Tại sao ăn táo không nên bỏ vỏ?
Đa số mọi người có thói quen gọt vỏ táo khi ăn. Nhưng bạn có biết không, khi gọt bỏ vỏ táo, bạn cũng vô tình gọt mất những chất dinh dưỡng của nó.
Shutterstock
Sau đây là một số lý do bất ngờ để bạn cắn nguyên trái táo còn cả vỏ (tất nhiên là phải rửa thật sạch trước khi ăn), theo Natural News.
Điều đặc biệt nhất ở táo là chất dinh dưỡng không chỉ nằm trong thịt quả, mà những chất dinh dưỡng có tác dụng vượt trội lại tập trung ở vỏ.
Vì vây, để tận dụng tối đa lợi ích của táo, bạn nên thưởng thức cả vỏ táo, cùng với phần thịt quả bên trong.
Có lý do chính đáng để táo hữu cơ được coi là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe.
Siêu thực phẩm tự nhiên này chứa hàm lượng cao các hợp chất chống ô xy hóa khác nhau.
Nhưng điều khác biệt ít ai ngờ là phần lớn các dưỡng chất bổ nhất của quả táo lại nằm trong lớp vỏ của nó.
Sau đây là những lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ vỏ quả táo hữu cơ:
Hàm lượng chất chống ô xy hóa cao
Vỏ táo chứa đầy chất chống ô xy hóa mạnh mẽ. Một số chất chống ô xy hóa được tìm thấy trong vỏ bao gồm các hợp chất phenolic, flavonoid và quercetin.
Video đang HOT
Polyphenol có đặc tính chống ô xy hóa, chống viêm, ổn định huyết áp, tăng cường độ nhạy insulin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện chức năng mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thúc đẩy sức khỏe não bộ, theo Natural News.
Các flavonoid có đặc tính chống ô xy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Quercetin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, hạ sốt, tăng cường tuần hoàn máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chữa loét dạ dày, bảo vệ mắt khỏi đục thủy tinh thể, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.
Hỗ trợ khớp và khả năng vận động khỏe mạnh
Vỏ táo chứa hàm lượng flavonoid đặc biệt cao với đặc tính chống ô xy hóa chống lại stress ô xy hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ vỏ táo thường xuyên có thể hỗ trợ các khớp khỏe mạnh.
Nguồn chất xơ tự nhiên phong phú
Khoảng 2/3 hàm lượng chất xơ của táo là từ vỏ của nó. Chất xơ tự nhiên này có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và tim mạch khỏe mạnh.
Nguồn vitamin A và C tuyệt vời
Vitamin A và C đều là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ thường được tìm thấy trong các loại trái cây sáng màu gồm cả táo. Cả hai đều là vitamin thiết yếu mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe tổng thể.
Thúc đẩy cảm giác no, tạo cảm giác no lâu
Vỏ táo là nguồn chất xơ phong phú có thể hạn chế cảm giác đói và khiến bạn cảm thấy no trong thời gian dài hơn. Khi kết hợp với tập thể dục và chế độ ăn uống bổ dưỡng, vỏ táo thậm chí có thể là một công cụ hữu ích giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân hợp lý, theo Natural News.
Giờ thì bạn đã hiểu tại sao hình ảnh “quả táo cắn dở” luôn còn nguyên cả vỏ!
Theo thanhnien
Làm sao để tăng hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh súp lơ xanh có khả năng chống ung thư vượt trội. Nó có thể tiêu diệt các tế bào gốc là những tế bào khiến ung thư phát triển và tái phát.
Shutterstock
Vậy liệu có cách nào để tăng thêm hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Một sự kết hợp mạnh mẽ của mầm súp lơ xanh và bông súp lơ xanh có thể làm tăng hàm lượng của hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên nhiều lần.
Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Trong khi súp lơ xanh là một nguồn phong phú của sulforaphane, thì mầm súp lơ xanh lại có hàm lượng sulforaphane cao đến mức của một siêu thực phẩm.
Mầm súp lơ xanh - cây con mới mọc mầm được 3 ngày, chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông súp lơ xanh trưởng thành.
Chỉ cần một phần 28 gram mầm súp lơ xanh chứa lượng sulforaphane tương đương với gần 700 gram bông súp lơ xanh. Mầm súp lơ xanh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Kết hợp súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡngAnh, cho thấy rằng việc kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư gần gấp đôi.
Theo Elizabeth Jeffery, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Illinois (Mỹ), chỉ cần ăn 3 đến 5 phần súp lơ xanh mỗi tuần là đủ để ngăn ngừa ung thư.
Nên hấp súp lơ xanh chỉ 2 - 4 phút
Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ xanh còn chứa một loại enzyme sống gọi là myrosinase. Enzyme này rất cần để giúp hình thành chất có hoạt tính chống ung thư sulforaphane.
Vấn đề là nhiều người đã nấu quá chín súp lơ xanh. Nấu súp lơ xanh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy enzyme myrosinase này.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho vào lò vi sóng trong 2 phút hoặc hấp trong 7 phút là đã phá hủy myrosinase.
Giáo sư Jeffery khuyên nên hấp súp lơ xanh chỉ trong 2 - 4 phút để bảo vệ enzyme này và các loại chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ xanh.
Một cách khác để đảm bảo vẫn giữ đầy đủ enzyme myrosinase là ăn mầm súp lơ xanh sống. Trên thế giới đã có nhiều nguồn cung cấp mầm súp lơ xanh.
Các tác giả lưu ý rằng các loại thực phẩm có chứa sulforaphane khác, như mù tạt và củ cải, có thể được thêm vào súp lơ xanh để tăng cường tác dụng chống ung thư. Ví dụ, rải mầm súp lơ xanh lên bông súp lơ xanh. Hoặc có thể làm sốt mù tạt để ăn kèm với súp lơ xanh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý những người sử dụng thực phẩm bổ sung bột súp lơ xanh rằng việc bổ sung không phải lúc nào cũng có tác dụng nếu các chất bổ sung không chứa enzyme. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng enzyme myrosinase khi kết hợp với bột súp lơ xanh cũng sẽ làm tăng hàm lượng hoạt chất chống ung thư sulforaphane.
Các nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ. Với 4 người đàn ông khỏe mạnh ăn riêng súp lơ xanh, bột súp lơ xanh hoặc kết hợp cả hai.
Mầm chứa đầy đủ enzyme myrosinase, trong khi bột súp lơ xanh có thể không có enzyme này.
Các thử nghiệm được thực hiện 3 giờ sau bữa ăn, cho thấy sự hấp thu sulforaphane tăng gần gấp đôi khi mầm và bột được ăn cùng nhau. Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ myrosinase từ mầm súp lơ xanh đã thúc đẩy việc hình thành hoạt chất chống ung thư sulforaphane không chỉ từ mầm mà còn từ bột súp lơ xanh, theo The Epoch Times.
Theo thanhnien
Cái gì của cây chuối đều tốt cho sức khỏe! Mỗi phần của chuối chứa đầy các lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe. Loại cây khiêm tốn này, với hoa, thân, quả và lá, có thể được dùng theo những cách khác nhau vì sức khỏe tổng thể. Cây chuối - Ảnh: Shutterstock Ngoài ra, do chuối có thể được tìm thấy dễ dàng trên khắp nước, bạn đừng nên phí hoài...