Tác hại khôn lường khi cho trẻ ăn dặm sớm
Mẹ nào có ý định cho trẻ ăn dặm sớm thì nên cân nhắc nhé!
Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, một bước chuyển “ngoạn mục” từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn dạng đặc. Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho cả bé lẫn mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bé tiếp xúc với đồ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều mẹ mong muốn con tăng cân và phát triển nhanh nên đã cố ý cắt bớt giai đoạn, cho con ăn dặm khá sớm từ 4 tháng tuổi. Nhưng thực tế, việc các mẹ cho bé tiếp xúc với đồ ăn rắn không đúng thời gian quy định không đem lại bất kì hiệu quả nào mà con vô tình mang đến bệnh tật cho trẻ. Dưới đây là danh sách các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm mà các mẹ cần biết
1. Trẻ sẽ dễ chán sữa mẹ
Khi ăn dặm, được tiếp xúc với một đồ ăn mới dần dần sẽ khiến bé bú mẹ sẽ ít đi. Các mẹ nên biết rằng khi trẻ ăn dặm sơm và ít bú mé sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dưỡng chất mà cơ thể bé cần thấp thụ. Bởi lẽ đồ ăn dặm không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà đáng nhẽ ra các bé sẽ được nhận từ sữa mẹ. Có thể nói đây là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.
Lượng sữa trẻ bú giảm đi không những làm trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa. Điều này càng dễ xảy ra nếu trẻ chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
2. Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Nhiều công cuộc nghiên cứu của các nhà y khoa đã khẳng định rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn. Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể chưa quen nên không muốn ăn, nôn oẹ, bị rối loạn tiêu hóa… Nhưng khi trẻ đã thích nghi và đón nhận chế độ ăn dặm sớm một cách bình thường thì các bà mẹ lại tiến hành tẩm bổ cho con và đến lúc trẻ ăn quá nhiều đã trở thành thói quen thì tất yếu sẽ dẫn đến tăng cân quá mức và bệnh béo phì xuất hiện.
Trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn của trẻ trước tuổi 4 tháng hoặc sau tuổi 7 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ.
3. Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Video đang HOT
Bé dễ bị dị ứng thức ăn là một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng từ 8 – 10% trẻ bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm. Chình vì vậy, các mẹ đừng vội vàng cho con tiếp xúc với đồ ăn dặm quá sớm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, mẹ cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới, chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng của trẻ.
4. Thận của bé sẽ bị tổn thương
Nếu ăn dặm sớm, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêuh óa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Vì thế thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận. Khỗng những vậy, việc trẻ tiếp xúc sớm với thức ăn đặc có thể dẫn đến đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.
5. Bé có nguy cơ bị nghẹt thở
Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.
6. Bé dễ bị tổn thương dạ dày
Một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm là bé dễ bị tổn thương dạ dày.Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành
7. Rối loạn tiêu hóa
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn “nặng” khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
8. Đêm ngủ không ngon giấc
Khi dạ dày bé còn quá nhỏ đã phải lấp đầy một số lượng lớn đồ ăn dặm hay bột ngũ cố, điều này sẽ khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến chứng đầy bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Theo Khampha
9 bí mật về trẻ sơ sinh khiến mẹ phát 'sốc'
Với những người lần đầu làm mẹ, trẻ sơ sinh có những dấu hiệu trên cơ thể làm các mẹ vô cùng bất ngờ thậm chí lo lắng.
Trong suốt thời kỳ 9 tháng 10 ngày, mẹ luôn cố gắng chăm bẵm tốt để mong sao con ra đời được khỏe mạnh và tinh anh. Giây phút con chào đời có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất mà người làm cha mẹ nào cũng muốn được sở hữu. Mẹ có thể tự ngồi mỉm cười ngây dại khi nhìn thấy thiên thần đang ngủ say giấc trên cành tay hay chỉ một cái cựa mình của con cũng đủ làm mẹ hạnh phúc.
Trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh ra luôn chứa ẩn nhiều điều bí ẩn và thú vị mà chắc hẳn chưa ai có thể khám phá hết. Đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ sẽ phải vô cùng ngạc nhiên hay hốt hoảng khi khám ra những bí ẩn xoay quanh chính đứa con của mình.
1. Bé có nhiều xương hơn người lớn
Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng mình có số lượng xương trên người nhiều hơn trẻ sơ sinh bởi vì cơ thể chúng ta đã lớn. Nhưng thực tế, điều này là hoàn toàn không chính xác. Bởi khi sinh ra, trẻ sơ sinh có 270 cái xương và khi trưởng thành thì giảm xuống còn 206. Lý do của việc số lượng xương giảm đi như vậy là do càng lớn lên thì xương của chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một khối dần tạo nên hệ thống xương.
2. Trẻ sơ sinh nhìn rất gần
Trẻ sinh ra đã có một khả năng trực quan đầy đủ để nhìn ngắm các đối tượng và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần, các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe và trẻ sẽ không nhìn rõ như người cận thị. Các bé có thể nhìn thấy rõ nét các hình khối trong khoảng cách 20-40cm. Bé đặc biệt thích nhìn vào khuôn mặt người hơn là các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.
Trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần (các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe như người cận thị) (Ảnh minh họa)
3. Trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 5 tháng
Nói về thành tích vượt trội, trẻ sơ sinh sẽ tăng trọng lượng gấp đôi trongvòng 5 tháng đầu đời.
4. Cứ 3 trẻ lại có một trẻ bị bớt
Đây là một thực tế mà chắc chắn làm các mẹ ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu từng chỉ ra rằng, cứ trong ba trẻ sơ sinh lại có một trẻ bị một vết bớt trên cơ thể. Tỷ lệ bé gái có bớt nhiều hơn bé trai.
5. Trẻ sơ sinh thở nhiều lần hơn người lớn
Nhịp thở bình thường của các bé trung bình là 40 lần một phút, trong khi ở người trưởng thành chỉ từ 12 đến 20 lần mỗi phút.
6. Trẻ sơ sinh không khóc ra nước mắt
Dù trẻ có thể khóc rất nhiều nhưng sự thật là trẻ sơ sinh không khóc ra nước mắt.Vì sao vậy? Điều này xảy ra là do tuyến nước mắt của trẻ mới sinh chưa thực sự được phát triển đầy đủ ngay sau khi chúng chào đời. Vào lúc này, trẻ thường chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút rơm rớm để làm mắt ẩm chứ chưa có khả năng chảy nước mắt. Những giọt nước mắt đầu tiên của bé có thể xuất hiện khi bé 1-3 tháng.
7. Tong vòng 1 giây có 4 trẻ em ra đời
Đã bao giờ mọi người tự hỏi, mỗi phút có bao nhiều trẻ em trên thế giới ra đời chưa? Câu trả lời là 225. Như vậy tính ta trung bình thì 1 giây có 4 trẻ em ra đời.
8. Trẻ sơ sinh có thể trườn ngay khi vừa được sinh ra
Năm 1987, Viện Karolinska, Thụy Điển từng đưa ra kết luận, khi em bé được lau khô và vệ sinh sạch sẽ, sau đó nếu đặt bé lên trên ngực mẹ bé có thể trườn và tìm thấy đầu ti trong vòng 1 giờ.
9. Trẻ sơ sinh nhận ra tiếng mẹ đầu tiên
Khi trẻ mới sinh, khả năng nghe của bé chưa được 100%, ở trong tai vẫn còn một số chất dịch làm cản trở thính giác của em. Bé chỉ nhận ra được tiếng mẹ và phản ứng với tiếng mẹ đầu tiên.
Theo Khampha
Những đồ ăn "ngấm ngầm" làm tổn hại IQ của trẻ Muốn con thông minh, học giỏi, mẹ nên hạn chế tối đa cho con ăn những loại thực phẩm này. Có rất nhiều yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ sau này. Trong số đó phải kể độchế độ dinh dưỡng mà các mẹ đảm bảo cung cấp cho các bé hàng ngày. Trí tuệ, khả năng sáng tạo của...