Tác dụng của ngủ ‘nướng’ cuối tuần
Với những người thiếu ngủ vào ngày thường, việc ngủ bù vào cuối tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Sleep Health, ngủ nhiều hơn vào cuối tuần có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nhóm tác giả từ Đại học Y Nam Kinh ở Trung Quốc đã phân tích dữ liệu từ khảo sát Kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia, tổng hợp thông tin của 3.400 người Mỹ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2018.
Cuộc khảo sát thu thập thông tin về thời gian ngủ của những người tham gia vào các ngày trong tuần và cuối tuần, cũng như liệu họ có mắc bệnh tim, huyết áp cao và/hoặc bệnh tiểu đường hay không.
Những người mất ngủ trong tuần có thể ngủ bù một chút vào cuối tuần. Ảnh minh họa: Manifatturafalomo
Những người ngủ nhiều hơn ít nhất một giờ vào cuối tuần so với các ngày trong tuần được chứng minh có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn – đặc biệt là đột quỵ, bệnh tim mạch vành và đau thắt ngực (do lưu lượng máu giảm) so với những người không ngủ bù.
Video đang HOT
Theo New York Post, nguy cơ giảm đáng kể nhất ở những người ngủ ít hơn 6 giờ vào các ngày trong tuần và ngủ thêm ít nhất 2 giờ vào cuối tuần.
Tiến sĩ Marc Siegel, Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ) chung quan điểm: “Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm thúc đẩy nguy cơ giải phóng hormone gây căng thẳng, đồng thời làm tăng cơn đau tim và đột quỵ”.
Là người không tham gia vào nghiên cứu của Đại học Y Nam Kinh, Tiến sĩ Siegel đưa ra bình luận: “Nghiên cứu cho thấy bạn có thể bù đắp tình trạng thiếu ngủ trong tuần và thiết lập lại thời gian ngủ thêm hơn 2 giờ vào cuối tuần, đưa nguy cơ mắc bệnh tim của bạn trở về mức cơ bản”.
Từ trước tới nay, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm không nên ngủ “nướng” vào cuối tuần. Tiến sĩ Biquan Luo, chuyên gia về giấc ngủ người Mỹ, giải thích: “Khi bạn không thiếu ngủ, lịch trình ngủ phù hợp sẽ duy trì nhịp sinh học của cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ chất lượng cao hơn, năng lượng tốt hơn và sức khỏe chuyển hóa tim mạch”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Luo chỉ ra rằng việc liên tục thiếu ngủ có thể gây ra mệt mỏi mạn tính và tăng nguy cơ béo phì cũng như các bệnh tim mạch. Trong trường hợp này, ngủ bù vào cuối tuần sẽ có lợi hơn cho sức khỏe của bạn.
“Điều quan trọng cần lưu ý là việc ngủ bù không đảo ngược được hoàn toàn tác động của tình trạng thiếu ngủ mạn tính”, Tiến sĩ Luo khuyến cáo.
Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ và Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ khuyến nghị người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ngủ không đủ giấc có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, béo phì, trầm cảm, huyết áp cao cũng như các bệnh và tình trạng khác cao hơn.
Gia tăng người rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy
Số lượng bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk ngày càng gia tăng.
Đáng chú ý, trong số đó, đa phần là giới trẻ.
Bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) vừa được người nhà đưa vào điều trị nội trú tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Theo bà C.T.B (mẹ bệnh nhân), năm 2017, gia đình phát hiện anh T sử dụng ma túy. Trước đây, anh T là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn; tuy nhiên, nghe theo lời dụ dỗ của bàn bè, T đã trượt dài trong "vũng lầy" của ma túy. Do sử dụng thời gian dài khiến đầu óc T lúc nào cũng căng thẳng, dễ bị kích động, hoang tưởng, ảo giác, không làm chủ được bản thân... Gia đình đã nhiều lần khuyên bảo nhưng T không từ bỏ được nên phải cho vào bệnh viện điều trị.
Bệnh nhân H.N.L (sinh năm 1995, tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cũng đang được các bác sỹ điều trị với chứng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy. Tình trạng mất ngủ thường xuyên cộng với việc sử dụng ma túy khiến đầu óc anh L căng thẳng... Lần đầu, gia đình đưa anh vào viện điều trị 17 ngày. Sau khi thấy tinh thần ổn định, các bác sỹ đã cho anh L xuất viện về nhà. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, anh phát bệnh trở lại, gia đình phải đưa vào viện. "Khi dính vào con đường này là phá hỏng cả cuộc đời. Tôi mong các bạn trẻ đừng thử ma túy, dù chỉ một lần", anh L chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, số bệnh nhân nhập viện bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy ngày càng tăng cao. Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận trên 200 lượt người đến khám và điều trị. Đáng chú ý, đa phần bệnh nhân mắc bệnh từ 20 - 32 tuổi; thậm chí, có trường hợp mới 16 tuổi đã sử dụng ma túy. Các bệnh nhân hay sử dụng thuốc phiện, kích thần và cần sa. Việc sử dụng ma túy gây hậu quả rất nặng nề, làm ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội.
Ma túy khiến người nghiện suy giảm sức khỏe, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, gây ức chế, suy hô hấp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ, ngộ độc thần kinh, hôn mê, tử vong...
Bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1996, tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) nghiện ma túy 7 năm, có biểu hiện rối loạn tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk.
Theo bác sỹ Luyến, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân chủ yếu sử dụng ma túy thuộc dạng kích thần. Bệnh nhân sẽ bị rối loạn tâm thần, có các biểu hiện như: Rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi, đập phá đồ đạc, gây rối trật tự công cộng... Hiện, công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cơ sở vật chất, nhiều bệnh nhân trốn viện; đặc biệt, khi lên cơn, bệnh nhân có thể hành hung cả nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nhiều gia đình bệnh nhân chưa hợp tác, phối hợp với bác sỹ trong quá trình điều trị...
Bác sỹ khuyến cáo, người dân, nhất là giới trẻ nên tránh xa ma túy trong mọi tình huống, trường hợp, không thử dù chỉ một lần. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến con em mình. Trong trường hợp không may con trẻ dính vào ma túy cần phát hiện sớm, nhanh chóng cách ly với môi trường ma túy và đưa đến các trung tâm cai nghiện càng sớm càng tốt. Khi đó, khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ tốt hơn, việc tái nghiện cũng sẽ thấp hơn.
"Đối với người đã nghiện, hãy chấm dứt tiếp xúc với môi trường, mối quan hệ lôi kéo gây nên tình trạng nghiện. Bởi vì tế bào não có sự ghi nhớ bền vững với ma túy, chỉ cần tiếp xúc với môi trường, con người liên quan đến ma túy cũng sẽ dẫn đến tình trạng thèm, gây tái nghiện trở lại. Người bệnh hãy tránh xa và cần có sự kiên trì, quyết tâm cai nghiện để trở về với cộng đồng", bác sỹ Luyến thông tin...
Cà phê nóng hay đá tốt hơn? Cà phê nóng có nhiều chất chống oxy hóa hơn còn cà phê đá có tác dụng tốt khi bạn muốn giảm cân. Cà phê đã được ghi nhận có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư gan, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Đồ uống này chứa vitamin B, kali, riboflavin, là nguồn cung cấp chất...