Tác hại của việc ăn nhiều muối đối với cơ thể
Muối là chất không thiếu đối với cơ thể con người, tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều muối sẽ gây nên những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.
Ảnh minh hoạ.
Trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình, muối ăn là gia vị không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng muối trong bữa ăn hằng ngày và nên tìm cho mình thực phẩm có hàm lượng muối thấp để bảo vệ sức khỏe.
Thông tin trên báo điện tử Vov.vn, trong muối chứa khoảng 40% natri và 60% clorua, nên chúng thường được dùng làm gia vị chế biến món ăn hoặc làm chất bảo quản thực phẩm. Trong khi đó, natri là loại khoáng chất thiết yếu thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp, khi đi kèm với clorua sẽ giúp cơ thể cân bằng nước và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến sức khỏe của cơ thể gặp phải vấn đề xấu.
Nếu bữa ăn hằng ngày của bạn có lượng muối cao hoặc cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối trong một ngày, sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi do thận không thể lọc hết lượng natri dư thừa ra khỏi máu. Việc natri tích tụ trong cơ thể sẽ khiến lượng nước trong cơ thể bị giữ lại, làm mờ đi nồng độ natri, tạo ra hiện tượng sưng tấy ở bàn tay và bàn chân.
Thực đơn có nhiều món chứa nồng độ muối cao cũng có thể khiến lượng máu lớn hơn lưu thông qua hệ thống mạch máu và động mạch, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp tạm thời. Ngoài ra, điều không thể tránh khỏi khi ăn mặn đó chính là làm chúng ta khô miệng, khát nước nhanh hơn. Lúc này cơ thể sẽ uống nhiều nước, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể dẫn đến tình trạng tăng natri máu.
Đối với người cao tuổi, nên hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn. Vì tiêu thụ quá nhiều muối có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến xương. Muối sẽ khiến canxi từ xương vơi dần, trong khi canxi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự chắc khỏe của xương. Việc mất canxi từ xương khiến các bộ phận này trở nên yếu, dễ gãy và tăng nguy cơ loãng xương.
Vậy làm sao để kiểm soát được lượng muối đưa vào cơ thể? theo báo Công Thương, việc nên làm là:
Kiểm tra nhãn sản phẩm
Hầu hết natri chúng ta nhận được là từ thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, vì vậy hãy tạo thói quen đọc thông tin dinh dưỡng của sản phẩm có trên nhãn. Hãy tìm những thực phẩm có ít hơn 120mg natri mỗi khẩu phần. Kiểm tra lượng thức ăn mà bạn có: Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn cũng sẽ nhận được nhiều lượng natri hơn.
Đọc thành phần của sản phẩm
Natri không phải lúc nào cũng được liệt kê là muối trên một gói thực phẩm. Các từ khác bạn cần chú ý bao gồm nước muối, natri benzoat, natri bicarbonate (baking soda), natri clorua, natri nitrat và bột ngọt (MSG.)
Lưu ý khi lựa chọn những thức ăn đông lạnh
Những thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn rất tiện lợi, bạn chỉ cần bật lò vi sóng là có thể thưởng thức. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều natri. Bạn chỉ nên tiêu thụ từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Khi lựa chọn những thực phẩm này, bạn hãy so sánh các nhãn của các sản phẩm khác nhau. Bạn nên chọn những sản phẩm có chứa 600g natri hoặc ít hơn.
Video đang HOT
Súp là một loại thực phẩm siêu mặn. Chẳng hạn, một số nhãn hiệu mì gà chứa tới 790mg natri trong một cốc. Khi bạn mua súp đóng hộp, hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm nhằm tìm kiếm những sản phẩm không chứa muối. Nên lựa những loại súp chứa không quá 5mg muối mỗi khẩu phần.
Ảnh minh hoạ.
Các loại thực phẩm lành mạnh
Không có gì ngạc nhiên khi các món ăn nhẹ mặn như khoai tây chiên và bánh quy có hàm lượng natri cao, nhưng cũng có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong số đó là nước ép rau, rau được tẩm gia vị hoặc đi kèm với nước sốt, rau đóng hộp hoặc ướp (như dưa chua), sốt cà chua và salad. Mua các loại thực phẩm đông lạnh không có nước sốt hoặc gia vị, và lựa chọn các nhãn hiệu và nước trái cây đóng hộp có chứa lượng muối thấp.
Thịt nguội
Thịt nguội làm sẵn như giăm bông và gà tây đóng gói có thể được nạp natri. Các mặt hàng siêu mặn khác bao gồm các loại thịt như thịt xông khói, xúc xích và thậm chí là thịt gà. Bạn nên lựa chọn những loại thịt tươi sống. Hoặc nếu không, bạn cần lựa chọn những loại thịt chế biến sẵn có chứa hàm lượng natri thấp. Khi bạn mua thịt gia cầm, hãy kiểm tra nhãn để đảm bảo dung dịch muối hoặc nước dùng không được thêm vào sản phẩm…
Hãy chú ý đến thực đơn
Khi bạn ăn ngoài, bạn cần tránh các thực phẩm mà thực đơn hoặc người phục vụ mô tả là được ngâm, ướp, hun khói hoặc nướng. Chúng có khả năng chứa lượng natri cao. Thay vào đó, hãy tìm các món ăn hấp, nướng hoặc luộc.
Thêm hương vị vào thức ăn ngoại trừ muối
Khi bạn nấu ăn ở nhà, bạn có thể bỏ muối ra khỏi các chế biến món ăn. Thay vào đó, sử dụng các loại thảo mộc tươi, nhiều gia vị, tỏi và hành. Thay vì dùng muối, hãy chọn tiêu đen xay hoặc chanh mới cắt để vắt vào thức ăn của mình.
Cẩn thận khi lựa chọn các loại muối thay thế
Các chất thay thế muối thay đổi natri clorua thành kali clorua. Bạn sẽ không cảm nhận được sự khác biệt, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử. Những sản phẩm này làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, có thể gây hại nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, hoặc bệnh gan, thận (nếu bạn khỏe mạnh, cơ thể bạn sẽ loại bỏ lượng kali thừa mà không có vấn đề gì).
8 loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe
Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương yếu đi và mỏng đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy.
Tham khảo 8 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Canxi là một khoáng chất phổ biến chiếm khoảng 1,5-2% tổng trọng lượng cơ thể. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, canxi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, xây dựng hệ xương, hệ răng trong cơ thể và còn tham gia quá trình điều hòa huyết áp, đông máu.
Một người trung bình lưu trữ khoảng 1.000-1.200mg canxi trong các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Trong đó 99% canxi tạo nên cấu trúc của xương hoặc răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% canxi tồn tại trong máu giúp kiểm soát chức năng cơ, tín hiệu tế bào, điều hòa hormone và sức khỏe của hệ tuần hoàn. Không chỉ giúp xương khỏe mạnh, canxi còn cần thiết cho cơ bắp và chức năng thần kinh và cơ chế đông máu bình thường.
Thiếu canxi dễ gây loãng xương và một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Sự thiếu hụt canxi khiến sức khỏe gặp nguy hiểm vì có thể dẫn đến loãng xương và một số vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh. Khi lượng canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa, gây đau nhức các xương đặc biệt ở trẻ đang độ tuổi phát triển, ngoài ra có thể gây tình trạng mất ngủ, thay đổi tâm trạng,...
Theo TS.BS. Trần Thị Bích Nga - chuyên khoa Dinh dưỡng, ảnh hưởng của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ như thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường); loãng xương (mật độ xương rất thấp); lăng nguy cơ gãy xương.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết: Cách an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống...
2. Các loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe
Để cung cấp đủ canxi cho cơ thể, nên bổ sung canxi thông qua thực phẩm vừa hiệu quả vừa an toàn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm giàu canxi giúp bạn có hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
Sữa chua
Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Một khẩu phần (245g) sữa chua nguyên chất cung cấp tới 23% nhu cầu canxi hằng ngày, cũng như một lượng lớn phospho, kali, vitamin B2 và B12. Nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm protein giúp xương chắc khỏe và vitamin B cung cấp năng lượng.
Phomai
Phomai có chứa canxi một cách tự nhiên và cũng cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Phomai có nhiều thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa nhưng ở độ đậm đặc cao nên hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi trong phomai cao gấp 3-6 lần so với sữa và sữa chua.
Phomai có rất ít đường lactose nên những người không dung nạp đường lactose có thể sử dụng phomai để đáp ứng đủ nhu cầu canxi.
Một số loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe.
Sữa
Sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha có hàm lượng canxi là 100mg trong 100ml sữa. Một cốc sữa 250ml cung cấp 25% nhu cầu canxi hàng ngày. Canxi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu. Uống một ly sữa mỗi ngày là cách dễ dàng để mọi người ở mọi lứa tuổi tăng cường xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa cũng cung cấp nhiều loại vitamin như: vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K.
Các loại rau xanh lá đậm
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, cải xanh, bông cải xanh đều chứa nhiều canxi và nhiều chất bổ dưỡng khác.
Cải xoăn hay còn gọi cải kale là một trong những siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng canxi có trong cải xoăn cao hơn cả sữa bò. Một chén cải xoăn sống là đủ để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn.
Cá hồi
Các loại cá béo và hải sản cung cấp canxi và vitamin D tốt cho sức khỏe xương khớp.
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất trong chế độ ăn uống. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe. Ăn cá hồi nướng cùng với rau xanh xào là một ví dụ bữa tối tăng cường sức khỏe cho xương.
Nước cam
Cam là một trong số ít loại quả có hàm lượng canxi cao. Nước cam chứa nhiều vi chất thiết yếu khác như canxi, kali và sắt, cùng với các chất dinh dưỡng tốt như folate. Trong 100g nước cam nguyên chất chứa khoảng 40mg canxi tự nhiên. Một khẩu phần nước cam có thể cung cấp cho bạn tới 35% nhu cầu canxi hàng ngày.
Trứng
Một quả trứng trung bình chứa 55-71mg canxi. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn chứa lượng vitamin D cần thiết cho sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp protein cần thiết cho việc hình thành và duy trì xương chắc khỏe.
Một nghiên cứu được công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition đã kết luận rằng, trứng hấp thụ được lượng protein cao hơn, giúp cải thiện mật độ khoáng xương ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi.
Trứng chứa hàm lượng vitamin D dồi dào rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp.
Hạnh nhân
Trong các loại hạt, hạnh nhân là loại có hàm lượng canxi cao nhất. Hạnh nhân cung cấp một lượng lớn canxi trong mỗi khẩu phần. 100g hạnh nhân chứa 254mg canxi, tương đương 26% nhu cầu trong một ngày. Một cốc sữa hạnh nhân không đường chứa 449 mg canxi (tương đương với 35% lượng canxi cần trong một ngày), nhiều hơn so với 314 mg canxi trong 1 cốc sữa bò.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hạnh nhân là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm chất xơ, protein, chất béo lành mạnh, magie và vitamin E. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu magie, protein, kẽm, vitamin K và mangan đều là các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và răng. Từ hạt hạnh nhân, sữa hạnh nhân đến bột hạnh nhân, bơ hạnh nhân đều có nhiều lợi ích sức khỏe, là một phần trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng.
Nguy cơ lão hóa xương do huyết áp cao Theo một nghiên cứu trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gần đây, huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của xương. Chúng ta nên tầm soát bệnh loãng xương ở những người bị huyết áp cao. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về kỹ thuật y sinh tại Đại học Vanderbilt ở Nashville (Hoa...