Tại sao chúng ta phải luôn học tập chăm chỉ?
Nếu bạn muốn có được những gì bạn muốn, bạn phải làm cho mình xứng đáng với nó. Luôn nỗ lực chăm chỉ là để cho bản thân có nhiều lựa chọn hơn, gặp gỡ những người tốt hơn và có một tương lai thoải mái hơn.
(01)
Người ta thường nói rằng: “Bạn sinh ra trong gia đình nào phụ thuộc vào may mắn của bạn, bạn có loại hôn nhân nào phụ thuộc vào duyên phận của bạn, chỉ có việc học tập, là mọi người đều có thể thông qua nỗ lực của mình mà đạt thành.”
Sức hấp dẫn của sinh mệnh nằm ở việc nó cho tất cả mọi người cơ hội sáng tạo và phát triển ngày càng ưu tú hơn. Bề dày cuộc sống của mỗi người cũng sẽ thay đổi tùy theo tính kiên trì và tinh thần đấu tranh bền bỉ của từng người.
Wei Xiang, một cậu bé ở Đinh Tây, Cam Túc, bẩm sinh đã bị liệt từ nhỏ, dù trải qua ba cuộc phẫu thuật lớn cũng không cải thiện được.
Nhưng bất hạnh thay, năm 2005, cha cậu bé mất sớm vì bệnh, để lại mình cậu và mẹ sống nương tựa vào nhau.
Tuy vậy, những khó khăn trong cuộc sống vẫn không ngăn được ý chí cầu được đi học của Wei Xiang. Để thực hiện ước mơ của mình, cậu bé đã làm việc chăm chỉ trong suốt 10 năm liền, chịu những khổ sở mà người bình thường không thể tưởng tượng nổi.
Cuối cùng, cậu bé ấy đã được nhận vào đại học Thanh Hoa năm 2017 với số điểm rất cao – 648 điểm.
Trước khi nhập học, Wei Xiang đã viết thư gửi đến trường Thanh Hoa với một thỉnh cầu, mong được cung cấp một chỗ ở thật tồi tàn cũng được, nhưng hãy cho mẹ của cậu được sống cùng. Trường Thanh Hoa đã gửi thư hồi đáp, cổ vũ cậu bé rằng:
“Cuộc sống thật sự rất khó khăn, nhưng xin hãy luôn vững tin chính mình!”
Cuộc sống, vốn dĩ chính là một trận chiến. Trước những thời khắc khó khăn, chúng ta thường chọn từ bỏ thay vì làm việc thật chăm chỉ. Nếu lựa chọn cái trước, một việc cũng không thành, nhưng nếu dám chọn cái sau, nhất định bạn sẽ có ngày được “Niết bàn tái sinh.”
Nếm trải sự ngọt ngào khi cố gắng, cùng cái khổ của cuộc sống, bạn sẽ không còn cảm thấy cuộc sống này quá đáng sợ nữa. Có lẽ đây cũng chính là ý nghĩa lớn nhất về lý do tại sao mỗi người chúng ta đều cần phải luôn nỗ lực hết mình!
(02)
Một anh chàng trẻ tuổi đã từng chia sẻ kinh nghiệm của ông nội mình lên mạng xã hội.
Video đang HOT
Ông nội 81 tuổi, nhưng cả đời chưa từng được đến trường. Tuy vậy, ông chưa từng từ bỏ khát vọng được học hỏi kiến thức.
Ngay cả vào giây phút cuối đời, ông vẫn cố gắng giữ khư khư cuốn từ điển bên người, tự viết cho mình một câu đối điếu, cẩn thận tìm ra có từ nào không phù hợp hay không.
Anh chàng ấy nói: “Nhìn tấm gương của ông, tôi cảm thấy cái chết không có gì đáng sợ nữa, nhưng tôi thật sự rất tò mò tại sao một người lớn tuổi như ông lại có một tinh thần cầu học không mệt mỏi, không dừng bước như thế?”
Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn kể cho mọi người nghe một bộ phim ngắn. Bộ phim này kể về những người trẻ đang cố gắng hết mình để thay đổi vận mệnh của chính họ.
Để thực hiện được ước mơ được bay lượn của mình, Lý Na, 26 tuổi, đã phải trải qua hơn 630 lần huấn luyện trong suốt 7 năm trời. Những giọt mồ hôi của cô ấy cứ rơi từ dưới đất đến trên bầu trời. Cuối cùng, cô ấy cũng có thể trở thành một phi hành gia đủ tiêu chuẩn.
Trương Gia Vũ, 28 tuổi, làm việc vất vả trong suốt 1875 ngày đêm khi đảm nhận một chức vụ nhân viên công chức rất bình thường ở trường đại học. Anh ấy từng bị mọi người hoài nghi năng lực nhiều lần, nhưng anh ấy vẫn lựa chọn tiếp tục kiên trì.
