Tác hại nếu tập yoga không đúng cách
Yoga mang đến một phương pháp rèn luyện thể chất dưỡng tâm khí, tuy nhiên nếu không biết cách tập cũng như gặp người thầy không có trình độ chuyên môn thì lợi bất cập hại.
Các chấn thương thường gặp
Theo quan sát của Sức khỏe & Đời sống, chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng và hầu hết do tập không đúng. Các chấn thương hay gặp chủ yếu là ở vùng cổ, vai gáy và lưng.
Bị căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ, vai, cẳng chân do động tác lặp lại, kéo giãn dây chằng quá mức.
Chấn thương vùng vai: Vai là một vùng có cấu tạo và vận động phức tạp gồm nhiều khớp và hệ thống gân cơ dây chằng xung quanh. Do khớp vai có thể xoay tròn với tầm rất rộng, cũng có nghĩa “chênh vênh”, nên rất dễ bị trật khớp hoặc giãn dây chằng khi ở vào vị trí không thuận lợi.
Hơn nữa, do có nhiều cơ xung quanh nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ. Triệu chứng thông thường là đau vùng vai, biểu hiện của viêm gân cơ, hội chứng chạm của cơ vào xương hay mất vững khớp vai.
Chấn thương vùng cổ. Bạn có xu hướng làm tổn thương cổ của mình khi thực hiện những tư thế không chính xác. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương này là dừng lại khi bạn cảm thấy một phần cơ thể của bạn đang bắt đầu khó chịu.
Chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người.
Bong gân cổ chân, giãn dây chằng nếu thực hiện không đúng các tư thế ngồi chéo chân, vắt chân, đứng một chân.
Video đang HOT
Nếu tập sai cách, yoga có thể đem đến những tác hại khôn lường cho cơ thể.
Những lưu ý khi tập yoga
Một vài bài tập yoga có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào, chẳng hạn như các động tác quay vai, làm mất sự tê cứng tại chỗ, hoặc tập thở… nhưng cũng có nhiều động tác đòi hỏi người tập phải thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định. Để đạt được hiệu quả tập luyện cao nhất, bạn nên dành ra mỗi ngày cố định từ 10 – 15 phút để tập. Nếu không có thời gian để tập hàng ngày, nên cố gắng tập 3 buổi trong tuần. Tốt nhất là tập ở nhà, vì bạn sẽ có nhiều thời gian và chỗ tập yên tĩnh để thực hiện nhiều bài tập khác nhau một cách dễ dàng.
Tập yoga cũng có nghĩa là phải kiên trì, vì hiệu quả của nó không thể nhận thấy ngay lập tức. Khi bước vào tập luyện, bạn cần tạo cho mình một không khí tập luyện thật thoải mái, nếu càng yên tĩnh thì càng tốt. Đầu óc bạn cũng nên thanh thản, bởi nếu bắt đầu các bài tập với những suy nghĩ ngổn ngang, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Bạn có thể tập các bài yoga vào giờ nào trong ngày cũng được, nhưng phải đảm bảo sau bữa ăn ít nhất là 1 giờ 30 phút. Khi hệ tiêu hóa đang làm việc, tập yoga có thể gây buồn nôn và khó chịu. Bên cạnh đó, phải lựa chọn thời điểm sao cho bài tập không bị gián đoạn bởi bất cứ lý do gì.
Để các động tác được thực hiện dễ dàng hơn, bạn nên mặc áo, quần rộng, lý tưởng nhất là mặc áo tập hoặc áp pull và quần mềm ôm sát người. Nên bỏ kính đeo mắt ra, vì nó có thể bị rơi khi tập. Theo truyền thống, yoga được thực hiện với bàn chân trần vì nhiều lý do: giúp phát triển cơ bàn chân, tránh bị trượt và dễ dàng thực hiện thăng bằng.
Nhiều bài tập yoga được thực hiện với tư thế ngồi tại chỗ. Ghế ngồi để tập yoga lý tưởng là không có tay vịn cũng không có bánh xe. Cũng cần chú ý tới nền nhà, đừng chọn nơi có nền nhà trơn hoặc mấp mô, vì nó có thể gây tai nạn cho bạn bất cứ lúc nào.
Phải kiểm tra thân hình trước mỗi lần tập. Lưng, gáy và đầu của bạn phải thẳng hàng, hai vai thả lỏng, đồng thời thóp bụng vào. Với tư thế này bạn sẽ thực hiện các bài tập chính xác hơn. Với tư thế ngồi, hãy kiểm tra lòng bàn chân và đặt lòng bàn chân lên sàn nhà để tạo một sự cân bằng tốt.
