Tại sao chúng ta mua sắm hàng hiệu?
Điều gì thúc đẩy người tiêu dùng đến với những mặt hàng cao cấp? Và động cơ mua sắm hàng hiệu thay đổi như thế nào ở từng khu vực khác nhau?
Cho dù nền kinh tế toàn cầu có biến động như thế nào, các mặt hàng xa xỉ vẫn bán rất chạy. Một phụ nữ trẻ ở Tokyo đã trả 243.000 Yên cho một chiếc vali Louis Vuitton. Một phụ nữ khác cũng trả mức giá tương đương là 3.000 USD cho chiếc vali trên tại cửa hàng ở 5th Avenue, New York. Tại sao họ lại vui vẻ bỏ ra số tiền lớn để mua một món đồ? Điều gì thúc đẩy họ đến với những mặt hàng cao cấp? Và động cơ mua sắm hàng hiệu thay đổi như thế nào ở từng khu vực khác nhau?
Mua sắm hàng hiệu
Jaehee Jung – một giáo sư nghiên cứu về thời trang và may mặc đến từ đại học University of Delaware – đã cùng với các cộng sự ở 9 trường đại học thuộc 9 quốc gia khác nhau đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychology & Marketing chỉ ra rằng: Người tiêu dùng ở các nước khác nhau mua đồ cao cấp vì những lý do khác nhau.
Ở Mỹ, người tiêu dùng thường mua hàng hóa để tự thỏa mãn chứ không phải để làm hài lòng người khác. Đó gọi là chủ nghĩa hưởng thụ. Đa số người được khảo sát đều trả lời “vui là chính”. Các yếu tố khác như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của mặt hàng xa xỉ không phải là mối bận tâm của họ. Jaehee Jung cho biết, kết quả này không quá ngạc nhiên, nó bắt nguồn từ việc đề cao giá trị cá nhân trong văn hóa phương Tây. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các nước có nền kinh tế phát triển như Brazil và Ấn Độ.
Người tiêu dùng thường mua hàng hóa để tự thỏa mãn chứ không phải để làm hài lòng người khác
Ngược lại, người tiêu dùng ở Đức, Ý, Hungary và Slovakia lại mua sắm hàng hiệu vì chức năng, tiêu chuẩn, chất lượng của món đồ, dựa trên uy tín của thương hiệu.
Video đang HOT
Mua sắm hàng hiệu vì chức năng
Trong khi đó, khảo sát ở Pháp lại cho thấy người tiêu dùng đánh giá cao các mặt hàng xa xỉ vì chúng đắt tiền và độc quyền. Hầu hết câu trả lời là “rất ít người sở hữu một sản phẩm sang trọng đích thực” hay “các sản phẩm cao cấp thực sự không thể được sản xuất hàng loạt”. Đó cũng là lý do các món đồ phiên bản giới hạn thường có nguồn gốc từ Pháp. Di sản văn hóa lâu đời, niềm tự hào về tay nghề thủ công cao cấp và lối sống xa hoa của các tầng lớp quý tộc đã khiến cho họ cảm thấy sự sang trọng không phải dành cho tất cả mọi người.
Các sản phẩm cao cấp thực sự không thể được sản xuất hàng loạt
Một bài viết trên trang Luxury Daily lại chỉ ra đặc trưng mua sắm hàng hiệu của người châu Á, đó là chủ nghĩa thể hiện. Các nền kinh tế đang phát triển chiếm hơn một nửa sức mua toàn cầu của các mặt hàng cao cấp, dẫn đầu là Trung Quốc. Động cơ thúc đẩy người tiêu dùng tiếp cận các thương hiệu xa xỉ chính là mong muốn được chú ý. Một chiếc túi xách Louis Vuitton hay logo của Gucci chính là biểu tượng của sự thành công, là cách mà người giàu công khai nói rằng “Tôi là ai”. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ và việc xuất ngoại dễ dàng mang lại cho người châu Á một số kinh nghiệm mua sắm khác nhau, từ đó dẫn đến những thay đổi nhất định trong nhận thức. Bây giờ, sự sang trọng không chỉ là yếu tố gây chú ý bên ngoài, họ đang cố gắng biến nó thành biểu hiện cá nhân xuất phát từ giá trị bên trong.
