Sững sờ những cây lan giá chục triệu đồng 1 cm; Khóc ròng mua 2,5 kg cua “bị lừa” 1,9 kg dây vải
Vườn lan hội tụ nhiều loại lan có giá trị cao như lan đột biến năm cánh trắng, hoàng nhạn đột biến (Thái Lan), Dylinh (Lâm Đồng), phi điệp, giả hạc lào, hồng xòe, kiều tím… với giá trị có loại lên tới 9 triệu/cm.
Trồng lan quý, mỗi năm thu vài tỷ đồng
Từ diện tích 40m2 trồng lan lúc ban đầu đến nay anh đã mở rộng diện tích vườn lan lên tới gần 3000m2 với hàng trăm giống lan các loại.
Năm 2013, anh Đỗ Bá Tuất (TP.Sông Công, Thái Nguyên) quyết định bắt tay vào thực hiện mô hình trồng lan đột biến với số vốn khởi điểm ban đầu 20 triệu đồng, được vay từ Hội phụ nữ phường.
Lan phi điệp năm cánh trắng Phú Thọ là một trong những giống lan có giá trị kinh tế cao trong vườn lan của gia đình anh Tuất.
Theo anh Tuất, ban đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức nhận biết về đặc tính các loại lan, chăm sóc nên anh cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng qua tích lũy kinh nghiệm thực tế, học tập và trau dồi kiến thức, từ diện tích hơn 40m2 trồng lan lúc ban đầu, đến nay vườn lan của anh đã mở rộng lên tới gần 3000m2 với hàng trăm giống lan các loại, trong đó chủ yếu là trầm lai và phi điệp Thái Nguyên.
Vườn lan của gia đình anh Tuất với hàng trăm loại hoa lan đa dạng màu sắc.
Anh Tuất cho biết, trong vườn lan của gia đình anh hiện nay có khoảng vài nghìn giò lan lớn nhỏ với đa dạng các chủng loại khác nhau, có những giò lan có giá trị vài trăm triệu đồng. Bởi vậy thu nhập hiện tại từ việc trồng lan của gia đình anh mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.
Ngoài việc trồng và chăm sóc lan sinh trưởng phát triển, anh Tuất còn trực tiếp thực hiện việc cấy mô, ươm ki rồi nhân giống các loại lan để bán ra thị trường.
Lan của gia đình anh được bán chủ yếu cho người chơi lan ở Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình, thậm chí mở rộng cả sang Lào và Campuchia. Tuy số lượng lan hiện tại trong vườn khá lớn, nhưng theo anh Tuất thì vẫn không đủ cung cấp ra thị trường cho người chơi lan.
Thanh niên mua 2,5kg cua ‘khuyến mãi’ 1,9 kg dây vải
Video đang HOT
Con cua biển có chiếc dây buộc khổng lồ.
Mới đây, một chàng trai có facebook là Sang Nguyễn đã chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện hài hước nhưng không kém phần đáng thương của mình.
Theo đó, thanh niên này nghe đồn có “cua khuyến mãi” nên đã đi mua về để chế biến món ăn. Lúc đến mua, người bán quảng cáo, “2,5 kg nhưng chỉ có giá 2 kg”, chàng trai hí hửng mừng ra mặt vì tưởng vớ được món hời.
Thế nhưng, về đến nhà, khi cắt hết đống dây vải thì 2,5kg cua “khuyến mãi” về chỉ còn 600g. Cân hết đống dây, chàng trai mới sững sờ phát hiện lớp dây vải dày cộm, thấm đẫm nước nặng tới 1,9kg.
Chiêu trò buộc cua biển bằng dây vải, bằng nilon thấm nước để ăn gian trọng lượng không phải là câu chuyện mới cho kiểu buôn bán gian lận.
Trước đó, nhiều khách hàng gặp phải cảnh mua cua biển bị buộc dây vải vào để ăn gian trọng lượng.
Buộc cua bằng nilon thấm nước.
Tháng 5/2017, anh Đỗ Minh C (ở Đội Cấn, Ba Đình) cho biết: “Nhà mình đã phải trải qua câu chuyện bực mình như thế này lần đầu tiên vào 3 tháng trước. Gia đình đặt mua cua biển Cà Mau 5 kg thì mất khoảng hơn 2kg dây buộc. Lần này đặt mua 10 kg thì mất khoảng gần 6kg dây buộc bằng vải xốp ngâm bùn nhiều lớp”.
Cách đó ít lâu, ngày 8/1/2017, vợ chồng anh Trần Triều, ở Gò Vấp, TPHCM mua 2,7 kg cua ở chợ Tân Sơn Nhất về đãi bạn. Lúc làm cua, không tin nổi khi nhìn vào mớ dây cột cua, anh Triều thử đem cân… được tròn 1kg giẻ.
Thực tế, vì lợi nhuận, nhiều tiểu thương đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất,… vào cua. Tiểu thương luôn lấy cớ cột cua cho chắc nhưng thật ra là để gia tăng trọng lượng. Khách hàng ham giá rẻ đã rơi vào bẫy của người bán mà không hay.
Bộ bàn ghế thạch anh hồng tiền tỷ, chỉ đại gia mới dám chơi
Bộ bàn ghế hơn 2 tỷ đồng.
Đá thạch anh hồng hiện nay đang là một món hàng hiếm trên thị trường. Vì thế, tượng di lạc, đá phong thuỷ hay thậm chí những bộ bàn ghế tiền tỷ được làm từ đá này đang khiến nhiều đại gia hứng thú.
Mới đây, tại một hội chợ ở Long Biên (Hà Nội), nhiều khách tham quan đã bị cuốn ánh nhìn theo những khối đá lớn có màu hồng vô cùng độc, lạ. Theo tìm hiểu của PV Dân Trí thì đây là loại đá thạch anh hồng có nguồn gốc từ Brazil.
Bộ bàn ghế này là “anh em” với bộ có giá hơn 2 tỷ đồng, giá trị của nó cũng không thua kém là bao.
Tìm đến một cơ sở kinh doanh mặt hàng này, người chủ thậm chí còn đang sở hữu tới hơn 50 tấn đá thạch anh hồng.
“Bộ bàn ghế được nhiều người quan tâm tại hội chợ có khối lượng lên tới 6 tấn. Trong đó, riêng bàn được cắt đôi ra từ 1 khối đá thạch anh hồng lớn và đã nặng tới 4 tấn. Chiếc ghế dài đi kèm cũng đã nặng 1,1 tấn, chưa kể tới 3 – 4 ghế nhỏ, mỗi cái nặng khoảng gần 1 tạ”, ông này chia sẻ.
Một chiếc ghế cũng có giá khoảng 45 triệu đồng.
Sở dĩ, người chủ nhắc nhiều tới trọng lượng của từng phần, bởi giá bán của nó hiện đang được tính theo cân. Người này cho biết, nếu đá đẹp để làm bàn và ghế dài thì giá sẽ khoảng 350.000 đồng/kg. Các ghế nhỏ có thể tuỳ chọn đá kém hơn một chút, giá sẽ dao động khoảng 250.000 – 300.000 đồng/kg.
Như vậy, giá của riêng chiếc bàn đã vào khoảng 1,4 tỷ đồng. Chiếc ghế dài nặng 1,1 tấn có giá gần 400 triệu đồng. Mỗi chiếc đôn nhỏ có giá khoảng 45 – 100 triệu đồng, tuỳ vào khối lượng. Tổng giá trị cho bộ bàn ghế thạch anh hồng nặng 6 tấn này vào khoảng 2,1 tỷ đồng. Thế nhưng, nếu có thiện chí mua hàng thì mỗi kg, người chủ sẽ giảm 30.000 đồng.
Người bán tiết lộ, cũng đã có khách tới trả 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn muốn bán theo đúng giá mà mình đưa ra.
Hồng Vân
Theo dantri.com.vn
Kiên Giang: Bỏ việc ở phố về quê theo đuổi đam mê lan rừng
Với diện tích gần 600 m2, chị Châu Mỹ Hương, ngụ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) tận dụng trồng gần 1.000 giò lan, với trên 100 giống lan các loại. Để có những giống lan này trong vườn, chị đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để tìm kiếm, sưu tầm, trong đó, có các giống lan rừng quý hiếm như: giả hạc, nghinh xuân, vũ nữ, hồ điệp, trầm, hạc vỹ...
Đây là kết quả của tâm huyết, đam mê, công sức và tiền bạc của chị bỏ ra sau hơn 9 năm bỏ việc về theo đuổi đam mê trồng lan rừng...
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm, vườn lan của chị Hương tuy nhỏ nhưng được bố trí bài bản về không gian, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn nước, chế độ dinh dưỡng phù hợp với đặc tính của một số loài lan.
Chị Châu Mỹ Hương, ngụ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) bên các giò lan.
Trước đây, trong một lần đi tham quan vườn lan với một người bạn, chị Hương nhận thấy mình yêu thích và có niềm đam mê với hoa lan. Năm 2010, chị Mỹ Hương quyết định nghỉ việc rồi chuyển từ Rạch Giá về xã Mỹ Lâm ở hẳn để có chỗ rộng rãi, thoáng đãng trồng lan.
Ban đầu, chị Hương sưu tầm một số giống lan công nghiệp về trồng với quy mô nhỏ về sau thấy cây lan được nhiều người chơi săn lùng nên chị quyết định chuyển hướng qua trồng lan rừng theo hướng vừa chơi vừa để kinh doanh.
Để lan ra hoa đẹp và phát triển tốt, chị Hương thường xuyên nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm trồng lan từ trên mạng Internet, mạng xã hội cũng như những khách hàng đến mua lan. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm trồng lan, lan mua về không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên một số không ra hoa hoặc bị héo lá rồi dẫn đến chết.
Chị Châu Mỹ Hương, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất tâm sự: "Để có một giò lan đẹp, từ lúc mua lan về thuần đến lúc bán được phải mất từ 2 - 3 năm chăm sóc. Với niềm đam mê lan nên mình thường tìm kiếm những giống lan mới, đặc biệt là những giống lan quý hiếm mang về để thuần....Bạn khó cảm nhận được tâm trạng của một người đam mê hoa lan khi họ cất công thuần thành công một loài lan rừng nào đó...".
Cũng theo Chị Châu Mỹ Hương cho biết, giữa lan rừng và lan công nghiệp, mỗi loài lại có một vẻ đẹp riêng. Các giống lan công nghiệp được lai tạo thường chọn ra những cây có màu sắc đẹp, đã được thuần dưỡng nên khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Còn đối với những giống lan được khai thác từ rừng nên quá trình chăm sóc khá tỉ mỉ và kỳ công hơn.
Theo chị Hương, lan rừng là loại ưa ánh nắng vừa phải nên vườn được thiết kế có lưới che, bố trí giàn treo giò lan cách mặt đất từ 1 - 1,5 m đảm bảo độ thông thoáng, trong quá trình trồng phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp xử lý khi cây lan bị bệnh.
Chị Châu Mỹ Hương, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất cho biết thêm: "Trồng lan không khó nhưng phải tưới nước bằng hệ thống phun sương hàng ngày, cứ 7 ngày thì tiến hành tưới phân, 2 tuần thì xịt thuốc nấm/lần để phòng ngừa bệnh đạo ôn, nem nép, cháy bìa lá, đốm vằn, đốm nâu".
Nhiều năm trở lại đây, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng lên, thú vui chơi lan, thưởng thức lan ngày càng phổ biến, nên nhiều lúc vườn lan của chị không đủ hàng để cung cấp. Mỗi giò lan phụ thuộc vào độ quý hiếm, vẻ đẹp và hương thơm của mỗi loài mà có giá khác nhau.
Trung bình mỗi năm, chị Hương xuất bán hàng trăm giò lan khác nhau, với giá dao động từ 40 ngàn đồng đến hàng trăm ngàn đồng/giò. Phần lợi nhuận bán được, chị lại tiếp tục đầu tư cho những giống lan mới, có giá trị kinh tế cao và mở rộng vườn quy mô hơn.
Chị Nguyễn Thị Hương, Chi hội trưởng, Chi hội Phụ nữ ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất nói: "Chị Mỹ Hương là một người phụ nữ rất đam mê trồng lan để phát triển kinh tế gia đình. Vườn lan của chị có rất nhiều loại lan quý hiếm, vào những tháng cuối năm thì lượng khách đến mua cũng rất đông. Thấy vậy, Chi hội Phụ nữ ấp cũng tạo điều kiện để gia đình chị được vay vốn, mở rộng quy mô trồng lan hơn nữa".
Nghề trồng lan không những góp phần tăng vẻ mỹ quan, cải thiện môi trường sinh thái, mà còn là sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho người trồng. Ngoài ra, đây cũng là một hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp mang lại lợi nhuận ổn định cho người nông dân trong thời gian tới./.
Theo Danviet
Trót "phải lòng" hoa lan, 8X xứ Lạng mở nhà vườn lãi 20 triệu/tháng Vốn là người có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, anh Trần Mạnh Thắng (1983) đã không ngại băng qua những cung đường rừng nguy hiểm, mang về những loài lan rừng quý hiếm. Từ "trồng cho vui" thì giờ đây anh Thắng có cả 1 vườn lan, kinh doanh các loại lan cho thu nhập 15-20 triệu/ tháng. Từ "chơi"...