Syria vẫn rối loạn trước thời điểm ngừng bắn
Tiếng đạn pháo, người biểu tình đổ ra đường và những dòng người tiếp tục rời bỏ đất nước đi lánh nạn là điều vẫn hiện hữu tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 6/4, tình hình Syria tiếp tục diễn biến căng thẳng trước thời điểm nước này chuẩn bị ngừng bắn. Tại nhiều khu vực xung quanh thủ đô Damascus, người ta vẫn nghe thấy nhiều tiếng đạn pháo. Trong khi đó, Chính phủ Syria đã đưa thêm xe tăng và binh sĩ tới các khu vực ngoại ô thủ đô nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Cũng trong ngày hôm qua, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các đường phố của Syria kêu gọi Tổng thống Assad phải từ chức. Đụng độ đã xảy ra giữa quân đội và người biểu tình.
Người biểu tình phản đối Tổng thống Assad (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Cùng ngày, Chính phủ Syria lên tiếng cảnh báo các quốc gia tuyên bố ủng hộ vũ khí cho các lực lượng đối lập tại Syria về hậu quả của hành động này, cũng như kêu gọi các quốc gia không nên dành “thiên đường an toàn” cho những đối tượng ủng hộ khủng bố tại Syria.
Trong một tuyên bố được đăng tải trên Hãng thông tấn nhà nước Syria, Chính phủ Syria nói rằng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm loai bỏ khủng bố và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc tiếp vũ khí cho các nhóm vũ trang tại Syria. Tuyên bố của Chính phủ Syria đưa ra trong thời điểm Saudi Arabia và Qatar vừa tuyên bố ý định cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập tại Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng, lực lượng đối lập tại Syria không thể đánh bại các lực lượng an ninh của Tổng thống Assad, dù có được trang bị vũ khí đầy đủ. Iraq, Ai Cập và Algeria cũng đều lên tiếng phản đối việc tiếp vũ khí cho lực lượng đối lập tại Syria, cho rằng có thể khuấy động một cuộc nội chiến sắc tộc tại quốc gia Trung Đông này.
Trước tình hình căng thẳng tại Syria, nhiều người dân nước này tiếp tục rời bỏ đất nước và chạy sang khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ước tính chỉ trong vòng 2 tuần qua đã có khoảng 24.000 người dân Syria đã đi lánh nạn. Riêng trong ngày 5/4, khoảng 2.500 người đã băng qua khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, nếu dòng người tị nạn Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng, nhiều khả năng nước này sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Liên Hợp Quốc.
Trong một tuyên bố mới nhất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo rằng tình hình Syria sẽ ngày càng xấu đi ngay cả khi thời điểm ngừng bắn ở quốc gia Trung Đông này có hiệu lực.
Ngày 5/4, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan cho biết, Chính phủ Syria và lực lượng đối lập phải chấm dứt bạo lực vào ngày 12/4 tới. Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng ngày cũng đã thông qua một Tuyên bố chủ tịch, kêu gọi chính quyền Syria hành động khẩn cấp để thực thi thời hạn chót theo kế hoạch hòa bình của ông Annan, rút quân và vũ khí khỏi các điểm nóng ở nước này vào ngày 10/4 tới./.
Theo VOV
Bị bạo hành, 5 mẹ con kêu cứu
Dù đã dẫn 4 con nhỏ đi lánh nạn, chị Lê Thị Thu Kim (37 tuổi, ngụ ấp Trảng Lớn, xã Hắc Dịch, H.Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn bị người chồng vác dao tìm đến gây chuyện.
Sống chung với Đoàn Phát Triển (40 tuổi) gần 20 năm và có đến 4 mặt con nhưng chị Kim chưa ngày nào có được hạnh phúc. Chị không thể nào nhớ đã bao nhiêu lần bị chồng đánh bầm mình tím mặt. "Anh ta buồn chuyện ở đâu là về nhà lôi vợ con ra đánh. Mỗi lần đánh xong, tôi cứ nghĩ anh ta hối hận khi nhìn những vết thương trên cơ thể vợ con. Nào ngờ, lần đánh tiếp theo lúc nào cũng nặng hơn", chị Kim tâm sự.
Vết thương trên đầu cháu A.T mới lành - Ảnh: Nguyễn Long
Cuối năm 2007, chị Kim bị chồng đánh đến gãy xương cánh tay nên tạm lánh về nhà cha mẹ ruột ở gần đó để chữa trị. Không chịu buông tha, ngày nào Triển cũng mang dao qua đòi hành hung nên chị làm đơn tố cáo lên công an địa phương. "Sau đó, vì thương chồng, lo cho con nên tôi làm đơn bãi nại để anh ấy về nhà chí thú làm ăn. Cứ tưởng anh ấy sẽ hối hận nhưng không ngờ lại đánh đập dã man hơn", chị Kim kể.
Con gái lớn của chị Kim bị đánh nên trốn sang nhà ngoại ở. Chưa tha, Triển tìm đến để quậy tiếp nên buộc cháu phải ra ngoài thuê nhà trọ để tiện cho việc học hành. Triển tiếp tục truy tìm, đánh đập. Tối 13.1, khi cháu Đ.T.A.T (học sinh lớp 10) đang học bài trong phòng thì Triển vào lấy điện thoại của cháu gọi cho cha mẹ ruột của Triển. Do không sử dụng được điện thoại, Triển quay sang chửi cháu A.T. Bức xúc, cháu A.T nói: "Mỗi lần ba say rượu, buồn chuyện ở đâu là về mắng chửi vợ con", thì bị Triển dùng ghế sắt đánh túi bụi vào người phải đi bệnh viện cấp cứu với vết thương đầu khá nặng. Sợ các con bị đánh, chị Kim đưa về nhà cha mẹ ruột mình ở thì hằng ngày Triển lại tìm đến chửi bới, đe dọa giết chết. "Anh ta mang dao vào nhà cha mẹ tôi rồi chửi bới luôn cả họ. Mỗi lần như vậy, tôi đều gọi báo công an", chị Kim cho hay.
Một cán bộ Công an xã Hắc Dịch cho biết do Triển đã nhiều lần đánh đập vợ con nên công an xã lập biên bản xử phạt hành chính và đưa vào nghị định để quản lý. Vụ đánh đập cháu A.T vào ngày 13.1 gây chấn thương nặng, gia đình nạn nhân có yêu cầu giám định thương tích để xử lý hình sự nên Công an xã Hắc Dịch đã chuyển hồ sơ cho Công an H.Tân Thành.
Trong khi chờ kết quả điều tra, hiện tại gia đình chị Kim rất hoang mang, lo lắng vì Triển thường xuyên cầm dao sang nhà cha mẹ ruột của chị Kim để tìm đánh, đe dọa giết người.
Theo Thanh Niên
"Siêu lừa" thành Vinh: Tôi là người có học! "Bị cáo là người có học nên rất hiểu. Bị cáo biết lỗi của mình nhưng do mọi người đe dọa, lùng sục khắp nơi nên bị cáo mới phải ôm con đi lánh nạn chứ không phải bỏ trốn" - "siêu lừa" thành Vinh Nguyễn Thị Như phát biểu tại phiên tòa. Siêu lừa đội mác giáo viên Công tác tại một...