Tác dụng đáng sợ của rau ngải cứu, nếu bạn thuộc 1 trong 3 nhóm người này cần từ bỏ ngay
Rau ngải cứu có dược tính cao nên nếu dùng không đúng cách sẽ gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngải cứu từ lâu đã được coi là một cây thuốc dân gian có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc, món ăn để trị bệnh hiệu quả. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa đau đầu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, ra máu cam, đái ra máu…
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
Trường hợp nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt rồi nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu dùng ngải cứu quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
3 nhóm người nên nói không với rau ngải cứu
Người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, gây các bệnh về gan.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có gì đáng chú ý?
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý nguyên nhân gây cao huyết áp.
1. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cơ bản
Giống như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu cụ thể, ngay cả khi huyết áp của bạn đã đạt mức cao nguy hiểm. Nếu có thì các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng rất mơ hồ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Chẳng hạn như:
- Các cơn hoa mắt, chóng mặt khởi phát đột ngột.
- Đổ mồ hôi bất thường.
- Luôn cảm thấy bất an, bồn chồn, lo lắng.
- Mất ngủ, khó ngủ.
- Các mạch máu chịu áp lực lớn và giãn ra khiến mặt đỏ bừng.
- Trong trường hợp huyết áp tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát có thể khiến các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ ra. Điều này được biểu hiện bởi việc xuất hiện các đốm máu bên trong mắt.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, thì triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể là: Đau đầu dữ dội, đau sau gáy, ra máu cam, ý thức mơ hồ, tầm nhìn có vấn đề, khó thở, tức ngực, đi tiểu ra máu,....
Xuất hiện các đốm máu trong mắt có thể là một triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
2. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát đặc trưng
Cao huyết áp thứ phát rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh huyết áp cao. Đa số các bệnh nhân đều thuộc trường hợp cao huyết áp nguyên phát. Nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán bị cao huyết áp và có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây. Bác sĩ có cơ sở để nghi ngờ bạn bị cao huyết áp thứ phát:
- Bạn bị huyết áp cao nhưng không đáp ứng với thuốc hạ huyết áp.
- Các thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp của bạn trước đây thì giờ không còn tác dụng.
- Khó kiểm soát huyết áp cao nếu chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc.
- Huyết áp của bạn rất cao cũng có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. Thường huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 120mmHg.
- Bệnh khởi phát đột ngột trước 30 tuổi hoặc sau 55 tuổi.
- Gia đình của bạn không có tiền sử bị cao huyết áp.
- Bạn không bị thừa cân, béo phì.
Bị huyết áp cao khi còn quá trẻ có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
3. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo bệnh lý nguyên nhân
Cao huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng lên do chịu ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Do vậy, ngoài các dấu hiệu cơ bản và đặc trưng, triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát còn đi kèm theo các triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân.
Dưới đây là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo các bệnh lý nguyên nhân phổ biến nhất:
- Triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát do các vấn đề về tuyến giáp: Mệt mỏi, suy nhược, tăng cân hoặc giảm cân, không chịu được nóng hoặc lạnh.
- Cường tuyến cận giáp: Cực kỳ mệt mỏi, đi tiểu nhiều, táo bón và sỏi thận.
- Hội chứng Conn hoặc chứng cường aldosteron nguyên phát: Suy nhược do lượng kali trong cơ thể thấp.
- U tủy thượng thận: Đổ mồ hôi, tăng tần số hoặc nhịp tim, nhức đầu, lo lắng.
- Hội chứng Cushing: Tăng cân, suy nhược, mọc lông bất thường trên cơ thể hoặc mất kinh (ở phụ nữ), các vết màu tím trên da bụng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Mệt mỏi quá mức, buồn ngủ vào ban ngày, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ.
Dựa vào các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát này. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, siêu âm thận, chụp cắt lớp tuyến thượng thận, chụp động mạch, kiểm tra chức năng tuyến giáp,.... Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp thứ phát.
5 điểm bất thường khi đi tiểu là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt Nếu tuyến tiền liệt thay đổi đột ngột, nam giới sẽ bị ảnh hưởng khi đi tiểu, nhiều nam giới nghĩ rằng đó chỉ là một phản ứng đơn giản khi tức giận và sẽ chọn cách phớt lờ, kết quả là bệnh tuyến tiền liệt sẽ tái phát nhiều lần và không bao giờ lành, phát triển thành ung thư. Tuyến tiền...