Syria cáo buộc truyền hình Mỹ vu vạ Tổng thống Assad
Ủy ban Cấp Bộ trưởng của Liên minh Các quốc gia Ả rập phụ trách hòa giải vấn đề Syria đã hủy bỏ hội nghị vì tình hình Syria tiếp tục xấu đi.
Khủng hoảng chính trị tại Syria tiếp tục xấu đi và đang diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ trong một ngày 9/12 đã có 46 người bị đánh chết. Trong khi đó, quan hệ Mỹ – Syria ngày một căng thẳng hơn khi Bộ Ngoại giao Syria cáo buộc Đài truyền hình ABC của Mỹ cố tình bóp méo sự thật bài phỏng vấn của Tổng thống nước này.
46 người bị đánh chết trong một ngày
Hôm qua (10/12), Ủy ban Cấp Bộ trưởng của Liên minh Các quốc gia Ả rập phụ trách hòa giải vấn đề Syria đã hủy bỏ hội nghị dự kiến tổ chức vào ngày 10/12 tại thủ đô Doha của Qatar. Bởi tình hình Syria tiếp tục xấu đi, chỉ trong một ngày 9/12, tại Syria đã có 46 người bị đánh chết.
Khủng hoảng chính trị tại Syria ngày một nghiêm trọng hơn
Ngày 9/12, Thư ký Liên minh Các quốc gia Ả rập tuyên bố với báo giới: “Trừng phạt của Liên minh Các quốc gia Ả rập đối với Syria không phải là trừng phạt vô thời hạn. Nếu Syria đồng ý ký thỏa thuận của liên minh thì liên minh sẽ cân nhắc việc hủy bỏ trừng phạt đối với Syria. Vấn đề Syria cũng không nên kéo dài vô thời hạn. Hành vi bạo lực tại nước này phải nhanh chóng chấm dứt”.
Mấy ngày trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ai Cập Amr Mahmoud Moussa cũng tuyên bố: “Ai Cập kêu gọi Syria chấm dứt bạo lực, đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp của nhân dân, hơn nữa giải quyết khủng hoảng thông qua thỏa hiệp giữa các phe phái, các lực lượng chính trị trong nước, chứ không phải thông qua các biện pháp quân sự”.
Đài truyền hình ABC của Mỹ bóp méo sự thật
Video đang HOT
Tối ngày 9/12, tại buổi họp báo do Bộ Ngoại giao Syria tổ chức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdisi khẳng định: “Đài truyền hình ABC của Mỹ đã bóp méo sự thật nội dung cuộc phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trên thực tế, ABC chỉ cắt lấy một câu hoặc lấy một ý trong bài phỏng vấn mà không quan tâm đến nội dung toàn thể”.
Ông Jhad Makdisi chỉ ra rằng thời gian cuộc phỏng vấn là 47, phút nhưng ABC chỉ phát có 20 phút. Rất nhiều câu phát ngôn của Tổng thống Bashar al-Assad không được công bố. Ông Jhad Makdisi nhấn mạnh: “Bất cứ đài truyền hình nào cũng có quyền biên tập nhưng tuyệt đối không thể cắt lấy một câu hoặc lấy một ý trong bài phỏng vấn mà không quan tâm đến nội dung toàn bộ, cố tình bóp méo sự thật. Hơn nữa đây lại là bài phỏng vấn đối với Tổng thống của một nước”.
Tổng thống Bashar al-Assad
Tại buổi họp báo, ông Jihad Makdisi công bố cuộc phỏng vấn do Đài truyền hình ABC phát và tiến hành so sánh với cuộc phỏng vấn hoàn chỉnh. Kết quả cho thấyrất nhiều câu nói mang tính giải thích của Tổng thống Bashar al-Assad đều không được công bố.
Trong cuộc phỏng vấn do Đài truyền hình ABC phát, khi MC đặt câu hỏi: “Liên Hợp Quốc ra báo cáo điều tra chính phủ Syria vi phạm nhân quyền?”, ông Bashar al-Assad trả lời: “Ai nói Liên Hợp Quốc là đáng tin cậy?”
Trên thực tế, trước đó, ông Bashar al-Assad đang đề cập đến vấn đề Liên Hợp Quốc không đưa ra bất cứ chứng cứ nào có liên quan cho chính phủ Syria, thậm chí tên người bị hại cũng không có và lên án tổ chức này bị Mỹ giật dây, áp dụng tiêu chuẩn song trùng, chưa từng thực hiện bất cứ nghị quyết nào có liên quan đến việc Palestine và Syria bị chiếm lãnh thổ, làm ngơ với những đau khổ của nhân dân Palestine.
Tổng thống còn nhấn mạnh: “Đây là nhận thức chung của cả khu vực Trung Đông, là nhận thức được truyền lại từ thế hệ trước”.
