Suy giảm trí nhớ và cách khắc phục
Chứng suy giảm trí nhớ, mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngay khi gặp dấu hiệu suy giảm trí nhớ mất tập trung bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh thăm khám.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là tình trạng một người bị suy giảm trí nhớ, dần quên đi những thông tin đã biết trước đây hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới. Bệnh có thể xảy ra từ mức độ nhẹ khiến người bệnh lơ đãng, mất tập trung, đến mức độ nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi khả năng tự chăm sóc cho bản thân.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số tác nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ
Tuổi tác.
Bệnh lý: Alzheimer và một số bệnh lý như bệnh nhiễm trùng tủy sống, viêm não, đột quỵ, thiếu máu não, … cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất tập trung giảm trí nhớ.
Quá trình lão hóa do gốc tự do cũng có thể tác động tiêu cực đến não bộ và là tác nhân gây suy giảm trí nhớ.
Tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ tạm thời, làm giảm khả năng tập trung.
Video đang HOT
Rối loạn giấc ngủ: ngủ không sâu giấc, chập chờn, mất ngủ thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm không thể ngủ lại…
Mất cân bằng nội tiết tố.
Lạm dụng rượu, chất kích thích, chất cấm, thuốc lá, … có thể gây hại cho não bộ, làm suy giảm trí nhớ; đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến trí nhớ.
Tình trạng làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị căng thẳng, có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, tác động tiêu cực đến khả năng học hỏi, ghi nhớ.
Biện pháp khắc phục chứng suy giảm trí nhớ
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời, những bệnh lý này có thể tăng nặng dần theo thời gian, ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.
Bên cạnh việc thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bị trí nhớ suy giảm không tập trung cũng có thể cải thiện tình trạng bằng một số cách:
Thực chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, nên chọn các loại thực phẩm tốt cho não bộ, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa…
Luyện tập thể dục, thể thao, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tạo không gian ngủ yên tĩnh…
Tham gia các hoạt động như giải câu đố, đọc sách, chơi nhạc cụ, học ngôn ngữ mới, … Nghe nhạc, tập thiền, yoga, đi cắm trại…
Hạn chế bia rượu, chất khích thích.
Kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol.
Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 1 – 2 lần/năm dù có hay không có những dấu hiệu suy giảm trí nhớ.
Giao tiếp nhiều hơn giúp não hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn. Nên tiếp cận càng nhiều những cuộc giao tiếp tích cực, bổ ích và tránh xa những gì khiến bạn phải lo âu, tức giận.
Không lệ thuộc vào thiết bị điện tử bởi nó khiến con người trở nên ngại suy nghĩ, lười tư duy, dẫn đến việc não bộ mất dần khả năng tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để bộ não được nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe cho ngày hôm sau.
Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ
Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng ít ai biết rằng việc này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần.
ThS.Nguyễn Thành Long, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về trường hợp của bệnh nhân N.V.C. (26 tuổi), nhân viên văn phòng, mắc phải rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm thần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khoảng 5 tháng trước khi vào viện, anh C. xảy ra mâu thuẫn với vợ, dẫn đến ly hôn. Từ đó, anh rơi vào trạng thái buồn chán, không muốn giao tiếp, thường xuyên suy nghĩ về chuyện ly hôn, khiến anh mất ngủ, ăn uống kém và cảm thấy cuộc sống trở nên bi quan.
Để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, anh bắt đầu pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử và hút liên tục. Tình trạng này kéo dài suốt đêm, khiến anh không thể làm việc và ngủ gục trên giường. Mặc dù mẹ anh phát hiện và yêu cầu bỏ thuốc, nhưng anh không nghe, buộc gia đình phải đưa anh vào Viện Sức khỏe Tâm thần để điều trị.
Theo ThS.Nguyễn Thành Long, bệnh nhân N.V.C. được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa. Trước đó, anh đã sử dụng thuốc lá từ khi học cấp III để giải tỏa căng thẳng, và sau đó tiếp xúc với thuốc lá điện tử trong thời gian học đại học.
Ban đầu chỉ thử dùng, nhưng sau đó anh dần chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên. Trong những tháng gần đây, để giảm bớt căng thẳng công việc và vấn đề tình cảm, anh đã sử dụng thuốc lá điện tử trộn với tinh dầu cần sa từ 20-25 lần/ngày, dẫn đến những rối loạn tâm thần nghiêm trọng như mất ngủ, cáu giận, dễ tức giận và đập phá đồ đạc.
BSCKII. Vũ Văn Hoài, Phòng Sử dụng chất và Y học Hành vi, Viện Sức khỏe Tâm thần cảnh báo rằng thuốc lá điện tử đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong giới trẻ, với lý do chính là tò mò, hương vị đa dạng hơn so với thuốc lá truyền thống, hoặc để hỗ trợ cai thuốc lá.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm thần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trong thuốc lá điện tử chứa nicotine dạng lỏng với nồng độ cao, có thể dẫn đến ngộ độc và nguy cơ tử vong nếu sử dụng không đúng cách.
Nicotine còn gây nghiện, khiến người dùng cảm thấy lo lắng, trầm cảm, và gặp khó khăn khi ngừng sử dụng. Đặc biệt, thuốc lá điện tử dễ dàng kết hợp với các chất gây nghiện khác như cần sa, làm tăng khả năng nghiện cần sa gấp 3,5 lần.
Bác sỹ Hoài cũng lưu ý rằng, việc sử dụng thuốc lá điện tử chứa nicotine không chỉ làm tăng nguy cơ nghiện nicotine mà còn dễ dẫn đến các chứng bệnh tâm thần, đặc biệt khi người dùng hút tinh dầu cần sa bằng thuốc lá điện tử. Hình thức này đang trở thành một trong những cách tiêu thụ cần sa phổ biến ở giới trẻ hiện nay.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ? Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia...