SV EU phải nộp học phí cao hơn tại các trường ĐH Anh
SV từ Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu học ĐH ở Anh vào năm sau sẽ phải trả học phí cao hơn do sự thay đổi tài trợ từ quá trình Anh ra khỏi EU ( Brexit) – chính phủ nước này cho biết.
“Sau quyết định rời EU của Anh, SV thuộc khu vực kinh tế châu Âu (EEA) khác và người có quốc tịch Thụy Sĩ không còn được hưởng mức học phí trong nước đối với các khóa học bắt đầu từ năm học 2021-2022″ – Bộ trưởng các trường ĐH Michelle Donelan cho hay.
Đến bây giờ, công dân thuộc EU được hưởng lợi giống như SV Anh, họ có thể vay tiền từ chính phủ với mức lên tới 9.250 bảng Anh (11,580 USD) một năm để trả học phí cho khóa học ĐH toàn thời gian.
Những SV nước ngoài khác không đủ điều kiện vay và học phí của họ thường cao hơn rất nhiều, lên tới 36.065 bảng Anh cho khóa học đắt nhất tại ĐH Oxford.
Sự thay đổi trên không ảnh hưởng tới những công dân EU, EEA hay Thụy Sĩ đã định cư tại Anh vì họ được bảo vệ trong một thỏa thuận giữa London và Brussels trước khi Brexit diễn ra ngày 31/1.
Đồng thời không ảnh hưởng tới những SV bắt đầu các khóa học trong năm học 2020/2021 nhờ giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit kéo dài tới tháng 12.
Ngoài ra, SV Ireland không bị ảnh hưởng do tình trạng nhập cư đặc biệt của mọi công dân Ireland ở Anh.
Cân nhắc sử dụng các khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp
Bộ GD&ĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh. Đề xuất này cũng được các trường đại học ủng hộ vì kết quả khách quan.
Video đang HOT
Đó là ý kiến của nhiều trường đại học tại Tổng kết dự án "Tăng cường năng lực giáo dục đại học, thúc đẩy đầu ra cho sinh viên" (EVENT) với sự tham dự trực tuyến của đại diện hơn 30 trường đại học Việt Nam và châu Âu do Bộ GD&ĐT tổ chức vào chiều 23/6.
Quang cảnh buổi họp trực tuyến
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, một trong những ưu tiên của ngành giáo dục trong nhiều năm qua là định hướng, gia tăng khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, giúp sinh viên phát huy tối đa thế mạnh bản thân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Dự án EVENT do Quỹ ERAMUS, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, góp phần hỗ trợ các trường tham gia dự án định hướng phát triển, xây dựng trung tâm hướng nghiệp, hướng dẫn khảo sát đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Sau ba năm triển khai kể từ năm 2017, dự án đã hoàn thiện bộ đánh giá khảo sát thực trạng sinh viên tốt nghiệp và ra mắt Cổng thông tin việc làm sinh viên với đầy đủ các thông tin như: nhà tuyển dụng đăng vị trí việc làm, sinh viên/cựu sinh viên tìm kiếm công việc, trang bị thêm kỹ năng xin việc, kỹ năng mềm thông qua các video, tra cứu thông tin các chuyên gia kỹ năng, tâm lý,.... Đồng thời, Cổng thông tin sẽ cung cấp miễn phí các công cụ, phương thức khảo sát hiệu quả mà dự án đã sử dụng để các trường ĐH có thể áp dụng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Kết quả này có được là nhờ sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các chuyên gia đến từ châu Âu (ĐH Uppsala (Thụy Điển), Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, ĐH Gronningen (Hà Lan), ĐH Valencia (Tây Ban Nha) và các đại học Việt Nam (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM).
Bà Ann Mawe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa các bên. "Dự án này không thể thành công nếu không có sự đóng góp của các đại học của Việt Nam", bà Ann Mawe cho biết.
Bà Đại sứ nhấn mạnh, việc hoàn thành dự án là bước quan trọng, thúc đẩy hợp tác trao đổi trong GDĐT cũng như vấn đề việc làm giữa Thụy Điển và các quốc gia hợp tác.
Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Tom Corrie, Phó Trưởng phái đoàn cho rằng dự án đã khởi động những sáng kiến nâng cao chất lượng GDĐH và thúc đẩy hợp tác liên khu vực trong GDĐT. Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, không chỉ hợp tác học thuật mà còn tạo cầu nối trong hợp tác toàn cầu.
Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Tom Corrie
Liên quan đến Cổng thông tin việc làm, bà Đinh Thị Hải Hà, đại diện Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã giới thiệu chuỗi video hướng nghiệp, tập trung hướng dẫn kỹ năng cho sinh viên, hợp tác với các ĐH của châu Âu sản xuất.
Trên quan điểm hỗ trợ dài hạn, chuỗi video được xây dựng căn cứ vào khảo sát tình hình việc làm và thực tiễn hợp tác với doanh nghiệp, ý kiến phản hồi của doanh nghiệp và cựu sinh viên.
Báo cáo kết quả phối hợp với ĐH Valencia khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được GS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, khảo sát sử dụng phương pháp chuẩn mực của châu Âu, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách sinh viên tốt nghiệp năm 2016 của các trường ĐH Việt Nam, thuộc 20 chuyên ngành cụ thể. Sau đó, tích cực liên hệ khảo sát online, kết hợp gọi điện thoại, diễn ra liên tục nhiều tháng.
Kết quả cho thấy, 90% sinh viên tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, theo đó, khó khăn không phải là tìm được việc làm mà làm tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn và kỳ vọng của sinh viên. Ngoài ra, đa số việc làm là ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.
Từ đây, GS Thắng đề xuất cần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ sớm, tập trung tư vấn về yêu cầu từng công việc, nghề nghiệp; đồng thời, chú trọng phản hồi về chương trình đào tạo và dịch vụ tư vấn việc làm hơn là "có việc làm hay chưa". Đây mới là cơ sở để ĐH tiếp tục cải tiến, để hoạt động đào tạo và hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên thực chất hơn.
GS Thắng đề nghị, Bộ GDĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh. Đề xuất này cũng được các trường ĐH ủng hộ vì kết quả khách quan.
Nhiều trường đại học cho rằng: Bộ GDĐT cân nhắc sử dụng các báo cáo khảo sát độc lập về việc làm của sinh viên tốt nghiệp cho kiểm định và chỉ tiêu tuyển sinh.
Đại diện Trường ĐH Đông Á, Phó Hiệu trưởng Lương Minh Sâm đề nghị dự án mở rộng khảo sát cho nhiều chuyên ngành/khối ngành hơn. "Đây là vấn đề chúng tôi rất quan tâm. Rất mong các trường phổ biến kinh nghiệm thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo, hỗ trợ việc làm để cùng trao đổi, học hỏi", ông Sâm nhấn mạnh.
Ông Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GDĐT cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục tập trung khảo sát thêm một số nhóm ngành cụ thể. Đồng thời, phối hợp với Vụ Giáo dục Chính trị và học sinh sinh viên tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho các trường ĐH do các chuyên gia của EVENT đứng lớp; thường xuyên tổ chức chia sẻ kinh nghiệm cùng kết quả đánh giá tình hình việc làm sinh viên hàng năm.
Tại buổi lễ, ông Tom Corrie, Phó Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đưa ra khuyến nghị: Cần phát huy kết quả dự án, như tiếp tục trao đổi và tăng cường kết nối giữa các nhà trường và doanh nghiệp, tiếp tục các bảng hỏi đối với sinh viên trong thời gian giới; cần sự hỗ trợ của nhiều trường đại cùng tham gia EVENT nói riêng và các dự án tương tự nói chung; cần cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho cổng thông tin việc làm.
Ông Tom Corrie khẳng định, dự án hoàn thành không phải là kết thúc mà sẽ được tiếp tục, nối dài mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và liên minh EU.
Kỳ nghỉ hè ở Việt Nam có từ bao giờ? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng kỳ nghỉ hè ở nước ta có từ thời Pháp thuộc. Câu hỏi đặt ra là có nên thay đổi kỳ nghỉ này cho phù hợp xã hội hiện tại và xu hướng thế giới? Trước câu hỏi "nghỉ hè có từ bao giờ", dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Quốc Vương cho rằng...