Symantec dự báo về thị trường Việt Nam trong năm 2014
Quyền riêng tư (Privacy) và Tội phạm mạng
Ảnh: theadvocates.org
Vấn đề về quyền riêng tư (Privacy) đã được dư luận đề cập rất nhiều trong năm 2013, làm dấy lên những câu hỏi mấu chốt về lượng thông tin cá nhân hiện đang được chia sẻ và thu thập mỗi ngày bởi các nhà cung cấp dịch vụ, các nhóm chuyên nghiệp cũng như các trang mạng xã hội.
Chỉ trong tháng 10/2013, Symantec đã phát hiện một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trên toàn cầu trong những năm gần đây – 150 triệu định danh người dùng đã bị lộ chỉ với một lỗ hổng duy nhất. Con số này nhiều gấp đôi tổng số định danh đã từng bị đánh cắp trước đó trong năm 2013. Trong các trường hợp rò rỉ dữ liệu được phát hiện tính đến thời điểm này, có 3 loại hình dữ liệu phổ biến hay bị đánh cắp nhất đó là tên thật của người dùng, ngày sinh và mã số định danh chính phủ ( government ID number).
Tội phạm mạng cũng là một vấn đề được quan tâm lớn trong năm 2014 và sẽ tiếp tục là vấn đề đau đầu đối với cả người dùng cá nhân và khối doanh nghiệp (DN) – dù là DN nhỏ hay DN lớn. Những vấn nạn như phần mềm tống tiền, tội phạm mạng di động, ứng dụng lừa đảo, khai thác lỗ hổng mạng xã hội, gián điệp DN, hay xu hướng dịch chuyển từ các mối đe dọa bảo mật nhắm tới số đông sang các cuộc tấn công có chủ đích phức tạp – rõ ràng, tội phạm mạng sẽ tiếp tục là một vấn nạn cần cả người dùng cá nhân lẫn DN phải quan tâm cẩn trọng hơn.
Bước sang năm mới, chúng tôi dự đoán những cuộc tấn công mạng kiểu này sẽ ngày càng khó khăn hơn để ngăn chặn, ngày càng mạnh mẽ hơn và chuyên nghiệp hơn. Khi mà tội phạm mạng vẫn nhận thấy chúng có thể thu được tỷ lệ lợi nhuận cao từ những vụ tống tiền kiểu này, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự bành trướng và phát triển mạnh mẽ của chúng, chẳng hạn như loại mã độc đe dọa và xóa dữ liệu ổ cứng của bạn. Đây là một trường hợp của kiểu tấn công Shamoon diễn ra hồi tháng 8-2013 và đã xóa sạch dữ liệu của những máy bị lây nhiễm.
Mọi thiết bị kết nối trên Internet đều tiềm ẩn nguy cơ lỗ hổng bảo mật
Thuật ngữ Internet of Things (Internet of Things – IoT) mô tả một môi trường mà mọi kết nối vượt qua giới hạn các thiết bị điện toán, và bắt đầu hỗ trợ cho hàng tỉ các thiết bị sử dụng hàng ngày khác nhau, từ đồng hồ đỗ xe đến các thiết bị gia dụng. Chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng này trở nên phổ biến tại Việt Nam khi bước sang 2014, đặc biệt khi mà mô hình ngôi nhà thông minh đang dần được ứng dụng trong thực tế.
Video đang HOT
Môi trường sự vật kết nối Internet (Internet of Things) hứa hẹn sẽ giúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra nhiều nhân tố tăng trưởng mới trong nhiều thập kỷ sắp tới, và người tiêu dùng sẽ sống trong một thế giới có tính kết nối cao qua nhiều thiết bị khác nhau.
Bên cạnh đó, thiết bị điên toán mang theo người ( wearable computing) cũng đang bùng nổ mạnh khi mà quá trình tích hợp phần cứng, hệ điều hành, chíp xử lý đồ họa và cả bảo mật nữa vào những con chíp vi xử lý diễn ra một cách nhanh chóng. Khi các mô hình sử dụng cho môi trường mọi thứ kết nối Internet bắt đầu phát triển mạnh thì những hackers cũng sẽ tìm cách tấn công các hệ thống này.
