Tác hại không ngờ của chứng mất ngủ và cách phòng tránh hiệu quả
Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Không dừng lại ở những hệ lụy trầm trọng gây suy giảm sức khỏe, thậm chí mất ngủ còn ảnh hưởng tới sự lên xuống của cân nặng.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng ngủ không đủ giấc trong suốt một thời gian dài, biểu hiện ở hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, không buồn ngủ. Đây được gọi là bệnh lý nghiêm trọng bởi sau những đêm dài thức trắng thì mất ngủ gây ra hàng loạt những hệ lụy cho sức khỏe như:
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Mất ngủ gây gián đoạn đồng hồ sinh học khiến sức khỏe suy giảm, thậm chí còn làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng, ung thư vú.
Lão hóa da sớm: Thiếu ngủ khiến làn da trở nên sậm màu hơn, da khô và nhanh chóng hình thành nếp nhăn do lượng collagen tự sinh trong cơ thể sụt giảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ 11h đêm đến 4h sáng hôm sau là khoảng thời gian collagen tăng sinh mạnh nhất, gấp 2 lần so với các thời điểm khác.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường type 2: Theo nghiên cứu, những người bị mất ngủ hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nhịp tim tăng nhanh hơn so với những người ngủ đủ giấc kéo theo đó huyết áp của những người này cũng tăng lên, đây được coi là tác động tiêu cực đến tim mạch. Ngoài ra mất ngủ cũng gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, gây rối loạn insulin tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Căng thẳng kéo dài, suy giảm trí nhớ: Mất ngủ kéo dài dẫn tới căng thẳng stress, khiến bạn luôn trong tâm trạng cáu kỉnh. Hơn nữa mất ngủ còn làm suy giảm trí nhớ và gây ra những tổn thương cho não.
Mất ngủ là nguyên nhân gây tăng cân mất kiểm soát
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và cân nặng của cơ thể. Liệu mất ngủ khiến bạn tăng cân hay không? Câu trả lời là có. Mất ngủ không chỉ gây tăng cân mà còn là nguyên nhân của bệnh béo phì.
Video đang HOT
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến chế độ ăn uống và luyện tập có ảnh hưởng đến cân nặng mà ít chú ý đến việc thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Các nhà khoa học còn cho rằng, nếu bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc, bạn sẽ cảm thấy đói hơn bình thường nhiều. Nguyên nhân là do kích thích hai hormone “thèm ăn” làm thay đổi của Ghrelin, Insulin, Leptin trong cơ thể. Khi bạn thiếu ngủ thì sẽ khiến cho năng lượng của bạn bị giảm sút, khiến bạn bị đói, làm tăng Ghrelin, giảm Insulin và Leptin,… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác của việc mất ngủ khiến bạn bị tăng cân như:
Lười vận động: Ngủ không đủ giấc, không ngon giấc thường khiến bạn uể oải, khó chịu và ít vận động hẳn. Khi giảm hoạt động thì lượng calo bị đốt cháy cũng ít đi, đây là lý do khiến bạn bị béo phì đấy.
Thường xuyên ăn đêm: Khi bị mất ngủ sẽ khiến năng lượng của bạn bị giảm sút, khiến bạn cảm thấy đói và ăn đêm nhiều. Ăn đêm bằng những thức ăn nhanh, snack,… sẽ làm tăng chất béo, carbohydrate khiến bạn ngày càng tăng cân và béo phì.
Ngoài ra, bị stress dẫn đến thiếu ngủ không chỉ khiến bạn suy giảm sức khỏe mà còn tăng cân một cách trông thấy. Khi bị stress, hormone cortisol sẽ được cơ thể giải phóng nhiều. Hormone này sẽ thúc đẩy chất béo nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng, khiến bạn tăng cân.
Do đó, nếu bạn không muốn bị tăng cân một cách “không phanh” thì bên cạnh có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, còn phải thiết lập cho mình một thời gian biểu hợp lý, đảm bảo giấc ngủ 7 -9 tiếng mỗi đêm.
Cách giảm thiểu tình trạng mất ngủ
Mất ngủ còn được gọi là bệnh lý mất ngủ và tăng cân là một trong những hệ lụy mà mất ngủ kéo dài gây ra. Nhưng trước khi muốn giảm cân thì bạn cần tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng mất ngủ cho chính mình vì bạn không thể chữa mất ngủ đồng thời lại giảm cân được, cơ thể sẽ bị quá tải khi phải thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc. Để cải thiện tình trạng mất ngủ trước tiên hãy áp dụng thử một số cách như:
- Cân bằng thời gian học tập, làm việc một cách hợp lý. Ngủ đủ giấc, đúng giấc theo nhịp sinh học.
- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều tinh bột (khoai tây, yến mạch, khoai lang, bánh mì…), bổ sung carbohydrate, hạn chế chất béo.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 3 lít/ngày).
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Vận động, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não như: Cầu lông, đi bộ, bơi, tập gym,…
- Tắt các thiết bị điện tử trước khi bạn đi ngủ.
- Tránh ăn trước 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Những thông tin trên cho thấy giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Mất ngủ không chỉ gây tăng cân, sụt cân mà còn tăng nguy cơ mắc các căn bệnh khác. Do đó, mỗi người cần xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, cân bằng nhịp sinh học của mình, ngủ đúng giờ, đủ giấc để bảo vệ sức khỏe của mình.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo rước bệnh vào người
Rau cần cung cấp nhiều chất xơ, có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ... Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần.
Dưới đây là nhóm người mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn rau cần để tránh mang họa:
Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt
Những phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt không nên ăn rau cần. Bởi thời gian này cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, có tính hàn như rau cần, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Người mắc bệnh da liễu
Theo các chuyên gia, những người có tiền sử mắc các bệnh về da liễu như: Vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon - một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.
Người huyết áp thấp
Với đặc tính thanh nhiệt, hạ huyết áp thì rau cần được khuyến cáo không sử dụng cho người bị bệnh huyết áp thấp để tránh bệnh thêm trầm trọng. Ngược lại, rau cần có lợi có người huyết áp cao.
Người bụng dạ yếu
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng các loài giun, sán lá ruột. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.
Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Người bị nhiễm giun sán
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Vì vậy, khi sử dụng rau cần hãy rửa rau thật sạch dưới vòi nước chảy, đồng thời nấu chín để đảm bảo vệ sinh.
4 nhóm người động vào ớt cay chắc chắn gây thảm họa với cơ thể, sức khỏe gặp nguy Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây, tuyệt đối đừng ăn ớt kẻo gây hại sức khỏe. 1. Loét miệng Nếu bạn bị loét miệng, tốt hơn là nên tránh xa ớt. Ớt là thứ giàu chất capsaicin với vị cay và nóng. Ăn ớt sẽ kích thích niêm mạc miệng, gây đau miệng hơn và không có lợi cho...