Tác dụng của củ cải trắng
Củ cải có hai loại là củ cải trắng và củ cải đỏ. Trong đó, củ cải trắng từng được ví von là nhân sâm trắng do nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.
Trong 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Có nhiều tác dụng chữa bệnh, củ cải trắng được gọi là nhân sâm trắng – Hình minh họa.
Theo Đông y, củ cải trắng có thể trị lao phổi ho ra máu, trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi. Với trẻ nhỏ bị ho, dùng củ cải trắng xắt nhỏ nấu kỹ lấy nước uống cũng là phương thuốc thảo dược giảm ho hữu hiệu.
Để xử lý những nốt mụn gây đau, khó chịu khi bị nhiệt miệng, có thể dùng củ cải nấu nước dùng làm nước súc miệng, ngày vài lần sẽ khỏi. Củ cải gọt vỏ, tẩm mật ong, sấy khô dùng làm thực phẩm cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh sỏi mật. Ngoài ra, nước ép từ củ cải cũng có tác dụng chống nấm.
Với những chứng bệnh như tăng huyế áp, mỏi cơ, đau khớp, uống nước ép củ cải hoặc tăng cường củ cải trong khẩu phần ăn cũng có thể hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh nhanh hơn.
Rất nhiều người khi sử dụng thường chỉ lấy phần củ của củ cải trắng, bỏ đi phần lá mà không biết rằng lá củ cải rất giàu vitamin C (gấp 4 lần củ). Đây chính là loại vitamin quan trọng trong phòng chống lão hóa, ngăn ngừa thâm nám da, giúp da được trắng mịn.
Cạnh đó, ăn nhiều củ cải cũng giúp khống chế các bệnh ung thư, xơ cứng động mạch. Dùng lá củ cải xắt nhỏ, phơi khô nấu như nấu nước trà để uống rất có tác dụng trong làm đẹp da, cải thiện sức khỏe.
Theo Plo
Mẹo dân gian trị ho dứt điểm
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:
Nước vo gạo và rau diếp cá
Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
Cây xương sông
Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.
Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Quất xanh
2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Hạt quả quất xanh
Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
Lê đường xuyên bối
Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
Nước củ cải luộc
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.
Hoa hồng bạch
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ
Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
Tỏi và mật ong
Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 - 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.
Đu đủ chín
Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
Trà cam thảo
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
Húng chanh và quất
Chọn khoảng 15 - 16 lá húng chanh và từ 4 - 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 - 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Theo Giadinh.net
10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh Cảm lạnh, viêm họng hay đau khớp là những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải vào mùa đông. 1. Cảm lạnh Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện...