Tác phẩm là lời tri ân tới các thầy cô đã nuôi ước mơ cho tôi
“Tham gia cuộc thi trong tâm thế vui là chính, tìm sân chơi để thỏa niềm đam mê viết lách nhưng khi Ban tổ chức thông báo đạt giải, quả thực tôi vui mừng khôn xiết”.
Cô Trần Lệ Mỹ cùng học trò của mình.
Cô Trần Lệ Mỹ (SN 1979, GV môn Văn, Trường THCS Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ về việc tham gia cuộc thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu .
Sinh ra tại Sơn Tây, một xã miền núi huyện Hương Sơn – giáp với biên giới Việt Lào, cô Trần Lệ Mỹ gần như gắn bó với làng quê, núi rừng nơi đây. Ước mơ từ nhỏ là làm giáo viên, rồi cô Mỹ thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh. Suốt những năm học trên giảng đường cô luôn có một mong ước khi ra trường sẽ về dạy học tại nơi mình sinh ra.
Tốt nghiệp năm 2008, may mắn cô Mỹ được nhận về công tác tại Trường THCS Sơn Kim (huyện Hương Sơn) đến năm 2009 cô được chuyển về Trường THCS Sơn Tây (huyện Hương Sơn) dạy học theo nguyện vọng. Từ đó đến nay, mái trường này gắn liền với chặng đường dạy học cũng như cuộc sống của cô.
Video đang HOT
Khi được hỏi về cơ duyên nào để cô tham gia vào cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” , cô Mỹ nghẹn lời tâm sự: “Cuộc thi mở ra đúng như nguyện vọng lâu nay của tôi là có một sân chơi để mình giãi bày tâm sự, thể hiện ngòi bút, tâm huyết về trường cũ, giáo viên cũ. Ngày đêm tôi trăn trở, những hình ảnh về mái trường xưa cứ hiện rõ mồn một, những con chữ trong đầu như thôi thúc tôi viết ra giấy. Vậy là trong 1 đêm trắng tôi viết nên tác phẩm “Ký ức trường xưa”.
Vợ chồng cô Trần Lệ Mỹ.
Trong dòng cảm xúc, cô Trần Lệ Mỹ cũng không ngần ngại chia sẻ: “Nếu như viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ thì quá đỗi bình thường hay nói trực tiếp rằng “em biết ơn thầy cô nhiều” thì hơi khách sáo. Tôi muốn biến tình cảm chân thật của mình thành hành động và hành động đó nó phải mang lại giá trị tinh thần như món quà tri ân đến thầy cô giáo cũ”.
“Ngày tôi nhận được kết quả cuộc thi qua điện thoại cũng là ngày tôi đưa bố đi cấp cứu tại bệnh viện. Thời điểm đó vừa lo lắng vừa vui mừng. Đời người giáo viên đôi lúc đơn giản, chỉ cần học sinh mình ngoan ngoãn, mình làm được việc gì đó có ý nghĩa, thế thôi hạnh phúc cũng đủ viên mãn” – cô Lệ Mỹ nói.
Khi nói về tác phẩm “Ký ức trường xưa”, cô Trần Lệ Mỹ cho hay: “Tôi viết theo dòng cảm xúc, viết vội chưa được trau chuốt và dành thời gian nhiều cho “đứa con tinh thần” của mình. Nếu có cơ hội lần nữa, tôi tin mình sẽ đầu tư và viết tốt hơn. Bài viết hơn 12 trang giấy dù chất lượng chưa cao nhưng là cả một bầu tâm huyết của mình qua từng nét chữ. Nội dung xoanh quanh câu chuyện trường cũ, giáo viên cũ, trong đó tôi dành nhiều đoạn kể về giáo viên chủ nhiệm môn Văn 3 năm cấp 3 là cô Nguyễn Mai Hoa. Cô chính là người “đưa đò” tạo nguồn cảm hứng tôi đến với môn Văn. Tác phẩm như là một lời tri ân để tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô đã dạy bảo, nuôi ước mơ cho tôi bây giờ”.
Theo cô Mỹ thì đây là tác phẩm đầu tiên cô tham gia ở quy mô giải cấp Bộ, do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức. Cô mong rằng, những năm tới ngoài cô ra, các giáo viên ở tỉnh Hà Tĩnh, nhất là vùng quê Hương Sơn sẽ tham gia nhiều hơn nữa để có những tác phẩm xúc động, đa màu sắc, nơi sân chơi của các giáo viên.
Nói về gia đình riêng, cô Trần Lệ Mỹ cũng tâm sự, “Chồng là giáo viên dạy môn tiếng Anh Trường TH – THCS Sơn Hồng (huyện Hương Sơn). Cô có 2 đứa con trai, một bạn học lớp 9, bạn học lớp 6. Rất may mắn, cả hai bạn đều rất ngoan, học giỏi, riêng con trai đầu hiện đang nằm trong đội thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh”.
PGS.Trần Thị Tâm Đan: Tận tuỵ và hi sinh là truyền thống của nhà giáo Việt Nam
Có lẽ ai trong đời cũng nhờ công ơn thầy cô mà khôn lớn, trưởng thành. Với PGS. Trần Thị Tâm Đan, sự kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo đã luôn theo bà suốt chặng đường dài, kinh qua nhiều cương vị công tác.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh thăm và chúc mừng PGS Trần Thị Tâm Đan nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ nhân kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, PGS. Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Tôi cảm nhận thấy sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn dân dành cho giáo dục.
Năm nay, qua theo dõi các kênh truyền thông, ngày lễ tri ân các nhà giáo được các nhà trường, địa phương tổ chức rất nghiêm trang và chu đáo. Điều này cho thấy, toàn xã hội luôn tri ân và ghi nhớ công lao của những người chèo đò, những người đã lặng thầm hi sinh vì thế hệ tương lai của đất nước.
PGS. Trần Thị Tâm Đan kể rằng, bà học bậc phổ thông vào những năm tháng kháng chiến, nhiều khó khăn gian khổ, các lớp học đều được tổ chức vào ban đêm để tránh máy bay địch. Song vượt lên tất cả, các thầy cô giáo luôn tận tâm và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Sau này, khi học Đại học và nghiên cứu tại nước Nga, bà vẫn luôn khắc ghi trong tâm trí tình cảm trìu mến, thân thương và sự ân cần của các thầy cô giáo.
Bà tâm niệm rằng, tất cả thầy cô giáo đã dìu dắt mình khôn lớn đều vô cùng đáng kính. Thầy cô đã hi sinh rất nhiều, lặng thầm nuôi dưỡng ước mơ cho bao thế hệ học sinh. Nhờ những kiến thức, kỹ năng, những bài học đạo đức của thầy cô mà chúng ta khôn lớn nên người. "Cá nhân tôi luôn biết ơn và trân trọng mọi sự quan tâm, tình cảm và công lao to lớn của những "người mẹ thứ hai" trong cuộc đời mình", bà chia sẻ.
Trước đó, chiều 19/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đại diện lãnh đạo Bộ đã tặng hoa và chúc mừng GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục; GS Đào Trọng Thi và PGS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT chúc mừng các nhà giáo lão thành nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cảm ơn sự cống hiến, đóng góp tích cực và hiệu quả của các GS, PGS trong việc chăm lo, quan tâm, góp ý cho các hoạt động của ngành Giáo dục.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn GS Phạm Minh Hạc, GS Đào Trọng Thi và PGS Trần Thị Tâm Đan cũng như các thầy cô giáo trên cả nước, bằng tình cảm, trách nhiệm và tâm huyết, sẽ đóng góp thêm nhiều ý kiến quý báu, góp phần giúp ngành Giáo dục thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra.
"Tôi xin gửi lời chúc mừng các nhà giáo cả nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các thầy cô luôn dồi dào năng lượng, luôn phấn đấu, vượt mọi khó khăn và tiếp tục có những sáng kiến mới để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tôi tin rằng, sự tận tuỵ và hi sinh là truyền thống tốt đẹp của những ai đã lựa chọn và theo đuổi nghề giáo", PGS. Trần Thị Tâm Đan nhắn gửi.
Đưa con chữ đến với 'bản đa không' nơi biên giới Việt - Lào 25 năm công tác trong ngành giáo dục thì có gần 20 năm cô giáo Lê Thị Loan (52 tuổi, trú tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) "cắm" ở xã biên giới Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Cũng là chừng ấy năm cô lặng thầm "gieo chữ" nơi vùng biên nghèo khó này. Vượt đèo gieo...