư luận, đặc biệt khi át chủ bài BTS vừa vướng tranh cãi.