Sự sang trọng không chỉ là yếu tố gây chú ý bên ngoài
Việc nghiên cứu động lực mua sắm của người tiêu dùng ở các quốc gia là rất cần thiết, giúp những nhà sản xuất hàng xa xỉ và các thương hiệu thời trang vạch ra mục tiêu chiến lược phù hợp với từng khu vực cụ thể.
Theo elle.vn
Cẩn thận với những chiêu... nhìn khách để "chém" giá
Nếu khách đi ôtô hoặc xe máy Spacy, SH, điện thoại đắt tiền thì đon đả và thét gấp rưỡi, gấp đôi, còn khách trông bình dân thì nói đúng giá luôn và không cần kì kèo, nài nỉ...
Ngày nghỉ cuối tuần trước, trên đường đi chợ về, chị Hồng và cô con gái ghé vào một shop thời trang. Con gái chị thử một chiếc váy voan màu đỏ rất vừa vặn và ưng ý. Định mua luôn nhưng chị Hồng không mang đủ tiền, đành hẹn chủ hiệu hôm khác sẽ quay lại lấy.
"Không chủ ý đi mua sắm nên tôi chỉ mang 600.000 đồng, mua đồ ăn xong chỉ còn 300.000 đồng, thiếu 150.000 đồng nữa mới được chiếc váy", chị kể.
3 hôm sau, trên đường đi làm về, chị Hồng ghé vào shop đó để lấy chiếc váy nhưng giá đã vọt đến 750.000 đồng. Khi chị thắc mắc, chủ cửa hàng nhìn chị hồi lâu rồi đồng ý bán với giá 450.000 đồng. "Mãi một lúc cô ý mới nhớ ra hôm trước tôi mặc bộ quần áo ở nhà, đi bộ cùng cô con gái vào xem hàng. Còn hôm nay tôi trang điểm, đi ôtô", chị Hồng cho hay.
Chị Hải Minh - trợ lý giám đốc một công ty xây dựng ở Hà Nội kể cách đây 2 tuần chị cần mua một chiếc tai nghe dùng cho chiếc iPhone 4. Chị ghé vào một cửa hàng bày bán các sản phẩm Apple để mua. Cô nhân viên ở đây nói, giá chiếc tai nghe loại bét nhất dùng cho iPhone 4 là 420.000 đồng. Khi chị kêu đắt thì được người bán dịu giọng bảo: "Thôi để lấy chỗ đi lại bọn em giảm giá cho chị xuống còn 320.000 đồng".
Tiếc tiền, chị Minh rời cửa hàng này và tới một điểm bán hàng khác trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Chủ cửa hàng là người đàn ông khoảng 60 tuổi đưa ra 5 mẫu cho chị lựa chọn. Ông khuyên chị Minh mua chiếc tai nghe màu trắng và nói đây là loại tốt nhất tại cửa hàng với giá bán là 200.000 đồng. "Thấy tôi do dự chưa quyết định mua, người này bảo: Chị mua đi tôi bớt cho 20.000 đồng. Giá chuẩn đấy, không phải thấy chị đi ôtô mà tôi bán đắt đâu", chị Minh kể.
Sau bận ấy, chị mới ngầm hiểu ra lý do tại sao cùng một mặt hàng không ít lần chị bị mua với các mức giá khác nhau. Giá bị hét theo phương tiện và độ lịch sự của chị khi đi mua hàng. "Lần nào tôi lỡ lái xe đi mua sắm là y như rằng hôm đó tôi bị 'chém' đẹp", chị Minh kể.
Tuyết, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bán mỹ phẩm thuê cho một cửa hàng trên phố Hàng Bài cũng được "bà chủ" dặn phải tùy từng đối tượng khách hàng để ra giá và tiếp đón. Theo đó, nếu khách đi ôtô hoặc xe máy từ Spacy, SH trở lên thì phải niềm nở, đon đả mời chào, nhiệt tình đưa dùng thử, nhưng giá thì có thét gấp rưỡi, gấp đôi, đặc biệt với những người trông sành điệu đưa bạn gái đi mua sắm.