Triệu Tinh Tinh, 32 tuổi, người đã từ bỏ công việc lương cao ở nước ngoài để tập trung vào học ngành dược phẩm. Sau 17 520 giờ thử nghiệm, cô ấy đã phát triển thành công một loại thuốc mới…
Nếu bạn muốn có được những gì bạn muốn, bạn phải làm cho mình xứng đáng với nó. Luôn nỗ lực chăm chỉ là để cho bản thân có nhiều lựa chọn hơn, gặp gỡ những người tốt hơn và có một tương lai thoải mái hơn.
Chúng ta không thể quyết định nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn hướng đi cuộc đời mình. Một người luôn sống và nỗ lực hết mình, nhất định sẽ có một tương lai không tệ.
(03)
Mỗi người thành công đều phải trải qua giai đoạn học hỏi không ngừng. Nếu bạn không muốn đi sau người khác, vậy đừng dừng lại bước chân của mình.
Trong thời đại bùng nổ kiến thức và thông tin thế này, nếu một người không chịu học hỏi hoặc từ chối sự phát triển, họ nhất định phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải bất cứ lúc nào. Mà đọc sách và học tập chính là con đường tắt giúp bạn dễ dàng đi hơn khi muốn trở thành người chiến thắng cuộc sống.
Nhiều người chắc chắn sẽ rất quen thuộc với đoạn văn này:
“Khi 15 tuổi, tôi cảm thấy học bơi quá khó nên đã từ bỏ. Khi 18 tuổi, gặp một người bạn muốn mời tôi đi bơi cùng nhưng tôi chỉ có thể nói bản thân không biết. Năm 18 tuổi, tôi thấy tiếng Anh khó học nên đã từ bỏ. Để đến 28 tuổi khi sắp chạm đến một công việc tuyệt vời thì lại chỉ có thể ngại ngùng thu tay về vì không biết tiếng Anh.”
Những gì bạn học được bây giờ nhất định sẽ có ích vào một ngày nào đó trong tương lai. Do đó, dù bạn đang ở độ tuổi nào đi nữa, hãy tiếp tục việc học hỏi của mình.
16 năm đèn sách, tốt nghiệp loại giỏi và vẫn sợ thất nghiệp
Dù xuất thân từ những trường đại học hàng đầu đất nước, nhiều sinh viên trẻ tuổi vẫn rơi vào cảnh không có việc làm, đặc biệt ở quốc gia cạnh tranh như Hàn Quốc và Trung Quốc.
"Làm gì tiếp theo đây?" trở thành nỗi niềm thường trực của những thí sinh thi đại học cho đến khi vào nhận tin trúng tuyển. Trớ trêu thay, họ lại phải đối diện với câu hỏi này một lần nữa sau 4 năm phấn đấu đạt thành tích tốt để tìm việc làm hậu tốt nghiệp.
Dù xuất thân từ những trường đại học hàng đầu đất nước, rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt ở Hàn Quốc và Trung Quốc, vẫn rơi vào cảnh không có việc làm.
Ở nhiều quốc gia, không phải cứ học giỏi ra trường là có ngay việc làm. Ảnh: Business Insider.
Cơn khát việc làm
Cho Min-kyong (27 tuổi) sở hữu bằng kỹ sư từ một trong những trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc. Ngoài ra, cô từng giành một giải thưởng thiết kế trong trường và sở hữu điểm tiếng Anh hoàn hảo.
Tưởng rằng sau khi ra trường, Cho sẽ được các công ty lớn trải thảm đỏ đón mời. Tuy nhiên, cả 10 công ty mà cô gửi đơn xin việc đều lắc đầu từ chối. Cô rơi vào tình trạng chán nản và tuyệt vọng kéo dài.
Cho Min-kyong chính là trường hợp điển hình phản ánh cơn khát việc làm đang ngày càng trầm trọng tại Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Năm 2018, quốc gia này chỉ tạo ra vỏn vẹn 97.000 việc làm, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tính đến tháng 3/2019, cứ 4 bạn trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 15-29 tuổi thì có 1 người không có việc làm. 6 tháng đầu năm 2020, vì dịch Covid-19, con số này còn tệ hơn.
Nhiều công ty cắt giảm vị trí tuyển dụng hậu đại dịch. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, trung bình cứ 3 trên 4 thanh niên sở hữu bằng cử nhân đại học. Vì có trình độ học vấn cao, phần lớn những bạn trẻ này từ chối làm các công việc chân lấm tay bùn. Họ cho rằng ngành nghề đó làm họ bị mất giá.
"Hàn Quốc đang phải trả giá cho cơn sốt giáo dục đại học. Có quá nhiều người học cao trong khi số lượng công việc chất lượng cao chỉ có giới hạn", chuyên gia Ban Ga-woon thuộc Học viện nghiên cứu thị trường lao động Hàn Quốc cho biết.
Tình hình không mấy khả quan hơn tại Trung Quốc. Hàng trăm sinh viên ưu tú vừa tốt nghiệp ở quốc gia này bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối sau khi các công ty điều chỉnh chiến lược nhân sự do đại dịch Covid-19, cùng với sự tăng trưởng giảm tốc xuất hiện từ cuối năm 2018.
Trong số đó có Tan Shiyang, một sinh viên tốt nghiệp loại ưu ngành khoa học y sinh và kỹ thuật y tế của trường Đại học Hàng không Bắc Kinh, một trong những đại học tốt nhất Trung Quốc.
Tự tin vào học vấn của mình, Tan từ chối tất cả lời mời tuyển dụng để chọn Công ty Mindray Thâm Quyến, nhà sản xuất thiết bị điện tử y tế lớn nhất quốc gia, với mức lương hơn 2.100 USD/tháng.
Cầm tấm bằng cử nhân trên tay, các sinh viên đều muốn làm công việc văn phòng, lương cao. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2018, công ty này lại từ chối nhận cậu vào làm và gửi kèm theo số tiền 700 USD bồi thường. Không chỉ riêng Tan, hơn 250 sinh viên bất ngờ bị Mindray rút lại đề nghị làm việc.
Tháng 6/2020, dự kiến các trường đại học ở Trung Quốc sẽ cho "ra lò" khoảng 9 triệu sinh viên tốt nghiệp, một con số cao kỷ lục. Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhận định tình hình đối với các cử nhân năm nay "sẽ rất ảm đạm" do thị trường kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Theo kết quả khảo sát tại 1 triệu doanh nghiệp quốc gia, số vị trí việc làm cần tuyển người trong quý I/2020 giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Liu Licheng (22 tuổi), một sinh viên năm cuối, đã nộp hơn 50 đơn xin việc kể từ giữa tháng 2 vừa qua. "Tôi đã kỳ vọng ít nhất sẽ nhận được một thư mời phỏng vấn nhưng không, chẳng có cái nào cả", Liu cho hay.
Tốt nghiệp loại ưu cũng không có việc làm
Thực trạng này có phần bất công so với công sức sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc bỏ ra, đặc biệt những bạn trẻ tốt nghiệp từ những trường đại học danh giá nhất quốc gia. Họ cảm thấy "vỡ mộng" khi ra trường mà lại thất nghiệp.
Bên trong một lò luyện thi đại học ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Hai quốc gia Đông Á này vốn nổi tiếng với kỳ thi đại học cam go như đấu trường sinh tử, dù là Gaokao ở Trung Quốc hay Suneung ở Hàn Quốc. Để được ghi danh vào bảng vàng, sinh viên phải học tập rất cực khổ ngay từ năm lớp 10.
Ở Trung Quốc, kỳ thi đại học gaokao được đánh giá là có thể mở ra hoặc phá vỡ tương lai của người trẻ tại đất nước tỷ dân. Tỷ lệ chọi thấp nhất giữa các học sinh là 1/50 để đặt chân vào những trường danh giá như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.
Một loạt các "công xưởng" luyện thi đại học ra đời, nổi tiếng là khắc nghiệt hơn cả trong quân đội. Áp lực từ gaokao khiến nhiều bạn trẻ phải cầu cứu đến chất cấm, chất gây nghiện được quảng cáo là "thuốc thông minh, giúp tăng cường tập trung" trên mạng.
Tại xứ sở kim chi, điểm số trong kỳ thi Suneung còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của các bạn trẻ sau này, bao gồm cả triển vọng nghề nghiệp và cả hôn nhân.
Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc và Trung tạo áp lực khổng lồ đối với giới trẻ. Ảnh: Getty Images.
Đa số cho rằng học sinh nào ngủ quá 4 tiếng mỗi đêm sẽ trượt đại học. Có thể nói, áp lực đè trên vai thế hệ trẻ là rất lớn.
"Ngày nào cũng thế, cuộc sống của hầu hết học sinh trung học ở Hàn Quốc chẳng khác nào địa ngục. Ngay khi học kỳ mới bắt đầu, trường học trở thành một nơi đáng sợ", một nam sinh cuối cấp chia sẻ.
Ngoài ra, không ít bạn trẻ Hàn Quốc bước khỏi phòng thi cảm thấy lạc lõng, trống vắng và mất hết động lực phấn đấu do suốt 12 năm qua họ chỉ có một mục tiêu là thi đại học thật tốt.
Trường Đại học được mệnh danh là "Harvard châu Á", vừa hiện đại, vừa cổ kính như phim cung đấu Đại học Thanh Hoa - trường đại học đứng vị trí số 1 của nền giáo dục Trung Quốc được mệnh danh là "Harvard châu Á" với 20 trường thành viên và 58 khoa đào tạo chuyên môn. Nếu như châu Mỹ nổi tiếng với Đại học Harvard (Hoa Kỳ), châu Âu tự hào về Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh) thì đại...