Tai họa vì thuốc “bí truyền”
Dị ứng thuốc rất nguy hiểm, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Nạn nhân của thuốc “bí truyền”
Gần đây nhiều người ở Hà Nội có con nhỏ bị bệnh thủy đậu, nghe rỉ tai mách bảo đã cho con dùng những bài thuốc gọi là “bí truyền”, không nhãn mác, khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Bé Nguyễn Thị N. (3 tuổi, ở Hữu Hòa, H.Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những nạn nhân của vụ việc này. Bé phát bệnh, mọc những mụn nước đã ba ngày, những mụn nước này ban đầu mọc ở tay, sau đó lan xuống chân rồi lan ra khắp người. Các mụn nước bằng khoảng nửa hạt đỗ xanh, hơi đục và màng mụn rất dày, nổi gồ hẳn lên trên mặt da. Kèm theo đó, bé bị sốt, bỏ ăn, ngủ ít, hay quấy khóc.
Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm
Mẹ bé là chị Nguyễn Thị X., kể: Tôi đã tự mua thuốc hạ sốt cho bé uống nhưng chưa thấy đỡ, nghe người ta mách, có “ông thầy” ở cùng huyện, thuốc của ông chỉ bôi một vài lần là khỏi, thế là tôi đưa bé tới “thầy”. “Thầy” cho thuốc không có nhãn mác, đựng trong một lọ nhựa bé bằng ngón tay út, bên trong chứa một chất nhầy, sánh và đen. “Thầy” hướng dẫn bôi các mụn nước và cả vùng xung quanh 2 lần/ngày”. Về nhà, chị mới bôi được một hôm thì các nốt ửng lên, bé quấy hơn. Bôi đến ngày thứ hai mặt bé đỏ ran, mọc nhiều nốt nhỏ li ti, chị liền đưa bé đến phòng khám Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội) thì các bác sĩ kết luận bé bị dị ứng thuốc “bí truyền”.
Video đang HOT
Nguy hiểm
Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y, Hà Nội), dị ứng thuốc hay gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm (còn gọi là cơ địa dễ dị ứng). Dị ứng là phản của cơ thể với “chất lạ”. Trong đó, các thuốc xâm nhập bị coi là kháng nguyên, tức là một vật thể lạ. Thuốc sẽ bị cơ thể huy động để bất hoạt và loại bỏ. Kết quả là, một loạt các phản ứng dị ứng xảy ra, một loạt các chất trung gian hóa học được giải phóng như histamin, prostagladin. Các chất trung gian hóa học này gây ra giãn mạch, nổi mụn, đỏ da. Bất kỳ một vật thể lạ nào xâm nhập cơ thể đều có thể gây phản ứng giống như dị ứng thuốc vậy. Trong dị ứng thuốc, các thuốc mang đặc tính sinh học cao như các kháng sinh sẽ dễ gây ra những phản ứng dị ứng. Các thuốc được tổng hợp của nhiều loại hoạt chất hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác như kiểu thuốc “bí truyền” trên càng có nguy cơ gây dị ứng mạnh.
Biểu hiện của dị ứng có nhiều dạng khác nhau, tùy theo loại thuốc bôi, uống hay tiêm truyền. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ của phản ứng dị ứng là chậm, vừa hay tối cấp. Ở mức độ trung bình, dị ứng thuốc gây đỏ da, nổi các mụn nhỏ, ngứa râm ran. Có khi là nổi các mảng sẩn đỏ, to, rộng như lòng bàn tay, nổi gồ trên mặt da. Khi ngứa, gãi sẽ thấy dễ chịu hơn nhưng các nốt nổi mẩn lại càng nổi lên nhiều hơn.
Các nốt dị ứng hay tập trung ở vùng thuốc bôi hay những vùng da non như mặt trong cánh tay, bụng, thân mình. Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, tím tái, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, có thể tử vong trong thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong mọi trường hợp dị ứng thuốc, người bệnh cần được dừng ngay thuốc đang sử dụng và khẩn trương đưa đi khám tại cơ sở y tế.
Theo Thanh Niên
Phòng bệnh tay chân miệng cho con
Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy.
Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với chứng lở mồm long móng ở gia súc, cừu và heo.
Nguyên nhân: Virus, trẻ em và mùa hè
Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim... dẫn đến tử vong.
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Bệnh có thể gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc nhau, và đặc biệt trẻ càng nhỏ thì càng có thói quen đưa tay vào miệng. Khi mắc bệnh, tuần đầu tiên là thời gian mà bé "nhiệt tình" lây bệnh nhất. Tuy nhiên, chúng ta đừng chủ quan khi bé hết các dấu hiệu bệnh, bởi vì virus còn tồn tại trong cơ thể thêm một tuần nữa và tiếp tục lây qua người khác.
Bệnh thường xảy ra theo mùa nóng ấm. Ở vùng ôn đới, bệnh phổ biến ở mùa hè và đầu thu. Còn ở các nước khí hậu nhiệt đới, hầu như bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mùa hè vẫn có tần suất cao nhất.
