Suy kiệt, tử vong do giun đũa chó
Ngày 30-9, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Phó khoa nội tiêu hóa gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công cho bà Đ.T.H., 49 tuổi, ở Q.8, TP.HCM bị tràn dịch ổ bụng do nhiễm giun đũa chó.
Bệnh nhân nhập vào đầu tháng 8 trong tình trạng suy kiệt, không ăn uống được, phù chân, bụng sưng to và đau bụng nhiều. Hai tháng trước đó, bệnh nhân đến nhiều bệnh viện khám nhưng lại được chẩn đoán là viêm dạ dày, lao màng bụng, suy dinh dưỡng…, tình trạng bệnh không cải thiện.
Hình ảnh bênh nhân nhiêm giun đũa chó
Video đang HOT
Do bệnh nhân từng nuôi chó, cùng với thành phần bạch cầu đa nhân ái toan (một loại tế bào trong máu bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh tấn công cơ thể) tăng cao trong máu, bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương quyết định nội soi dạ dày và ruột già, chụp CT bụng, chọc hút dịch ổ bụng để làm xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm phân và máu, đồng thời sinh thiết màng bụng.
Kết quả xác định bệnh nhân bị viêm màng bụng do nhiễm giun đũa chó. Sau hơn một tháng nằm viện điều trị, được tẩy giun chó, bệnh nhân khỏe hẳn, hết đau bụng, bụng nhỏ lại, ăn uống tốt và tăng 4kg. Trường hợp này, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bụng bệnh nhân càng ngày càng to, suy kiệt dần và có thể tử vong.
Mới đây các chuyên gia Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ khi làm việc với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng khẳng định đây là trường hợp rất hiếm gặp vì theo y văn thế giới, đến nay cũng chỉ có vài trường hợp được báo cáo. Thường khi giun đũa chó vào cơ thể sẽ đi đến não, gan, phổi… để gây biến chứng chứ rất hiếm khi gây biến chứng ở ổ bụng.
Theo T.DƯƠNG (Tuôi trẻ)
Lao kê - căn bệnh nặng có tỷ lệ tử vong cao
Lao kê là gì ? Chẩn đoán và điều trị
Đây là một thể lao gây bệnh theo đường máu, bao giờ cũng rất nặng thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS...
Lao sơ nhiễm, lao phổi... nếu phát hiện và điều trị chậm trễ thì các tổn thương có thể vỡ vào mạch máu. Vi khuẩn lao xâm nhập vào máu ồ ạt, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây tổn thương lan tràn ở nhiều cơ quan (như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh) dưới dạng nốt nhỏ như hạt kê.
Lao kê có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Lao kê ở trẻ em thường liên quan đến quá trình nhiễm lao và được coi là một biến chứng của bệnh lao sơ nhiễm. Trẻ mắc bệnh có các triệu chứng: Sốt cao dao động, ho khan, khó thở, tím môi và đầu chi, có các triệu chứng não, màng não (80% ca lao kê ở trẻ em có tổn thương ở màng não).
Lao kê ở người lớn có 2 thái cực: "nóng" (sốt cao, ho khan, khó thở) hoặc "lạnh" (Các triệu chứng nghèo nàn, kín đáo, chỉ phát hiện khi chụp phổi).
Để chẩn đoán lao kê, trước tiên phải chụp phổi. Trên phim phổi cho thấy tổn thương hạt, nốt với tính chất điển hình là 3 đều: đều về kích thước, đều về độ cản quang và đều về sự phân bố. Để khẳng định bệnh, cần làm thêm các xét nghiệm khác mà trước tiên là tìm vi khuẩn lao.
Trong điều trị lao kê, quan trọng nhất vẫn là sử dụng thuốc chống lao. Có thể chỉ định ngay các phác đồ có 4, 5 loại thuốc. Chọn những thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt như: Rifampicin,isoniazid...Corticoid được xem là một loại thuốc hạn chế được những tổn thương nặng nề ở phổi và các cơ quan khác, nhất là ở màng não. Việc chống suy hô hấp do tổn thương ở phổi và chăm sóc khi người bệnh hôn mê, khi có tổn thương ở màng não... là rất quan trọng.
Lao kê là một bệnh lao đường máu nên rất nặng. Khi có tổn thương ở nhiều bộ phận, nếu không được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao.
Theo SKDS
Chị em cần biết khi mang đa thai Để biết chính xác bạn có mang đa thai không thì siêu âm là cách duy nhất. Kết quả có thể được kết luận chính xác khi thai được 6 tuần tuổi. Làm thế nào để biết mình mang đa thai? Bạn có thể nghi ngờ mình mang đa thai nếu: - Bạn tăng cân quá nhiều - Tử cung lớn hơn so...