Trong cuộc phỏng vấn do Đài truyền hình ABC phát, khi MC đặt câu hỏi: “Quân đội của ông có trấn áp dã man người biểu tình hòa bình hay không?”, ông Bashar al-Assad trả lời: “Đây là quân đội của quốc gia, không phải là quân đội của cá nhân tôi. Tôi là Tổng thống của quốc gia, tôi không sở hữu quân đội”.
Câu trả lời này được đánh giá là ông Bashar al-Assad đang trốn tránh trách nhiệm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Câu trả lời của Bashar al-Assad rất vô lý, cho thấy ông cố tình né tránh trách nhiệm”.
Nhưng trên thực tế, ông Bashar al-Assad còn cho biết: “ Tuy Hiến pháp và pháp luật không có quy định rõ ràng nhưng với tư cách là tổng thống, tôi có trách nhiệm bảo vệ dân thường, ngăn chặn bạo loạn và các phần tử khủng bố”.
Các em nhỏ cũng đi biểu tình
Ông Jihad Makdisi còn cho biết, Syria đang nghiên cứu ý kiến phản hồi của Liên minh Các quốc gia Ả rập về việc hai bên ký thỏa thuận cử quan sát viên.
Đài truyền hình Syria đã truyền hình trực tiếp buổi họp báo này.
Buổi phỏng vấn với Đài truyền hình ABC là lần đầu tiên ông Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn của truyền thông Mỹ kể từ khi Syria nổ ra bạo động. Ông Bashar al-Assad nhấn mạnh: “Người phải chịu trách nhiệm là phần tử khủng bố, không phải quân đội Syria”.
Ông đồng thời phủ nhận việc quân đội đàn áp dã man người biểu tình hòa bình, cho biết đại bộ phận người bị giết là nhân sĩ thân cận với chính phủ và cảnh sát. Do tội phạm, phần tử khủng bố và nhân sĩ cực đoan trà trộn vào người biểu tình nên khi bị tấn công, quân đội an ninh đúng là có một bộ phận đánh trả. Tuy nhiên, họ sẽ phải chịu trừng phạt của pháp luật và đây chỉ là hành vi cá nhân, không phải là chính sách trấn áp của quốc gia.
Ông Bashar al-Assad còn nhấn mạnh: “Chúng tôi không giết nhân dân của mình. Hiện nay, chúng tôi đang đi theo con đường cải cách, đặc biệt là từ tháng 9 đến nay; tiến trình dân chủ cần có thời gian để hoàn thiện. Tuy hiện nay Syria đang bị áp đặt các lệnh trừng phạt, nhưng Syria sẽ không bị cô lập”.
Theo VTC
Mỹ gửi hàng chục tấn 'hơi cay' tới Ai Cập
Trong lúc tình hình Ai Cập đang rơi vào tình trạng bất ổn, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục hàng chục tấn khí gas- một dạng hơi cay tới Ai Cập để lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình.
An ninh Ai Cập sử dụng bình xịt hơi cay đàn áp người biểu tình tại thủ đô Cairo. Ảnh: Press TV.
Ngày 29-11, cơ quan truyền thông Ai Cập công bố 7,5 tấn khí gas, tương đương 478 bình được chuyển đến Suez. Những tấn khí gas của Mỹ xuất khẩu sang Ai Cập tạo ra nhiều tranh cãi của các quan chức nước này. Một số quan chức tại cảng Ai Cập đã từ chối ký nhận các đơn hàng này vì lo ngại làm ảnh hưởng tới nền hòa bình nước nhà.
Một số thông tin khác cho hay, hiện 14 tấn khí gas của Mỹ đang được lên kế hoạch chuyển tới Ai Cập trong tuần này. Đến hết tuần này, toàn bộ 21 tấn khí gas sẽ đến Ai Cập.
Từ tuần trước, lực lượng an ninh Ai Cập sử dụng vòi rồng, bình xịt hơi cay để đàn áp người biểu tình tại Ai Cập tại trung tâm thủ đô Cairo. Lực lượng biểu tình yêu cầu Hội đồng lực lượng quân sự tối cao bàn giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Từ ngày 28-11, chính phủ Ai Cập đã tổ chức bầu cử quốc hội sau hơn thập kỷ tổng thống bị lật đổ Hisni Bubark cầm quyền. Tuy nhiên, những đường lối phát triển của nước này vẫn khiến người dân Ai Cập lo ngại.
Theo Tiền phong
Trung Quốc muốn Syria tôn trọng yêu cầu của dân Chính phủ Syria nên tôn trọng và đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của những người biểu tình, đặc phái viên của Trung Quốc về Trung Đông tuyên bố. Ông Wu Sike phát biểu trước các phóng viên tại đại sứ quán Trung Quốc ở Damascus hôm 27/10. Ảnh: AFP. Xinhua đưa tin ông Wu Sike, đặc phái viên của Trung Quốc...