Còn khách trông bình dân thì nói đúng giá luôn và không cần kì kèo, nài nỉ nhiều để đỡ mất thời gian. Tuyết cho hay, điều đó còn là chiêu đánh vào tâm lý khách hàng. "Với người có tiền, quen xài hàng đắt, mình đưa đúng giá, thấy rẻ, họ cho là không phải hàng hiệu, nghi ngờ về chất lượng thì cũng chẳng mua. Nhìn khách để lựa thôi", Tuyết nói.
Quốc Tuấn, chủ một tiệm cắt tóc ở Hà Nội cho hay việc 'moi' tiền từ các quý bà, quý cô tới đây không hề khó, chỉ cần Tuấn chịu khó quan sát rồi buông lời khen đúng lúc. "Khi được lòng khách rồi thì chuyện boa thêm một vài chục nghìn, thậm chí cả trăm nghìn đồng cũng không mấy khó khăn", Tuấn nói.
Tuấn bật mí, với những quý bà nhiều tiền đang bức xúc về mái tóc khô rối của mình, việc đầu tiên của Tuấn là nhẹ nhàng rẽ từng mớ tóc rồi dùng loại dưỡng có mùi thơm dễ chịu vuốt nhẹ làm cho khách cảm thấy thích thú. Sau đó, Tuấn không vội cắt tóc ngay mà ngồi tư vấn rồi đánh vào tâm lý của khách là mái tóc của họ rất đẹp chỉ có điều họ chưa biết cách chăm sóc cũng như lựa chọn loại dầu gội, dầu dưỡng phù hợp. "Cứ thế trong suốt quá trình cắt tỉa tóc, tôi lại rủ rỉ nói thêm về phương thức làm đẹp, cách chăm sóc tóc cho hiệu quả. Kết quả là, quý bà nào ra về cũng nệ khệ xách theo vài bộ sản phẩm chăm sóc tóc", Tuấn kể.
Anh lưu ý, tùy theo khách hàng mà có cách xử lý phù hợp. "Các bà giàu có, đi xe SH, lái ôtô sử dụng di động đắt tiền là những người sẵn sàng chi, miễn là khéo 'hót'. Còn với khách hàng là nhân viên văn phòng hay người lao động, cách tốt nhất là nói giá trước, họ đồng ý mới tiến hành cắt", Tuấn nói thêm.
Anh Thành Hưng, chủ một hãng dược phẩm ở Hà Nội cho rằng việc chủ hàng hét giá đắt đôi khi xuất phát từ chính lỗi của người tiêu dùng. Tâm lý kiểu "của rẻ là của ôi" của người mua là cái cớ để người bán tung giá "trên trời".
Anh kể cách đây 5 năm, công ty sản xuất ra một loại sản phẩm thuốc tra mắt có tên rất Việt. Sản phẩm này được bán ra thị trường với giá 500 đồng. Giá rẻ vậy nhưng rất ít người mua, hàng không bán được. "Sau nhiều ngày bàn bạc, chúng tôi tìm ra điểm yếu của người tiêu dùng là 'sính ngoại' và không mấy tin vào hàng rẻ. Cuối cùng chúng tôi đổi tên và tăng giá sản phẩm lên 1.000 đồng, hàng lại bán chạy", anh Hưng cho biết thêm.
Theo afamily.vn
Shopping ác liệt phải cỡ như Ngọc Trinh, đang đi xem phim thì tiện mua đồ tốn hơn trăm triệu Ngoài danh hiệu "nữ hoàng nội y", Ngọc Trinh còn xứng với tên gọi "tín đồ hàng hiệu" nữa. Đã không mua thì thôi, cứ mua là mua tới dăm món đắt đỏ một lúc. Không chỉ nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn, gây sốc hay ba vòng nóng muốn bỏng mắt, Ngọc Trinh còn được biết đến với tư cách...