Trong tất cả các bài tập, hít vào và thở ra bằng mũi là điều cơ bản của yoga. Nếu tư thế yoga khiến bạn không thoải mái, hãy hít vào và thở ra sâu cùng với thư giãn. Khi một tư thế nào đó thật sự không thoải mái thì nên bỏ qua bài tập đó và chuyển sang bài tiếp theo.
Nếu bạn bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh về hô hấp, chấn thương cột sống, đang có thai, thời kỳ dưỡng bệnh hoặc bị một bệnh mạn tính nguy hiểm, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga.
Bạn đã biết cách tập yoga để giảm cân?
'Nếu muốn giảm cân bằng cách tập yoga thì chúng ta phải tập đúng và tập trung vào từng tư thế hết sức có thể', cô Nguyễn Thị Hồng Nhung (huấn luyện viên yoga một trung tâm tại TP.HCM) chia sẻ.
Để việc luyện tập yoga hiệu quả, bạn cần hiểu rõ thể trạng của mình để chọn những bài tập phù hợp - SHUTTERSTOCK
Lợi ích từ việc luyện tập yoga
Yoga có nhiều công dụng trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng lý tưởng và giúp giảm cân. Vậy giảm cân bằng yoga như thế nào để mang lại hiệu quả như mong đợi?
Theo cô Hồng Nhung, yoga có nhiều tư thế giúp luyện cơ bắp, sự dẻo dai của cơ thể và điều hòa hơi thở. Những tư thế khó sẽ giúp đốt cháy calo nhiều và nhanh giảm cân hơn. Tuy là chúng ta nhìn thấy động tác có vẻ chậm, nhưng khi tập yoga đòi hỏi các cơ phải hoạt động hết công suất để thực hiện các tư thế và giữ thế, đặc biệt là những tư thế khó. Điều này thúc đẩy cơ thể tiêu hao năng lượng.
Về sức khỏe thể chất, yoga giúp cơ thể khỏe mạnh, giữ thăng bằng tốt nhờ những tư thế, chuỗi động tác trong yoga tác động lên nhiều hướng, nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Việc căng, duỗi, ép, gập,... các cơ giúp cơ bắp dẻo dai, các khớp linh hoạt, vóc dáng được điều chỉnh đẹp hơn.
Một trong 5 điểm của yoga đó là "dinh dưỡng đúng", tức là một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh - SHUTTERSTOCK
Về tinh thần, yoga lắng nghe chuyển động của từng bộ phận cơ thể và hơi thở giúp đầu óc thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.
Trong yoga còn có thư giãn và thiền định, giúp chúng ta có được sự bình yên, suy nghĩ tích cực, sáng suốt và lạc quan hơn.
Tập yoga có nên nhịn ăn để giảm cân?
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng để đạt được hiệu quả như mong đợi, chúng ta cần kiên trì, không nóng vội. Đặc biệt, yoga không hướng đến mục tiêu giảm calo mà nhịn ăn.
Một trong 5 điểm của yoga đó là "dinh dưỡng đúng", tức là một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh: Nhiều rau xanh, ít chất béo, giàu chất xơ, uống đủ nước, kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể.
"May mắn là yoga giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, mang lại tinh thần sảng khoái. Và điều này còn giúp bạn có ý chí mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết tình trạng thừ cân của mình. Bởi vì việc giảm cân phụ thuộc rất lớn vào ý chí", cô Nhung chia sẻ thêm.
Để việc luyện tập yoga hiệu quả, bạn cần hiểu rõ thể trạng của mình để chọn những bài tập phù hợp, vừa sức, không nóng vội.
"Thời điểm tập yoga lý tưởng là vào buổi sáng. Khi tập, không để cơ thể quá no hay quá đói. Khi quá no, nguồn cung cấp máu đổ dồn cho việc tiêu hóa thức ăn, do đó cơ bắp không đủ năng lượng thực hiện tư thế. Tương tự, việc nhịn đói cũng khiến bạn không có năng lượng để luyện tập. Bạn nên ăn một chút gì đó trước buổi tập khoảng một tiếng nhé", cô Nhung chia sẻ.
Đối với những ai lần đầu tập yoga, cô Nhung cũng nói thêm, yoga không phải là phép màu cho nên ý chí của bạn rất quan trọng. Bạn nên kiên trì theo 5 điểm: Hít thở đúng - tư thế đúng - thư giãn đúng - dinh dưỡng đúng - tư duy tích cực và thiền định.
Lời khuyên tập luyện cho người bệnh viêm khớp vảy nến Viêm khớp vảy nến gây đau khớp và có thể dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Người bệnh cần tập thể dục để tăng sức mạnh và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên, nếu không hiểu biết, tập luyện có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp, được phát hiện trên...