Với hàng triệu thiết bị được kết nối Internet trong năm 2014, Symantec dự báo chúng sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút những tin tặc (hacker) – và vì thế môi trường Internet of Things sẽ trở thành một môi trường đầy rẫy các nguy cơ lỗ hổng bảo mật (Internet of Vulnerabilities). Các nhà nghiên cứu bảo mật đã chứng kiến những vụ tấn công tới tivi thông minh, các thiết bị y tế và camera an ninh. Chúng ta cũng đã thấy việc những thiết bị giám sát trẻ nhỏ bị tấn công, giao thông bị đình trệ do những kẻ hacker đã truy cập hệ thống máy tính điều khiển thông qua một hệ thống camera an ninh.
Những hệ thống này không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ trước những cuộc tấn công – chúng còn thiếu những biện pháp cảnh báo cho người dùng cá nhân lẫn DN khi mà lỗ hổng bảo mật được phát hiện. Tồi tệ hơn, chúng không có một biện pháp nào từ phía người dùng cuối để có thể vá những lỗ hổng an ninh này. Chính vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều mối đe dọa mới với nhiều cách thức khác nhau, trong những tình huống mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.
Tác động của sự bùng nổ các thiết bị di động
Sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị di động thông minh khiến cho việc bảo vệ thông tin (information protection) tiếp tục là một chủ đề “ nóng” được chú ý trong năm 2014. Những vấn đề về bảo mật trực tuyến sẽ ngày càng trở nên phức tạp do xu hướng tiêu dùng hóa (consumerisation) các thiết bị thông minh và dữ liệu phình to của các thiết bị được kết nối.
Những thiết bị di động này sẽ được kết nối với mạng Internet và trong một vài trường hợp, chúng vận hành trên hệ điều hành nhúng sẵn. Điều này nghe có vẻ xa vời – nhưng trên thực tế, thị trường này đã và đang tồn tại được là nhờ những thiết bị di động này, và chúng càng ngày càng trở nên thông minh hơn, được kết nối tốt hơn.
Hơn nữa, ranh giới việc sử dụng cho cá nhân và công việc khá mong manh khi mà cả người dùng cá nhân và DN đang sử dụng thiết bị di động của họ cho cả công việc lẫn giải trí. Báo cáo Norton Report năm 2013 chỉ ra rằng gần một nửa số người được hỏi đã quên mất – hay thậm chí, bỏ qua – vấn đề bảo mật trên thiết bị máy tính bảng và điện thoại thông minh của họ, cho dù họ hiểu tầm quan trọng của vấn đề đó trong môi trường máy tính của họ.
Mối đe dọa bảo mật này còn trầm trọng hơn khi các công ty không áp dụng những chính sách bảo mật triệt để đối với việc sử dụng các thiết bị di động cá nhân hay tài sản điện toán của công ty, vì thế cả nhân viên lẫn ông chủ đều có nguy cơ rủi ro cao về bảo mật. Hãng nghiên cứu Gartner đã chỉ ra rằng hầu hết các công ty chỉ có các chính sách áp dụng cho các nhân viên truy cập hệ thống mạng của công ty qua các thiết bị do chính công ty sở hữu và quản lý. Hãng cũng đưa ra gợi ý chính sách DN này cần phải cân đối giữa yếu tố linh hoạt với yếu tố bảo mật và những yêu cầu về quyền riêng tư.
Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bởi phần mềm và Dữ liệu lớn (Big Data)
Về khía cạnh trung tâm dữ liệu DN, xu hướng Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm (SDDC) là một xu hướng cần theo dõi bởi vì hạ tầng được định nghĩa bằng phần mềm trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Nhiều chuyên gia tin rằng 2014 sẽ là một năm mà giáo dục CNTT sẽ phát triển bởi vì ngày càng có nhiều khách hàng hiểu rõ những lợi ích của mô hình phần mềm định nghĩa mọi thứ (software-defined anything) – từ lưu trữ, mạng tới điện toán – và họ sẽ vượt qua mọi trở ngại liên quan tới niềm tin cũng như về vấn đề bảo mật. Trung tâm dữ liệu tương lai sẽ khác so với những trung tâm dữ liệu hiện tại. Các trung tâm dữ liệu sẽ phân tán, không đồng nhất, các tải công việc và thông tin ở mọi nơi, tài nguyên được chia sẻ, đóng gói phần cứng từ phần mềm, triển khai đám mây lai và nhiều thay đổi khác nữa. Môi trường mới này cũng sẽ bao hàm những thách thức mới – khả năng bao quát, kiểm soát truy nhập, trách nhiệm cũng được nâng cao. Mô hình trung tâm dữ liệu tương lai cần có sự thấu hiểu sâu sắc và khả năng linh hoạt theo thời gian thực để loại bỏ những rủi ro.
Khi các phương tiện truyền thông xã hội và thiết bị di động phát triển mạnh, đó là lúc chúng ta ở giữa giai đoạn bùng nổ thông tin – còn gọi là thời kỳ dữ liệu lớn bùng nổ (Big Data). Mỗi phút, chúng ta tạo ra và truy nhập các kho dữ liệu phức tạp ở một quy mô chưa từng có; trên thực tế, 90% dữ liệu trên toàn cầu được tạo ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Nhiều công ty dự đoán thông tin của họ sẽ phát triển ở mức kinh ngạc – từ 60 – 70% trong vòng 1 năm. Sự phát triển mạnh mẽ của dữ liệu đã tạo ra hàng tá cơ hội, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro của nó. Kỷ nguyên Internet of Things, đám mây, phân tích thời gian thực và những công nghệ khác nữa đã không còn nằm trong trí tưởng tượng của chúng ta mà chúng đã trở thành thực tế, do vậy cũng tương tự, hàng loạt những mối đe dọa phức tạp mà chúng ta phải đối mặt, xử lý cũng đang phát triển mạnh.
Theo ICTPress
"Dạy" nhau kiếm tiền, 3 sinh viên "được" 18 năm tù
Quyết xin và mua được nhiều thông tin thẻ tín dụng, qua khai thác dữ liệu trong máy tính, hòm thư điện tử của Quyết, CQĐT thu được 1527 thông tin thẻ tín dụng, đã được Quyết sử dụng.
Lợi dụng am hiểu công nghệ thông tin...
Đều là sinh viên, am hiểu về công nghệ thông tin, nên khi tham gia một số diễn đàn trên mạng internet, Ngô Thế Quân, trú tại 17 Nguyễn Chế Nghĩa, khu 11 phường Tân Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Nguyễn Văn Quyết, trú tại phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Hoàng Thắng, trú tại phường Hưng Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã nghĩ ra cách kiếm tiền "đơn giản". Cả ba đã dùng thông tin thẻ tín dụng, tài khoản paypal của người nước ngoài lấy được trên diễn đàn và mua của các thành viên khác trên diễn đàn để mua hàng hóa và tên miền. Còn Nguyễn Phi Khanh, trú tại tổ 7 thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, tìm mua rồi bán lại thông tin thẻ tín dụng người nước ngoài kiếm lời.
Năm 2008, khi tạm trú tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Quyết đã dùng máy tính xách tay vào mạng internet tham gia diễn đàn cardchua.biz và một số diễn đàn khác với vai trò là quản trị viên mục domain, hosting. Quá trình tham gia, Quyết hướng dẫn các thành viên khác cách thu thập và sử dụng thông tin tài khoản tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa và tên miền. Quyết xin và mua được nhiều thông tin thẻ tín dụng, qua khai thác dữ liệu trong máy tính, hòm thư điện tử của Quyết, CQĐT thu được 1527 thông tin thẻ tín dụng, đã được Quyết sử dụng.