Khi mắc bệnh, trẻ có các dấu hiệu lở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân... (Ảnh minh họa).
Rất dễ nhận biết
Bệnh thường phát triển sau 3 - 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Đầu tiên bé bị sốt, một hoặc hai ngày sau, bắt đầu có các dấu hiệu lở loét đau đớn ở trong miệng hay cổ họng, phát ban ở tay, chân... Trẻ có thể có tất cả hoặc chỉ vài dấu hiệu sau:
Sốt: Thường bé chỉ sốt nhẹ và cảm giác khó chịu - mệt mỏi.
Đau họng: Xuất hiện những vết loét, bóng nước, đỏ, đau trên lưỡi, nướu và bên trong má.
Nổi mụn nước: Các đốm đỏ nhỏ (2 mm- 3 mm) sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay - bàn chân và khoang miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông - sinh dục. Các mụn nước thường xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt và có thể kéo dài 2-7 ngày.
Ăn uống kém: Tổn thương răng miệng thường kết hợp với đau họng và mất cảm giác ngon miệng, làm cho trẻ nhỏ không chịu ăn uống.
Bệnh thường tự khỏi, nhưng cũng có thể vô cùng nghiêm trọng
Bệnh tay - chân - miệng thường nhẹ, phục hồi hoàn toàn trong 5 đến 7 ngày, không có điều trị cụ thể, chủ yếu là giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng ta có thể sử dụng các thuốc tê, thuốc paracetamol để làm giảm đau do loét miệng, hạ sốt. Thuốc kháng sinh thường không cần thiết. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu vực nổi bóng nước, rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm, rồi lau khô. Có thể thoa một chút thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.
Nên ăn uống thế nào?
Cần cho bé uống nhiều nước, nhất là khi còn sốt.
Không nên cho bé uống các loại nước ép và soda bởi vì hàm lượng axit cao, sẽ gây ra đau rát ở vết loét. Tránh thức ăn mặn hoặc cay.
Cho bé dùng các thực phẩm lạnh như sữa lạnh, kem sẽ giúp bé bớt đau khi nuốt. Chọn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.
Súc miệng bằng nước ấm pha muối: hòa muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm (240ml).
Khi nào cần đến bác sĩ?
Một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, gây các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất là mất nước do bé sốt, bỏ ăn uống vì nuốt đau. Biến chứng hiếm gặp hơn nhưng rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong là viêm màng não và viêm não do virus.
Hãy đưa bé đến bệnh viện gấp nhé, nếu có một trong các dấu hiện sau:
Sốt cao, thậm chí gây co giật.
Bé không chịu uống nước.
Các dấu hiệu mất nước xảy ra: Da khô và mắt trũng, giảm cân, trẻ khó chịu hoặc thờ ơ, lượng nước tiểu giảm hoặc không có nước tiểu.
Giữ sức khỏe cho bé thật tốt!
- Luôn rửa tay cẩn thận: Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã, trước khi chuẩn bị thực phẩm và ăn uống. Khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể dùng khăn lau tay hoặc gel có tẩm cồn diệt khuẩn.
- Dạy bé thói quen giữ vệ sinh. Giải thích cho bé hiểu lý do tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay của bé hoặc của người khác vào miệng.
- Cách ly người đang truyền nhiễm. Cho trẻ nghỉ học trong thời gian bị bệnh. Thời gian cách ly tối thiếu là cho đến khi các mụn nước đã khô hẳn, thường là 1 tuần.
Những nhận định sai lầm - Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. - Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa. Khi nhiễm bệnh, trẻ cũng không bắt buộc phải có những biểu hiện như loét miệng hay nổi sần, mụn nước ở tay hay chân. Có những trường hợp trẻ bị nhiễm chỉ nổi sần ngoài da và các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn khi nghĩ rằng con em mình chỉ bị những bệnh nhiễm ngoài da thông thường. - Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Trong trường hợp này, khi thấy trẻ ngủ li bì, mê mệt, cho dù không mê man các bậc cha mẹ phải nhanh chóng đưa con em mình đến bệnh viện để được điều trị bởi có thể là bệnh đã biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao. - Không nên bôi, xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài da khô đi nhờ thuốc bôi, các bác sĩ sẽ khó chẩn đoán chính xác bệnh trạng của các em bé hơn. - Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh như thường, các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra.
Theo TT&GĐ
Biểu hiện và bệnh do nhiễm xạ Theo điều tra, thống kê từ vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl , khi bị nhiễm phóng xạ, sẽ xuất hiện các hiện tượng và bệnh sau đây: Các biểu hiện khi nhiễm xạ Buồn nôn và nôn mửa là những dấu hiệu điển hình của giai đoạn đầu khi bị nhiễm xạ. Lượng bức xạ càng nhiều, những triệu chứng...