Sau khi có được thông tin tài khoản tín dụng của người nước ngoài, Quyết vào địa chỉ website để đăng kí tên miền cần mua, sau đó thay đổi địa chỉ truy cập mạng (IP) sang địa chỉ ở nước ngoài, trùng với địa chỉ của chủ tài khoản tín dụng nhằm tránh bị phát hiện rồi điền thông tin thẻ tín dụng để thanh toán. Sau khi đăng kí thành công, nhà cung cấp tên miền sẽ cung cấp tên miền cho Quyết vào các hộp thư Quyết lập ra, còn tiền mua tên miền sẽ bị trừ vào tài khoản của người nước ngoài. Đồng thời, Quyết truy cập vào các trang web bán hàng trực tuyến đặt mua hàng rồi dùng tài khoản của người nước ngoài để thanh toán. Đặt hàng xong, nhà cung cấp gửi hóa đơn thanh toán, thông báo đặt hàng vào hộp thư của Quyết và chuyển hàng cho Quyết, còn tiền mua trừ vào tài khoản của người nước ngoài.
"Dạy" nhau cách kiếm tiền bất hợp pháp
Còn Ngô Thế Quân, vào tháng 9/2009 khi tạm trú tại đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, Hà Nội, biết trang web cardchua.biz là diễn đàn về truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của người khác, đã viết bài gửi lên trang carchua.biz làm quen. Sau đó, Quân được một số thành viên hướng dẫn thủ đoạn truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của người khác và sử dụng thông tin thẻ tín dụng, tài khoản paypal của người nước ngoài để mua tên miền và hàng hóa. Quân xin được thông tin thẻ tín dụng của 22.877 người nước ngoài, 353 tài khoản paypal, 732.580 hòm thư và mật khẩu.
Tương tự Quyết, Quân truy cập vào một số trang web kiểm tra xem tài khoản nào còn tiền và thời gian sử dụng, rồi dùng hộp thư điện tử của mình để đăng kí mua tên miền. Từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2010, Quân đã mua tổng số 13 tên miền quốc tế và 29 tên miền Việt Nam với tổng số tiền hơn 104 triệu đồng bằng tài khoản của người nước ngoài. Quân cũng dùng một địa chỉ truy cập mạng khác trùng với địa chỉ của chủ thẻ, rồi truy cập website mua bán hàng trực tuyến, đặt mua hàng và điền thông tin thẻ tín dụng để thanh toán, người nhận là Quân, hoặc đặt hàng qua địa chỉ của một người nước ngoài, rồi người này chuyển hàng cho Quân. Tổng số tiền Quân mua tên miền quốc tế, Việt Nam, mua hàng hóa bằng thông tin thẻ tín dụng của người khác... là hơn 579 triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn như Quân và Quyết, Thắng cũng xin và mua thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, rồi tiến hành đặt mua tên miền, mua hàng hóa. Thắng còn chuyển tiền từ tài khoản paypal của người khác vào tài khoản của mình, từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2011, Thắng đã mua tên miền, đặt mua hàng hóa bằng thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài và chuyển tiền từ tài khoản của người khác vào tài khoản của Thắng với số tiền hơn 150 triệu đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2011, Quân, Quyết, Thắng đã truy cập bất hợp pháp vào thông tin tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản paypal đã mua và lấy trên các diễn đàn để mua tên miền và hàng hóa. Còn Khanh mua bán trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài hưởng lợi hơn 84 triệu đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/12, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Văn Quyết 8 năm tù, Ngô Thế Quân 7 năm tù, Nguyễn Hoàng Thắng 3 năm tù cùng về tội Sử dụng mạng vi tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 226, Bộ luật Hình sự. Còn Nguyễn Phi Khanh bị tuyên phạt 1 năm 22 ngày tù - bằng thời gian tạm giam về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet theo khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự. Riêng số tiền các bị cáo chiếm đoạt được do không xác định được bị hại, nên được sung công.
Theo Pháp luật và Xã hội
Smarthouse sẽ là tâm điểm của CES 2014 Nhà thông minh (Smarthouse) với những thiết bị gia dụng thông minh được dự báo là tâm điểm của triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2014 sắp diễn ra tại Las Vegas, Mỹ. Smarthouse được coi là một trong những nhân tố tạo thành khái niệm "Internet of Things", một thế giới của tương lai khi mọi thứ đều có khả năng...